Do tình trạng phức tạp, vị giáo sư lại có nhiều bệnh nền nên đã được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.
ThS.BS Nguyễn Bá Cường chia sẻ, người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, xét nghiệm tiểu cầu chỉ còn 8 G/L, kháng thể kháng Dengue dương tính yếu, suy tim rất nặng.
Bệnh nhân được điều trị và chăm sóc đặc biệt nhưng sau 2 ngày không cải thiện, các bác sĩ quyết định phải sử dụng kỹ thuật cao nhất trong hồi sức tích cực là kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Các bác sĩ nhận thấy diễn biến bệnh không giống sốt xuất huyết Dengue nên Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành hội chẩn toàn viện, sau đó phát hiện bệnh nhân bị sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng. Người bệnh đã được sử dụng thuốc chống sốt rét, truyền các chế phẩm máu và duy trì ECMO.
“Việc duy trì ECMO trong thời gian dài đối với bệnh nhân này rất khó khăn trong quá trình theo dõi do tiểu cầu thấp không thể sử dụng được chống đông, nguy cơ tắc quả tim phổi nhân tạo và nguy cơ nhồi máu tái diễn. Nếu tiếp tục dùng chống đông, nguy cơ chảy máu ồ ạt rất cao, cùng với đó là bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm nên việc huy động số lượng lớn máu là bất khả thi”, Ths.BS Bá Cường cho biết thêm.
Sau 8 ngày chạy máy ECMO, cùng với việc truyền khoảng 20l máu thuộc nhóm máu hiếm (Rh-), tình trạng bệnh nhân cải thiện dần và được kết thúc chạy ECMO vào ngày 4/10. Người đàn ông này cũng được ngừng thở máy vào ngày 9/10. Sau 4 tuần được điều trị, chăm sóc, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch và các chỉ số dần hồi phục. Vào ngày 13/10, ông được chuyển viện, chăm sóc một thời gian trước khi đủ điều kiện sức khỏe để trở về Bỉ.
TS.BS Đỗ Ngọc Sơn - Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh, mặc dù bệnh sốt rét đã không còn phát hiện ở Việt Nam từ rất lâu, các triệu chứng và điều trị chỉ còn trong sách vở giảng dạy nhưng phải luôn nghĩ đến sốt rét với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như đi từ các vùng dịch tễ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Sự khác biệt giữa các màu khoai
Các loại khoai màu khác nhau có thể có kết cấu, hương vị không giống nhau. Ví dụ khoai ruột cam vị ngọt hơn và bên trong khá chắc trong khi ruột trắng khô và nhạt hơn. Khoai lang tím vốn có nguồn gốc từ đảo Okinawa (Nhật) nhanh chóng phổ biến sang các nước khác. Loại khoai này có kết cấu dạng kem, vị ngọt và được cho rằng góp phần giúp người Nhật sống thọ.
Nhìn chung, theo Livestrong, hầu hết khoai lang có hàm lượng vitamin, khoáng chất tương tự. Trong khi đó, màu sắc ruột khoai thể hiện nguồn gốc và hàm lượng chất chống oxy hóa. Khoai lang có ruột cam rất giàu carotenoid, màu tím giàu anthocyanin. Các chất oxy hóa này đã tạo nên màu sắc khác biệt cho khoai.
Carotenoid là các sắc tố màu vàng và cam, là nguồn cung cấp vitamin A, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh Lou Gehrig (ALS). Các carotenoid phổ biến nhất là beta-carotene, lutein, zeaxanthin và lycopene.
Anthocyanin là flavonoid tự nhiên trong các loại trái cây màu đỏ, tím và xanh. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng, không chỉ là chất chống oxy hóa mạnh, anthocyanin còn có tác dụng chống viêm, chống vi khuẩn, ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng chất chống oxy hóa của khoai lang trắng, kem và tím. Theo đó, khoai lang ruột tím có hàm lượng chất chống oxy hóa và tổng chất xơ hòa tan cao nhất.
Một nghiên cứu khác so sánh khoai lang có ruột trắng, vàng và tím đã xác nhận kết quả trên. Kết luận công bố trên tạp chí Dinh dưỡng phòng ngừa và Khoa học thực phẩmcho thấy các màu của khoai lang đều có hàm lượng polyphenol tương tự nhưng khoai ruột tím có hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin cao nhất, ruột trắng thấp nhất.
Nếu bạn có thị lực tốt, khoai lang là lựa chọn phù hợp do có lượng vitamin A cao. Một củ khoai lang ruột cam sẽ cung cấp 730% nhu cầu vitamin A hằng ngày, có thể ngăn ngừa khô mắt, quáng gà và giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt. Khoai lang ruột tím chứa một loại anthocyanin có thể giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh.
Bác sĩ kiểm tra và thấy vết thương có rất nhiều dịch mủ. Đáng chú ý, ổ mủ nằm ẩn sâu bên trong da nên rất khó phát hiện. Theo TS.BS Trần Thị Trúc Linh, đây là dấu hiệu vết thương bắt đầu hoại tử. Nếu không phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm trùng sẽ lan rộng, nguy cơ cao phải cắt bỏ.
Tại Trung tâm Nội tiết - Bệnh viện quốc tế Phương Châu, ông T. được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tỉ mỉ vết thương bàn chân, cắt lọc mô hoại tử kết hợp với điều chỉnh kháng sinh và kiểm soát đường huyết. Sau gần 1 tháng cắt lọc và chăm sóc bàn chân hàng ngày, vết thương nhiễm trùng hoại tử đã ngừng lan rộng và có dấu hiệu lành tốt.
TS.BS Trần Thị Trúc Linh cho biết, quá trình điều trị thành công cho bệnh nhân là thành tựu rất lớn của tập thể bác sĩ và điều dưỡng của trung tâm.
“Khi đi đến quyết định giữ lại bàn chân cho bệnh nhân, đối với những người thầy thuốc thì đó không thể là một quyết định cảm tính do nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình quá lớn. Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường là biến chứng có diễn biến rất phức tạp, quá trình điều trị cần có phác đồ, theo dõi sát sao và sự phối hợp từ nhiêu chuyên khoa. Quyết định đó thực sự là một thách thức lớn nhưng chúng tôi đã tự tin điều trị bằng kinh nghiệm của nhiều ca nhiễm trùng bàn chân đã được điều trị thành công tại trung tâm”, BS. Linh nói.
Theo thống kế từ WHO, cứ mỗi 30 giây lại có một bệnh nhân đái tháo đường phải đoạn chi. Bên cạnh nỗi lo mất chi, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như mù lòa, bệnh thận, bệnh tim mạch... Điều trị đái tháo đường không chỉ dùng thuốc đúng, đủ mà còn cần kết hợp với nhiều phương pháp như chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, tâm lý liệu pháp…
Tại Trung tâm Nội tiết - Bệnh viện quốc tế Phương Châu, điều trị đái tháo đường nói riêng và các bệnh mãn tính khác đều được cá thể hóa. Mỗi bệnh nhân được theo dõi và điều trị bởi một phác đồ được tính toán khoa học dựa trên đặc điểm bệnh lý, thể trạng, tâm lý cho đến thói quen sinh hoạt. Từ đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ điều trị để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tấn Tài
" alt=""/>Cẩn trọng với những vết thương nhỏ ở bàn chân người bệnh đái tháo đường