Mảnh đất cố đô là nơi hội tụ của rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nơi giao thoa của vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa, kiến trúc. Hơn nữa, các địa điểm du lịch tại vùng đất cố đô đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định và thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan trong dịp Tết Âm lịch 2021 sắp tới.
Hang Múa - "Vạn Lý Trường Thành" phiên bản Việt
![]() |
Hang Múa - "Vạn Lý Trường Thành" phiên bản Việt. |
Không còn nghi ngờ gì nữa khi "đệ nhất sống ảo" tiếp tục dẫn đầu danh sách những điểm du xuân đẹp nhất Tết Âm lịch không chỉ ở Ninh Bình mà còn ở cả miền Bắc. Những năm qua, địa điểm du lịch này trở thành điểm đến được cả du khách trong và ngoài nước yêu thích.
Với đỉnh núi Ngọa Long ôm trọn tầm nhìn vùng Tam Cốc, những bậc thang mô phỏng Vạn lý Trường Thành cổ kính, ngọn tháp sống ảo, vườn xương rồng khổng lồ, đảo đào hoa... tất cả tạo nên một khung cảnh đẹp hoàn mỹ nơi vùng đất cố đô.
![]() |
Ít ai biết, mùa đông xuân là một trong những thời điểm Hang Múa đẹp nhất trong năm. Không có hoa sen rực rỡ nhưng khung cảnh yên bình của nơi đây vào mùa này lại rất được lòng các bạn trẻ thích sống ảo.
Chùa Bái Đính
Đây là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của Ninh Bình, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính - Tràng An. Chùa Bái Đính là quần thể chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cách Hà Nội 95km, có diện tích 539ha, gồm khu chùa cổ và khu chùa mới.
![]() |
Quần thể chùa Bái Đính. |
Khu chùa cổ nằm trên sườn núi khá yên tĩnh, ở đây du khách có thể tham quan các hang động, các đền thờ như đền thờ thần Cao Sơn hay Đền thờ thánh Nguyễn, Giếng Ngọc,...
Trong khi đó, khu chùa mới nổi tiếng với những kiến trúc hoành tráng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống Việt Nam. Đặc biệt nơi đây có nhiều bức tượng Phật, tượng La Hán,... được điêu khắc một cách tỉ mỉ, công phu, trở thành điểm thu hút sự quan tâm của du khách khi đến Ninh Bình.
Khu du lịch sinh thái Tràng An
Trong suốt những năm qua, Tràng An vẫn luôn là một trong những địa điểm du xuân dịp Tết Âm lịch được yêu thích nhất. Tràng An là khu du lịch sinh thái nằm giữa hệ thống núi đá vôi với nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và nhiều di tích lịch sử gắn với kinh đô Hoa Lư xưa.
![]() |
Đến với địa danh này, du khách như được hòa mình vào không gian non nước hữu tình, được thả mình ngắm cảnh trên những chiếc thuyền ở dòng Sào Khê. Chưa hết, du khách còn có thể chiêm ngưỡng hệ thống hang động tự nhiên đa dạng hay những di tích lịch sử từ thời nhà Lê, nhà Trần như Đền Trình, Đền Suối Tiên,...
Ngoài Hang Múa, chùa Bái Đính và Tràng An thì vùng đất cố đô còn rất nhiều nơi như Tuyệt tình cốc, đầm Vân Long, Thung Nham, đồi dứa Đồng Giao, Đồng cừu Gia Viễn…
Minh Hải
Những khách du lịch không đeo khẩu trang tại Bali (Indonesia) sẽ bị lực lượng cảnh sát đề nghị chống đẩy 50 cái nếu không chịu nộp phạt 7 đô la.
" alt=""/>3 địa danh đẹp ở Ninh Bình ngắm cảnh dịp Tết khiến giới trẻ mê mẩnNhư thường lệ, sau khi chào bố mẹ, anh Mạnh hay bế con gái đầu (3 tuổi) tung lên cao đùa nghịch. Nhưng khác với mọi ngày, tối qua, vừa về nhà, anh Mạnh bỗng ôm ghì lấy đứa con gái đầu rất lâu.
Sau đó, anh thả con gái lớn ra, lại quay sang con gái thứ 2 (6 tháng tuổi) - đang lẫy trên chiếu giữa nhà, với cái ôm cũng rất chặt. “Tôi thấy con hơi lạ nên hỏi con có đau, ốm gì không. Lúc này, Mạnh trả lời mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con cứu được một mạng người”.
![]() |
Bà Nhẫn - mẹ anh Ngọc Mạnh. Ảnh: Lê Anh Dũng |
“Tôi hỏi dồn con: “Như thế nào con? Là người già hay trẻ em, đàn ông hay phụ nữ? Con tôi chỉ bảo: “Là một em bé, từ trên tầng cao, cao lắm”, bà Nhẫn kể lại.
Theo bà Nhẫn, do hôm qua gia đình bà có việc nên khi con kể chuyện bà cũng không chú ý nhiều mà tập trung vào công việc gia đình. Sáng sớm nay, thấy hàng xóm và truyền thông tới phỏng vấn, chia sẻ niềm vui, người mẹ này mới được con dâu cho xem video.
