Chồng chị xuất thân trong gia tộc kinh doanh gỗ và bất động sản nhưng khá kín tiếng ở địa phương. Họ sống trong căn biệt thự nguy nga, lớn nhất vùng.
Gia đình chồng không thương yêu, còn hắt hủi nhưng người phụ nữ này chấp nhận chịu đựng để con có đầy đủ bố mẹ.
Chị sợ bước ra khỏi cánh cửa, nhà chồng sẽ dùng tiền bạc và quan hệ để chia cách con gái bé bỏng khỏi chị.
![]() |
Làm dâu nhà giàu những tưởng chị Hoa sẽ có cuộc sống hạnh phúc nhưng không ngờ là chuỗi dài bi kịch. |
Thế rồi chị phát hiện chồng có bồ. Gia đình bên nội biết sự việc nhưng không ai lên tiếng can thiệp.
Ngày anh đưa nhân tình về nhà sống, giọt nước tràn ly, chị giận dữ to tiếng với người đó. Chẳng ngờ bị chồng đánh cho một trận thừa sống, thiếu chết.
Chị xách hành lý, dự định ôm con đi nhưng bị chồng ngăn cản. Anh tuyên bố: 'Cô muốn đi thì tùy, riêng con gái để lại'.
Phẫn uất, chị bỏ về Hà Nội thuê nhà, kiếm việc làm nuôi sống bản thân. Mỗi tháng về thăm con, nhờ bà giúp việc tốt bụng, hai mẹ con len lén gặp nhau qua hàng rào biệt thự.
Nhân tình của chồng chị mang thai một bé trai gần đến ngày sinh nở, anh kiên quyết ly hôn vợ, nhanh chóng cho cô bồ một danh phận.
Chị thỏa thuận với chồng, anh đưa con cho chị nuôi, chị sẽ thuận tình ký đơn, không kiện cáo.
Thế nhưng anh không đồng ý. Người ta thường nói ‘cá chuối đắm đuối vì con’, người phụ nữ lấy chồng lãi nhất đứa con. Giờ hai mẹ con chia lìa, chị làm sao có thể sống vui vẻ.
Nói chuyện tử tế không được, chị liều lĩnh xông vào nhà chồng đòi con, xảy ra xô xát với mẹ chồng. Hôm sau bà lu loa bị con dâu đẩy ngã, gãy tay, phải vào viện bó bột.
Thời gian này, người chồng đơn phương gửi đơn ly hôn và được tòa án thụ lý.
Trong đơn anh đưa ra lý do ly hôn là vợ lăng nhăng, không chung thủy và đề nghị tòa cho anh nuôi con.
Chưa hết anh gửi đơn ra cơ quan công an cùng giấy giám định sức khỏe của mẹ, tố cáo bà bị con dâu hành hung. Người chồng âm mưu muốn đẩy vợ vào vòng lao lý.
Tình ngay lý gian, chị Hoa đứng trước nguy cơ vừa mất quyền nuôi con, vừa bị xử lý hình sự nếu cơ quan chức năng xét thấy đủ căn cứ.
Trong tình thế ‘dầu sôi, lửa bỏng’, chị Hoa lặn lội từ Nam Định tìm đến luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhờ trợ giúp pháp lý.
![]() |
Luật sư Nguyễn Anh Thơm tại một phiên tòa |
‘Vụ án ly hôn này có nhiều tình tiết phức tạp. Khi tìm hiểu và thu thập tài liệu tôi gặp không ít khó khăn.
Qua lời đương sự, tôi nhận thấy người chồng có dấu hiệu vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015.
Muốn giúp đỡ chị Hoa chỉ còn cách chứng minh hành vi phạm tội này của anh chồng.
Tuy nhiên, sau khi mọi chuyện ầm ĩ, người chồng đã dùng tiền bạc và quan hệ để che giấu việc này, đưa cô bồ đến một tỉnh thành khác sống’.
Chứng kiến hoàn cảnh vô cùng éo le, cay đắng của chị, luật sư Thơm đã chấp nhận trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người vợ.
Qua quá trình điều tra khó khăn, cuối cùng luật sư Thơm thu thập được hai chứng cứ quan trọng.
Một là phim chụp X-quang của mẹ chồng chị Hoa. Theo thời gian lưu trên phim, thời điểm chụp trước khi xảy ra vụ xô xát chỉ 7 tiếng. Tức là khả năng mẹ chồng chị bị gãy tay trước.
Thông tin này trùng khớp với lời chị Hoa kể, hôm chị cãi vã với mẹ chồng, đã thấy bà bó bột nhưng lúc đó không có ai làm chứng.
Hai là luật sư tìm ra nơi ở của cô bồ đang ở và toàn bộ hình ảnh chồng chị Hoa qua lại, chăm nom mẹ con nhân tình.
Bằng một số biện pháp nghiệp vụ, luật sư Thơm lấy được mẫu tóc của đứa trẻ mới sinh và mẫu tóc của người chồng. Giấy giám định ADN khẳng định hai người có quan hệ huyết thống cha con.
‘Vụ án phức tạp này đến nay vẫn đang trong quá trình giải quyết theo trình tự.
Bất cứ trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ cũng là đối tượng thiệt thòi nhất. Rõ ràng vị thân chủ này về làm dâu trong gia đình giàu có nhưng kết cục rất khổ sở.
Quan điểm của tôi là mong muốn giúp mẹ con chị Hoa có kết quả tốt đẹp nhất. Quyền lợi của hai mẹ con sẽ được đảm bảo’, luật sư Thơm nói.
Ngoại tình với lái xe, người phụ nữ bị chồng lạnh nhạt suốt 2 năm. Không chịu được, chị quyết định ly hôn nhưng chẳng ngờ anh chồng dùng thủ đoạn, đẩy chị ra đường với hai bàn tay trắng.
