Nhà phân tích Daniel Ives của hãng chứng khoán Wedbush dự đoán cổ phiếu công nghệ sẽ có màn thể hiện mạnh mẽ trong những tháng còn lại của năm 2024. Ông nhấn mạnh cuộc cách mạng AI mới chỉ bắt đầu và ví khoảnh khắc hiện tại như cuộc bùng nổ công nghệ năm 1995 hơn là “bong bóng dotcom” năm 1999.
Việc AI được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mảng doanh nghiệp và tiêu dùng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng của các hãng công nghệ. Trong mảng AI dành cho doanh nghiệp, Ives đánh giá Nvidia và Microsoft sẽ dẫn đầu. Các bộ xử lý đồ họa của Nvidia trở nên thiết yếu như vàng và dầu của giới công nghệ khi ngày càng nhiều tổ chức đưa AI vào hoạt động vận hành của mình. Microsoft, dưới sự dẫn dắt của CEO Satya Nadella, cũng bứt phá ấn tượng với các sáng kiến AI, tái củng cố vị trí của người chơi quan trọng trong làn sóng công nghệ mới.
AI tiêu dùng cũng dự kiến bùng nổ khi Apple, Meta Platforms và Google tìm cách thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. iPhone 16 – được đồn ra mắt cuối năm nay – sẽ thúc đẩy kỷ nguyên smartphone AI, tiếp tục khẳng định sự thống trị của Apple trong không gian công nghệ cá nhân.
Chuyên gia Ives miêu tả tình hình hiện nay như một trận chiến trong “Trò chơi vương quyền”, nơi chỉ những hãng công nghệ đủ khả năng kiếm tiền từ nền tảng AI và mang đến giá trị rõ ràng cho khách hàng mới có thể chiến thắng. Các công ty không thích ứng hay đổi mới trong thị trường phát triển nhanh chóng có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Những người thắng cuộc cách mạng AI sẽ là những người có thể tận dụng mô hình và ứng dụng AI tạo sinh để cung cấp giải pháp dựa trên dữ liệu mới. Trong khi đó, theo Ives, những người không thể cạnh tranh với tốc độ phát triển AI sẽ thấy mình bỏ lỡ các cơ hội bán hàng và tăng trưởng.
“Bữa tiệc AI” mới chỉ bắt đầu và hứa hẹn mang đến tỷ suất lợi nhuận đáng kể cho những ai sẵn sàng nhập cuộc.
(Theo benzinga)
" alt=""/>Cuộc đua tam mã đến vốn hóa 4 nghìn tỷ USD giữa Nvidia, Apple và MicrosoftKhả năng cạnh tranh về chi phí đó đã biến Trung Quốc trở thành chốt chặn trong lộ trình năng lượng xanh của nhiều quốc gia, cả ở Đông Nam Á và rộng hơn nữa.
Bắc Kinh thậm chí còn tận dụng chuyên môn công nghệ về cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, từ đó mở rộng ảnh hưởng đối với cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở các quốc gia như Malaysia, Lào, Thái Lan, Pakistan và Ả Rập Xê Út.
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng tái tạo dễ tiếp cận, dễ triển khai. Tính riêng năm 2024, đã có tổng cộng 500 tỷ USD đầu tư cho loại năng lượng này, vượt qua các nguồn năng lượng thay thế khác.
Nikkei Asiatrích dẫn nguồn tin cho biết, các dự án điện gió ngoài khơi có thể mất 8 năm hoặc lâu hơn để lập kế hoạch và xây dựng, trong khi các nhà máy điện mặt trời có thể được triển khai trong vòng chưa đầy 2 năm.
Áp lực áp dụng năng lượng tái tạo đang gia tăng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á với hy vọng thu hút đầu tư từ các công ty công nghệ khổng lồ nước ngoài.
Các công ty như Apple, Google và Microsoft đều đã tham gia sáng kiến RE100, cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Sản lượng gấp đôi toàn cầu
Vào những năm 2000, các công ty Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) như Sharp, Motech và New Solar Power dẫn đầu lĩnh vực quang điện, song họ mất dần lợi thế cạnh tranh trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, đi kèm với trợ cấp của Bắc Kinh cho những doanh nghiệp sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.
Hiện quốc gia này là nơi tập trung của phần lớn những công ty hàng đầu thế giới về năng lượng mặt trời, như Longi Green Energy Technology, Tongwei, GCL, Jinko Solar và TCL Zhonghuan Renewable Energy Technology.