“Ban đầu xem clip, tim tôi thót lại. Tôi rơi nước mắt vì nghĩ sao con tôi có thể dũng cảm, mạnh mẽ như thế. Sức khỏe con khá yếu, sao con không hô hoán mọi người cùng giúp mà một mình leo lên mái tôn đỡ bé? Lúc đấy, lỡ không đỡ được bé, con lại ngã xuống thì sao. Con là trụ cột gia đình, có vấn đề gì, bố mẹ trông vào đâu? 2 đứa con nhỏ trông vào đâu?”.
![]() |
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người cứu cháu bé rơi từ tầng 12A chung cư. |
Nhưng người phụ nữ này cũng nhanh chóng tự động viên mình. “Sau đó, khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ, trong tình huống ấy ai cũng sẽ như con tôi, cũng sẽ làm như vậy. Đó là tiếng gọi của tình phụ tử. Nhìn thấy tình huống đó, bất cứ ông bố nào cũng sẽ dang tay ra. Con vật còn che chở cho con, huống gì con tôi là đàn ông đã lập gia đình, hiểu được tình phụ tử như thế nào”, bà Nhẫn nói thêm.
Tự hào về việc làm của con nhưng bà Nhẫn cũng chưa hết lo lắng: “Mái tôn lún xuống do sức nặng của 2 người. May mắn, con tôi căn đúng tầm bé rơi. Đấy là một tình huống khó khăn bởi trời mưa gió, mái tôn rất trơn và con cũng không đi giày thể thao, chỉ đi giày bình thường”, người mẹ sinh năm 1971 chưa hết xúc động.
Sau khi cứu được đứa trẻ, anh Mạnh về nhà và đi dự liên hoan cùng những người bạn. Sáng nay, gia đình bà Nhẫn nhận được nhiều cuộc gọi chúc mừng, hàng xóm cũng đến kín cả nhà để chia sẻ niềm vui của gia đình.
Cũng trong sáng nay, bà mới nhìn thấy bàn tay của con. “Tay của Mạnh vẫn tím và sưng, tôi lo lắng khuyên con đi chụp chiếu nhưng Mạnh gạt đi. “Con có làm sao đâu, bong gân một tí thôi”, con tôi nói”.
Theo người mẹ, anh Nguyễn Ngọc Mạnh là người phúc hậu, thương người. Từ năm 2014, anh đi xuất khẩu lao động ở Nhật. Sau 5 năm ở xứ người, anh về quê lập gia đình và học nghề cắt tóc. Năm 2018, anh Mạnh chuyển sang lái xe tải phục vụ việc chuyển nhà, hàng hóa.
“Công việc của Mạnh khá vất vả, đi sớm về muộn, cứ có điện thoại gọi là con lên đường. Con làm nghề này, lòng tôi nơm nớp lo, cứ như "trứng để đầu gậy" nhưng đó là công việc con chọn, mình không thể ngăn cản”, bà nói.
![]() |
Người mẹ sinh năm 1971 không giấu nổi sự xúc động. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đi làm nghề tài xế, anh Mạnh cũng để lại nhiều chuyện "dở khóc dở cười" cho cả nhà.
“Con đi làm về, thấy các cụ già bán rau bên đường lúc đêm hôm, mưa gió là mua hết sạch hàng cho người ta được về sớm. Gia đình không ăn hết rau củ, tôi lại phải đi cho hàng xóm”, bà nói.
Một lần khác, anh Mạnh lái xe về nhặt được một con vịt bị trói chân. Anh mang về nhà, cắt dây trói và ra thả ngoài ao làng.
“Trời tối, Mạnh vẫn ôm con vịt mang ra ao thả. Lần khác, đi đường nhặt được con ba ba, Mạnh cũng mang về nhà thả vào chậu nước. Sau đó, con tôi mang đi phóng sinh”, bà Nhẫn nói về người con trai cả.
Bà Nhẫn cũng kể, Mạnh gầy yếu nhưng thường xuyên đi từ thiện, hiến máu nhân đạo.
“Tôi từng quở con, người gầy thế lấy đâu nhiều máu mà hiến, con vẫn cứ đi”, bà kể với sự tự hào không giấu nổi trong ánh mắt.
Ngọc Trang - Nguyễn Thảo
“Biết người phụ nữ dắt đứa trẻ trên cầu là dàn cảnh để xin tiền nhưng chồng tôi vẫn cho. Khi tôi cằn nhằn, anh nói: “Anh cho tiền vì thương đứa bé chứ không phải tin người phụ nữ kia”.
" alt=""/>Mẹ anh hùng cứu bé gái rơi từ tầng 12: Mạnh làm theo tiếng gọi của tình phụ tửVào tang lễ của ông, có năm, sáu pháp sư ngồi giữa sân nhà tôi tụng kinh. Mùi hương nhang bịt kín khuôn viên nhà, mang màu xám xịt đến mờ mắt. Những người lớn trong gia đình tôi mặc đồ trắng từ đầu đến chân. Còn với tư cách là cháu, tôi lần đầu tiên đội khăn trắng. Lúc đó, tôi vẫn chưa thấy bà khóc. Bà ngồi giữa bầy con cháu trong nhà, khuôn mặt đầy tàn nhang lẫn nếp nhăn, nhưng vẻ mặt vô cảm.