" alt=""/>Âm mưu của đại gia Nam Định đẩy vợ vào vòng lao lýLái xe liên tục quá lâu sẽ khiến tài xế mệt mỏi, buồn ngủ, không đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa: Nhật Minh).
Tuy nhiên, Điều 64 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định mới về thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ như sau:
Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 4 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
Quy định này áp dụng với đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.
Như vậy, so với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật mới đã bổ sung thời gian làm việc trong một tuần của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.
Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, theo Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với chủ phương tiện, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với chủ ô tô giao xe hoặc để cho người làm công điều khiển xe quá thời hạn quy định, làm quá giờ quy định.
" alt=""/>Từ ngày 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạtVì nghèo, thỉnh thoảng ông chồng tự mình đi bắt cá về để cải thiện bữa ăn. Bữa nào bà vợ cũng giành ăn phần đầu, còn các phần khác đều chừa lại. Bà chỉ nghĩ đơn giản: Chồng mình vất vả, bà muốn dành phần ngon nhất cho chồng còn mình chỉ ăn phần xương xẩu. Còn người chồng thấy vợ mỗi lần ăn cá đều chọn phần đầu cá ăn trước nên ông nghĩ vợ thích, theo thói quen sau này đều nhường cho vợ.
Người vợ không hề biết rằng chồng mình chỉ thích ăn đầu cá. Người chồng cũng không hề biết rằng vợ mình ghét nhất là đầu cá. Vậy nên khi nghe điều ước của chồng mình bà đã khóc: "Ông thích ăn đầu cá sao không nói sớm. Báo hại bao năm qua tôi luôn ăn thứ mà tôi không thích chỉ vì muốn nhường phần ngon hơn cho ông mà không biết rằng ông cũng đang nhường thứ mà ông thích cho tôi". Nói đoạn, người chồng rơm rớm nước mắt xin lỗi vợ.
Có phải chúng ta trong cuộc hôn nhân của mình đôi khi cũng ứng xử với bạn đời như vậy không? Chúng ta thường tự suy diễn mà áp đặt, mà cho rằng mình hiểu bạn đời rồi hành động theo cách mình nghĩ là đúng. Trong khi chúng ta có thể làm một việc đơn giản hơn: Nói ra những suy nghĩ và mong muốn của mình mà không cần phải phân tích, suy diễn, không ai phải chịu đựng ai cả.
Mấy hôm trước, trong bài viết "Chuẩn bị ly hôn, vì một câu thì thầm của chồng lúc nửa đêm mà vợ đổi ý" đã được đăng trên chuyên mục, có nhiều độc giả cho rằng đó là truyện ngắn, là tiểu thuyết, một câu chuyện do tác giả sáng tác ra. Nhưng đó là một câu chuyện hoàn toàn có thật.
Người chồng trong câu chuyện vốn là một người đàn ông gần như hoàn hảo. Sau một cơn tai biến, anh ấy không thể đi làm, không thể nói năng mạch lạc rõ ràng, không thể hoạt động như một người khỏe mạnh bình thường. Anh ấy thất vọng về bản thân, cảm thấy mình trở nên vô dụng.
Anh bắt đầu tỏ ra khó chịu, nói những lời khó nghe, từ chối ngủ chung, thậm chí nói rằng mình đã chán ghét vợ. Thật ra anh ấy yêu vợ, thương vợ, không muốn vợ phải khổ vì mình nên đã cố tình cư xử như thế để vợ mệt mỏi mà buông bỏ hôn nhân, tìm cho mình một người đàn ông khác tốt hơn.
Người vợ tất nhiên không thể biết trong lòng chồng mình thật sự đang nghĩ gì. Chị chỉ thấy anh ngày càng cáu bẳn, lạnh lùng, xa cách khiến chị tủi thân. Lẽ ra chị hoàn toàn có thể cùng anh đi qua những năm tháng khó khăn này, nhưng chị chịu khổ để làm gì nếu như ngay cả việc mình tình nguyện chịu khổ chồng cũng không cho phép. Chị quyết định ly hôn.
Nhưng kết quả cuối cùng, họ không ly hôn. Vì người chồng không thể giấu nổi lòng mình rằng anh yêu vợ và anh làm thế chỉ vì muốn vợ không phải chịu khổ vì mình. Và người vợ đã có lý do để không từ bỏ người đàn ông mình yêu thương.
Cuộc sống này nhiều khi rất đơn giản, nhưng chúng ta vì lý do này hoặc lý do khác nhiều khi đã cố vẽ ra những bước ngoặt, những gấp khúc cho cuộc đời mình. Để rồi vì thương nhau nhưng lại không hiểu lòng nhau mới dẫn tới nhiều nỗi đau thương, mất mát và hối tiếc. Hối tiếc nhất là khi chúng ta biết được sự thật thì đôi khi đã bỏ lỡ cả một quãng đời tươi đẹp và quá muộn màng để làm lại cùng nhau.
Vậy nên, vợ chồng đôi khi cũng phải học cách sống chung, học cách hiểu nhau, học cách bày tỏ nỗi lòng. Chuyện không cần nói thì không nói, chuyện cần nói nhất định phải nói ra.
Đến bản thân mình nhiều khi còn không hiểu nổi mình, thì làm sao có thể tường tận hết tâm tư người khác. Đừng bao giờ tin rằng yêu nhiều thì sẽ hiểu. Có những chuyện nếu mình không nói, đối phương sẽ không bao giờ hiểu được đâu.
Theo Dân trí
" alt=""/>Sự thật bất ngờ đằng sau câu chuyện hai vợ chồng nhường nhau chiếc đầu cá