Ngoài ra, cả ba nhà sản xuất biến tần lớn nhất thế giới cũng đều đến từ Trung Quốc, bao gồm: Huawei, Sungrow Power và Ginlong Technologies.
“Tổng công suất sản xuất của Trung Quốc trong một năm có thể cung cấp cho toàn thế giới trong hai năm”, Doris Hsu, Chủ tịch Công ty sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời Sino-American Silicon Products nói.
“Quy mô nền kinh tế và công nghệ khổng lồ của Trung Quốc giúp họ có sức mạnh cạnh tranh về chi phí. Nếu bỏ qua các rào cản thương mại, thì rõ ràng giải pháp của các nhà cung cấp từ đại lục là hợp lý hơn”, Doris Hsu cho biết thêm.
Theo IEA, đến năm 2030, Trung Quốc vẫn dự kiến sẽ duy trì hơn 80% công suất sản xuất toàn cầu cho tất cả các phân khúc sản xuất quang điện, bất chấp những nỗ lực của Mỹ và Ấn Độ chuyển chuỗi cung ứng tại địa phương.
Cơ quan này ước tính rằng chi phí sản xuất các mô-đun tại Mỹ và Ấn Độ cao gấp hai đến ba lần so với ở Trung Quốc. "Khoảng cách này sẽ vẫn tồn tại trong tương lai gần".
Theo nội dung văn bản, Thanh tra Bộ Xây dựng đã nhận được đơn của một số công dân là khách hàng mua căn hộ tại dự án Golden West Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, TP. Hà Nội) phản ánh về nội dung Vietradico đã xây dựng công trình không đúng thiết kế được phê duyệt, xây bịt các ô thoáng thông tầng của tòa nhà và xâm phạm đến quyền lợi ích của khách hàng đã ký hợp đồng mua căn hộ tại dự án.
Khách hàng mua nhà tại dự án này yêu cầu chủ đầu tư dỡ bỏ các ô thoáng đã xây dựng thành phòng, phải xây dựng theo đúng thiết kế đã được phê duyệt.
![]() |
Thanh tra Bộ Xây dựng cho hay, sau khi xem xét các tài liệu do công dân cung cấp và làm việc trực tiếp với đại diện Vietradico, kiểm tra thực tế tại công trình xây dựng, căn cứ kết quả kiểm tra và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2034/QĐ-VPVPHC ngày 26/5/2015 của UBND Quận Thanh Xuân; biên bản vi phạm hành chính yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm số 0034307/BB-VPHC ngày 6/4/2016 và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 48/QĐ-XPVPHC ngày 9/6/2016 của Thanh tra Sở Xây dựng TP. Hà Nội, nên Thanh tra Bộ Xây dựng nhận thấy nội dung phản ánh của công dân là có cơ sở.
Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, do vi phạm của Vietradico thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP. Hà Nội, vì vậy Thanh tra Bộ Xây dựng chuyển đơn của các công dân đến UBND TP. Hà Nội để chỉ đạo Sở Xây dựng và UBND Quận Thanh Xuân xử lý đối với phần diện tích xây dựng vi phạm theo đúng quy định, nhằm đảm bảo việc xây dựng thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt kèm theo giấy phép xây dựng, tránh việc công dân có đơn thư vượt cấp, đông người.
Trước đó, ngày 9/6, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã có Quyết định số 48/QĐ-XPVPHC quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietradico.
Cụ thể, Vietradico bị áp dụng mức xử phạt tiền 90 triệu đồng. Thanh tra Sở Xây dựng cũng yêu cầu Vietradico có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện những nội dung theo yêu cầu của UBND TP. Hà Nội tại văn bản số 3166/UBND-ĐT ngày 30/5/2016.
Được biết, Golden West là dự án được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 64/GPXD ngày 6/6/2012 cho Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) làm chủ đầu tư. Năm 2013, COMA đã ủy quyền toàn phần cho Vietradico thay mặt COMA tổ chức triển khai dự án, đầu tư kinh doanh và khai thác dự án. Golden West bao gồm 3 tầng hầm, 27 tầng nổi, trong đó có 22 tầng nhà ở với tổng số 600 căn hộ cao cấp, 3 tầng trung tâm thương mại, hai tầng cây xanh, kỹ thuật.
Theo Báo Lao động
" alt=""/>Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý sai phạm tại dự án Golden West Lê Văn Thiêm