Đến lúc gia đình, họ hàng đốt vàng mã cho ông, tôi thấy bà tự tay thả đôi giày ông từng đi vào ngọn lửa trước mặt, và nói: "Tôi đốt cho ông đôi giày, mong là bây giờ ông có thể đi lại được. Ông cố gắng tập thể dục giữ gìn sức khỏe, ông nhé?". Tôi ngước mắt lên khỏi ngọn lửa trước mắt để nhìn bà, mới thấy bà đang lặng lẽ khóc. Hai mắt bà hoe đỏ, khóe mắt tràn lệ, đôi vai nhỏ của bà khẽ run. Tôi chợt nhận ra rằng đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy bà nói với ông những lời âu yếm đến thế. Thú thật, tôi thậm chí còn hiếm khi nghe bà nói chuyện với ông hồi còn sống.
Cách đây vài ngày, tôi tình cờ nghe được một bài phỏng vấn của một nhà văn người Mỹ gốc Việt, có đoạn: "Tôi chưa bao giờ nghe bố mẹ mình nói họ yêu tôi". Tôi cũng chưa nghe thấy bà tôi nói yêu ông, nhưng những lời ngọt ngào, âu yếm kia, có lẽ còn đi xa hơn chữ "yêu" nhiều đến chừng nào?
Phải chăng những việc cúng rằm, và những ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, đều là cách mà người Việt chúng ta bày tỏ tình cảm vì quá ngại ngùng để nói ra trước mặt nhau? Vì những lời ngọt như mía lùi như vậy lại hóa sắt đá khi ta cố đẩy chúng ra khỏi lưỡi, phải đợi cho một trong hai người hóa thành tro bụi rồi mới dám thỏ thẻ trong tiếc nuối.
>> 'Hết thời phụ nữ làm hậu phương cho chồng'
Nếu được quay trở về đúng khoảnh khắc đó, có lẽ tôi sẽ chạm nhẹ khuỷu tay bà, và nói rằng bà khiến cho tôi biết ơn tiếng mẹ đẻ của mình biết nhường nào. Vì trong tiếng Việt, có từ "yêu thương". Hai chữ này giúp tôi hiểu được rất nhiều về tình yêu, đặc biệt là sau khi quan sát cách bà yêu ông. Yêu và thương nghe có vẻ như đồng nghĩa, nhưng cách người Việt bày tỏ tình yêu và bày tỏ tình thương lại rất khác nhau. Người ta hay bày tỏ tình yêu bằng cách thỏ thẻ những lời hay ý đẹp với nhau. Trái lại, khác với yêu, người ta bày tỏ tình thương bằng hành động, chứ không phải lời nói.
Dường như phụ nữ Việt như bà tôi yêu thì không dám, nhưng thương lại nhiều vô tận. Hồi ông còn sống, bà với ông ít nói chuyện với nhau, nhưng bà vẫn bón cho ông ăn ngày ba bữa, dùng thân làm giá đỡ để cõng ông từ vườn vào phòng ngủ, và luôn tắm cho ông trước khi tắm cho mình mỗi tối. Những hành động đó, hiện thân từ "thương" nhiều biết bao. Yêu thương người khác bằng hành động là một điều cao cả, nhưng cũng là một sự thiệt thòi lớn cho phụ nữ Việt.
Trong chương trình Rap Việt mùa 1, thí sinh Tony D khi được MC hỏi về gia đình, đã chia sẻ rằng: "Mẹ là người ủng hộ em thầm lặng. Mẹ là người thương con, nhưng vì môi trường bên ngoài, vì gia đình, vì ba, vì ông bà, nên mẹ không thể trực tiếp ủng hộ con đường em đi, chỉ thể hiện bằng những cái tin nhắn thầm lặng. Mẹ đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ bên ngoài về đứa con của mình. Ai cũng muốn con mình làm bác sĩ hay kỹ sư, nhưng mẹ lại quyết định ủng hộ tôi theo nghệ thuật. Em nghĩ không có lý do nào khác ngoài việc vì mẹ là một người phụ nữ Việt Nam".
Phải chăng không chỉ con người, mà ngay cả tình yêu cũng biết phân biệt đối xử với phụ nữ? Chữ "yêu" thường dành cho đàn ông, nhưng phụ nữ lại chỉ được "thương" – một thứ tình yêu hết lòng đến nỗi nó không có định nghĩa trong từ điển, vì nó chỉ có thể được định nghĩa bằng những hành động ấm áp. Lý do đơn giản vì trong một xã hội còn nặng tư tưởng thiên vị đàn ông, người ta luôn khăng khăng rằng việc "thương" là trách nhiệm hiển nhiên của phụ nữ.
" alt=""/>'Nhiều phụ nữ Việt bị giam cầm trong khuôn khổ'