Một trường hợp khác là Patrick Spaulding Ryan, từng làm việc tại ByteDance giai đoạn 2020-2022, cũng phải nộp thuế hơn 100.000 USD cho số cổ phiếu chưa thể bán. Quá bức xúc, Ryan đã nộp đơn khiếu nại lên Sở Thuế vụ, Bộ Lao động và Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch Mỹ.
Về phía ByteDance, họ thừa nhận những khó khăn của nhân viên, nhưng nói rằng đó là do quy định từ phía Mỹ. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang sử dụng cơ chế trả lương dựa trên cổ phiếu và “hứa hẹn” có những chương trình mua lại cổ phần của nhân viên hằng năm “dựa trên tình hình của công ty”.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tương lai của TikTok còn chưa được định đoạt, không dễ để ByteDance có thể tổ chức vòng huy động lớn từ phía các nhà đầu tư nhằm mua lại số cổ phiếu hạn chế đang trong tay nhân viên.
ByteDance có khoảng 7.000 nhân viên tại Mỹ, cùng với hàng ngàn cựu nhân viên khác. Theo ước tính, nhân viên toàn cầu của công ty Trung Quốc đang nắm khoảng 20% cổ phần doanh nghiệp.
Công ty cũng thường xuyên phát hành cổ phiếu cho nhân viên dưới dạng hạn chế (RSU) - những cổ phần không hưởng quyền cho đến khi được phân phối và chịu thuế thu nhập dựa trên giá trị thị trường tại thời điểm hoàn tất chuyển đổi.
Vào năm 2023, công ty mẹ TikTok phân phối hàng tỷ USD cổ phiếu RSU như một động thái xoa dịu các nhân viên sau khi tạm dừng IPO. Điều này đồng nghĩa số cổ phiếu thưởng phải chịu thuế thu nhập theo quy định. Trong nhiều trường hợp, số cổ phiếu RSU ByteDance tính toán cho nhân viên trả thuế lại không đủ, dẫn đến nhiều cá nhân phải đóng thêm tiền mặt cho thuế vụ.
Đến nay, ByteDance chỉ tổ chức những chương trình mua lại có quy mô nhỏ hơn, thậm chí còn đề nghị mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn nhiều so với giá trị bị đánh thuế, đồng thời hạn chế cá nhân bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư bên ngoài.
Tính đến tháng 12/2023, định giá ByteDance đã tăng vọt lên 268 tỷ USD từ 100 tỷ USD vào năm 2020.
Một số nhân viên cũ công ty cho biết cổ phiếu của họ có giá trị thấp hơn khoảng 20% so với cổ phiếu của nhân viên hiện tại, nhưng họ vẫn nợ thuế do định giá hiện tại cao hơn ngày trước.
ByteDance đã áp đặt điều khoản nghiêm ngặt với các nhân viên nhận cổ phiếu thưởng, chẳng hạn như không được chỉ trích công ty và “làm phức tạp thêm tình hình”.
FTdẫn tin ByteDance đã báo cáo giá trị thị trường hợp lý cổ phiếu của hãng ở mức 158 USD/cổ phiếu. Năm ngoái, một số nhân viên cũ cho biết công ty đã đề nghị mua lại cổ phiếu nhân viên hiện tại với giá 160 USD/cổ phiếu, trong khi những người đã nghỉ việc chỉ có thể bán với giá 128 USD.
Tháng trước, có tin ByteDance đề nghị mua cổ phiếu nhân viên với giá 171 USD, hoặc 145 USD/cổ phiếu “tuỳ thuộc vào mối quan hệ làm việc hoặc dịch vụ với công ty”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín. Ảnh: PV
Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao kết quả triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong việc tổ chức các chương trình đào tạo về an toàn thông tin, quản lý viễn thông, tần số, ứng dụng CNTT và triển khai Chính phủ điện tử. Các chương trình này sẽ được hai Bộ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã trao đổi các chính sách về thúc đẩy chuyển đổi số, kinh nghiệm tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng số và triển khai các dự án chuyển đổi số ở cơ sở. Cuba đang tập trung phát huy vai trò của Đoàn thanh niên và đội ngũ kỹ sư CNTT trẻ để hướng dẫn, hỗ trợ người dân chuyển đổi số. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam với việc triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng thôn, bản để hỗ trợ người dân. Hai bên nhất trí sẽ tăng cường các chương trình hợp tác nâng cao năng lực chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng số để đào tạo kỹ năng cho người dân, doanh nghiệp.
Về hợp tác đầu tư, hai Bộ trưởng nhất trí sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, tìm hiểu khả năng hợp tác triển khai các dự án về ICT, đặc biệt tại các Khu công nghệ cao mà Cuba mới thành lập.
" alt=""/>Tăng cường hợp tác về chuyển đổi số giữa Việt Nam và CubaBộ Tài chính Mỹ đã công bố các quy tắc vào ngày 28/10 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2025 để thực hiện sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Joe Biden ký hồi tháng 8/2023.
Washington đang nỗ lực hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ quan trọng, có thể bị khai thác gây rủi ro an ninh cho Mỹ.
Các quy tắc áp dụng với ba danh mục - chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo Nhà Trắng, bộ công nghệ này là "cốt lõi cho thế hệ tiếp theo được ứng dụng trong quân sự, an ninh mạng, giám sát và tình báo".
Quy định cấm người Mỹ tham gia vào một số giao dịch nhất định liên quan đến bộ công nghệ và sản phẩm nói trên.
Người Mỹ cũng phải thông báo cho Bộ Tài chính về những giao dịch khác liên quan đến những công nghệ và sản phẩm có thể góp phần gây ra mối đe dọa an ninh.
Trong thông cáo báo chí, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính về An ninh Đầu tư Paul Rosen cho biết, “AI, chất bán dẫn và công nghệ lượng tử là nền tảng cho sự phát triển các ứng dụng quân sự, giám sát, tình báo và an ninh mạng nhất định thế hệ tiếp theo, như hệ thống máy tính giải mã tiên tiến hoặc máy bay chiến đấu thế hệ mới”.
Các quy tắc được công bố sau khi tham vấn rộng rãi với các bên liên quan, các thành viên quốc hội, người trong ngành cùng các đồng minh và đối tác nước ngoài.
(Theo Yonhap)
" alt=""/>Mỹ hạn chế đầu tư vào AI, bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc