Trăm năm giếng cổ
Sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo của phường 1 (quận Phú Nhuận, TP.HCM) có ngôi miếu Ngũ Hành thuộc sở hữu, quản lý của gia đình ông Võ Văn Nở (56 tuổi). Tuy nhiên, ông Nở và các thành viên trong gia đình đều không nhớ rõ miếu được xây dựng từ năm nào.
Ông Nở cho biết, miếu có từ thời ông nội của mình. Ngoài thông tin miếu được sửa chữa lần đầu tiên vào năm 1949, ông không còn lưu giữ bất kỳ ghi chép, tài liệu nào. Dẫu vậy, ông và người dân địa phương vẫn nhớ như in những ký ức đẹp về ngôi miếu nhỏ cùng cái giếng nằm ở phía trước.
Theo ông Nở, khởi đầu miếu thờ Ngũ Hành nương nương hay còn gọi là 5 mẹ Ngũ Hành. Về sau, miếu thờ thêm Phật Bà Quan Âm, Bà Chúa Xứ…
Vào ngày vía Ngũ Hành nương nương, những người nằm trong ban quản lý miếu tổ chức lễ cúng rất lớn để cầu cho cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc, công việc làm ăn phát đạt. Mỗi khi tổ chức lễ cúng, miếu có hát bóng rỗi, diễn hát bội... thu hút người dân đến xem rất đông.
Ông Nở kể: “Xưa kia, miếu có ban, hội là những người cao tuổi, có uy tín trong làng trông giữ, lo việc cúng bái. Sau này, ban, hội tan rã. Bây giờ, tôi là người tiếp quản, nhận nhiệm vụ trông giữ miếu".
"Xưa kia, không riêng gì ngày lễ, miếu luôn có đông người đến hương khói, lấy nước từ giếng cổ. Tôi được người xưa kể lại rằng, giếng này còn có trước cả miếu Ngũ Hành. Thế nên tôi đoán giếng đã hơn 100 tuổi và là nguồn cấp nước cho những hộ dân sinh sống xung quanh", ông Nở nói thêm.
Các bậc cao niên sinh sống xung quanh ngôi miếu nhỏ nói rằng, trước đây, khu vực này có nhiều giếng đào. Mỗi giếng phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 4 dãy nhà. Tuy vậy, giếng trước miếu Ngũ Hành lớn và có nhiều nước hơn cả.
Đặc biệt, bất kể các giếng nhỏ xung quanh thường xuyên cạn trơ đáy vào mùa khô, giếng trước miếu Ngũ Hành mùa nào cũng đầy ắp nước và luôn trong mát. Khi các giếng nhỏ dần cạn nước hoặc nhiễm phèn, giếng cổ càng trở nên quan trọng.
Chị Võ Thị Cẩm Nhung (SN 1973) là người sinh ra và lớn lên gần giếng cổ. Chị cho biết: “Lúc trước, khi chưa có nước máy, hầu hết dân xung quanh hẻm đều phụ thuộc vào giếng này để có nước sinh hoạt, tưới tiêu hoa màu.
Cũng nhờ giếng này mà người lao động nghèo ở đây có thêm nghề gánh nước thuê. Vào mùa khô, không trữ được nước mưa, những gia đình khá giả thường thuê người dân xung quanh giếng kéo nước lên, gánh đến nhà cho họ.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngày ấy, các bà, các cô thường gánh nước thuê từ giếng đến tận đường Cô Bắc, Cô Giang cho người ta. Đặc biệt, vào dịp Tết, việc gánh nước thuê càng náo nhiệt”.
Tập tục đóng nắp giếng kỳ lạ
Chị Nhung nhớ như in, từ lúc lên 10 đã được mẹ giao nhiệm vụ kéo nước từ giếng cổ lên đổ vào thùng trữ trong nhà. Ngày trước, miệng giếng còn thấp, nước bên trong không sâu mà chỉ cách miệng 1-2m.
Chị chỉ cần thả dây có cột chiếc thùng nhựa xuống giếng rồi kéo nước lên. Lúc ấy, nước sinh hoạt trong gia đình đều được lấy từ giếng cổ.
Thời điểm ấy, mỗi ngày vào đầu giờ sáng hoặc chiều tối, quanh miệng giếng lại tấp nập người đến lấy nước về nhà, hoặc gánh thuê cho người khác. Thời gian khác trong ngày, giếng được nghỉ ngơi.
Vào dịp Tết, khu vực giếng cổ đông vui, náo nhiệt hơn cả. Dịp này, người dân xung quanh thường cùng nhau đến quanh miệng giếng lấy nước rửa lạt, lá gói bánh tét, nguyên liệu làm mứt…
Đặc biệt, những ngày 28, 29 tháng Chạp, quanh miệng giếng bỗng nhiên đông đúc, náo nhiệt gấp nhiều lần ngày thường. Người người đem theo thùng, vật dụng đến giếng kéo nước, gánh về dự trữ trong nhà.
Mọi người xếp hàng, đứng quanh miệng giếng chờ đến lượt lấy nước rồi hối hả gánh về để kịp quay lại lấy chuyến sau. Nếu không, rất có thể họ sẽ không có nước dùng trong 3 ngày Tết. Bởi, đúng đêm 30, giếng sẽ đóng miệng, không phục vụ nhu cầu lấy nước của người dân nữa.
Ông Nở lý giải: “Ngày còn nhỏ, tôi đã biết đến lễ đậy nắp giếng cổ trước miếu Ngũ Hành vào đêm 30 Tết. Vào đêm giao thừa, ông từ của miếu Ngũ Hành cũng là ông nội tôi sẽ soạn lễ, thắp nhang rồi dùng vỉ sắt đặt lên miệng giếng.
Từ lúc đậy miệng giếng, không ai được mở ra, lấy nước. Đến sáng mùng 3 Tết, ông nội tôi lại soạn lễ, thắp nhang để xin mở nắp giếng. Lúc này, mọi người mới được phép đến giếng lấy nước về dùng.
Tôi không rõ lễ đậy nắp giếng ấy có từ bao giờ, cũng như nguyên nhân như thế nào. Tuy nhiên, khi tôi hỏi, ông nội nói rằng bà Thủy (vị thần cai quản vùng sông nước - PV) đã làm việc cả năm nên ba ngày Tết phải để bà nghỉ ngơi”.
Hiện nay, các hộ dân sinh sống xung quanh giếng cổ đã có nước máy sạch mát, tiện lợi. Tuy nhiên, gia đình ông Nở, gia đình chị Nhung vẫn tiếp tục gìn giữ, bảo quản giếng cổ.
Hàng ngày, những gia đình này và một số hộ dân xung quanh vẫn đến giếng lấy nước về sinh hoạt.
Chị Nhung tâm sự: “Để an toàn, bây giờ miệng giếng được nâng cao, có nắp đậy kiên cố. Hàng ngày, tôi vẫn thả gàu xuống giếng, kéo nước lên sinh hoạt vừa để tiết kiệm vừa như một cách ôn lại kí ức tuổi thơ.
Nhất là những ngày cận Tết, hình ảnh mọi người nô nức đến bên giếng thả gàu kéo nước, gánh về nhà trong không khí tươi vui, đầm ấm trong tôi lại hiện về”.
Quang vinh và người vợ ngoại quốc kết hôn sau 1 tháng yêu nhau.
Chia sẻ về chuyện tình của mình và vợ, anh đúc kết bằng câu nói: "Đúng người, đúng thời điểm, nhân duyên sẽ thành".
Quang Vinh từng là ông chủ của một nhà hàng ở Sonderborg (Đan Mạch), ngay gần nhà Emma.
Gia đình Emma hay đến quán ăn. Ngay lần đầu gặp ở quán, bố mẹ Emma đã khen Quang Vinh nhìn dễ thương, cư xử lịch thiệp nhưng "chê" anh hơi già.
Về phía Quang Vinh, anh bị cô gái xinh đẹp thu hút, khi đó, cô mới 18 tuổi. Anh mạnh dạn xin số làm quen, mời Emma ăn tối, đi dạo.
Câu chuyện của họ cứ thế không ngớt, đến một ngày, cả hai cảm thấy tình yêu đã gõ cửa trái tim.
"Chúng tôi thường xuyên trò chuyện qua Facebook. Tôi ngắm ảnh anh đến 3-4 giờ sáng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay", Emma nói.
Lần đầu tiên hẹn hò, hai người đi dạo trong khu rừng tuyệt đẹp và lâu đài mùa hè của Nữ hoàng Đan Mạch.
![]() |
Quang Vinh ghi điểm với bố vợ vì rất chiều chuộng và chăm sóc Emma. |
Vài tháng sau Emma có bầu. Cặp đôi đã quyết định làm thủ tục đăng ký kết hôn trước, đợi dịp thuận lợi sẽ tổ chức đám cưới sau.
Nhớ lại giây phút biết tin Emma có bầu, Quang Vinh chia sẻ, đó là khoảnh khắc đặc biệt, mang đến bước ngoặt cho cả hai vợ chồng. Họ cùng nhau xây dựng tổ ấm, cùng nhau phấn đấu vì tương lai con.
Sau đó, Emma đưa Quang Vinh về ra mắt bố mẹ. Bố Emma khá kỹ tính nên anh cũng có nhiều lo lắng, sợ họ không chấp nhận cho con gái lấy người châu Á.
Chẳng ngờ, màn gặp mặt trôi qua một cách êm thấm và anh nhận được thiện cảm của bố mẹ vợ.
Tuy nhiên, màn ra mắt của Emma với gia đình chồng không dễ dàng như vậy. Mặc dù cô đã học tiếng Việt cấp tốc từ chồng nhưng nhiều từ khó cô không phát âm được hoặc phát âm sai. Điều đó gây ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười.
Quang Vinh còn đưa Emma về Việt Nam thăm họ hàng. Sống ở đất nước có thời tiết lạnh nên lần đầu về thăm quê chồng, Emma bị sốc nhiệt. Cô lả đi vì nóng. "Đó là kỷ niệm đáng nhớ", Emma vui vẻ cho biết.
Quãng thời gian Emma mang bầu, sinh con, Quang Vinh vào bếp, học nấu các món ăn châu Âu vợ thích.
Ở Đan Mạch, việc khám thai và sinh đẻ miễn phí nên hai vợ chồng không phải lo lắng nhiều về tài chính. Trước khi sinh Chính phủ có các chương trình tiền sinh sản miễn phí cho bố mẹ trẻ học cách nuôi con.
Sau sinh, người mẹ được nhận 1 năm lương để ở nhà chăm con. Theo đó, mỗi tháng Chính phủ sẽ gửi vào tài khoản mẹ khoảng 70 triệu đồng, trừ thuế còn 50 triệu đồng.
![]() |
Emma sinh con thứ 2 vào đầu năm 2021. |
Sản phụ xuất viện, hàng tuần sẽ có y tá đến nhà kiểm tra, theo dõi sức khỏe của 2 mẹ con.
Đầu năm 2021, vợ chồng Quang Vinh - Emma đã đón thêm thành viên nữa. Lần sinh đẻ này, Emma mất gần 38 tiếng tại bệnh viện mới sinh được. Em bé ra sớm 3 tuần, nặng hơn 3kg.
Chị gái và mẹ của anh cũng thường xuyên chế biến các món ăn Việt cho Emma tẩm bổ trong 6 tháng đầu mới sinh con.
Gần 4 năm làm dâu trong gia đình người Việt, Emma đã thích nghi và hòa hợp được với văn hóa nhà chồng. Gia đình Quang Vinh sang Đan Mạch cũng khá lâu nên lối sống cũng gần gũi với người bản địa.
"Vợ tôi chịu khó học nấu nhiều món Việt như: Phở bò, phở gà… Ngày xưa mới ăn phở, cô ấy gạn nước đi và dùng nĩa ăn. Sau này, cô ấy thử nếm nước dùng ăn cùng sợi phở, không ngờ vị ngon quá nên nghiền đến bây giờ", anh Vinh nói.
![]() |
Emma cũng chú trọng việc cho con trai học tiếng Việt, hi vọng con có thể trò chuyện với họ hàng ở Việt Nam nhiều hơn. |
Theo anh Vinh, sở trường của Emma là nấu các món truyền thống Đan Mạch nhưng cô sẵn sàng học nấu đồ Việt, học cách cầm đũa để mỗi khi có dịp, sẽ vào bếp nấu cho mẹ chồng và chồng ăn.
Trong cuộc sống hôn nhân, Quang Vinh thể hiện là người đàn ông chu đáo. Anh sẵn sàng hỗ trợ việc nhà, từ giặt giũ, dọn dẹp, chăm con.
Anh tâm sự, vợ chồng anh bình đẳng và chia sẻ với nhau mọi việc. Nếu Emma nấu nướng, anh sẽ dọn dẹp nhà cửa. "Tôi nghĩ, việc nhà là của chung, đừng bao giờ cho rằng đó là trách nhiệm của riêng phụ nữ", 8X Đồng Nai bày tỏ.
Mặc dù Emma còn trẻ nhưng cô nuôi dạy con khá nghiêm khắc, để con tự lập, tự chủ.
Trước khi sinh bé thứ 2, Emma làm trong viện dưỡng lão. Khi nào hết thời gian nghỉ sinh, cô sẽ quay lại công việc này.
Anh Quang Vinh đã sang nhượng lại quán ăn, chuyển sang làm quản lý cho chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh ở Đan Mạch.
Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi anh làm một kênh youtube, giới thiệu cuộc sống của gia đình đa văn hóa.
Qua đó, quảng bá về văn hóa và cuộc sống của người dân Bắc Âu nói chung cũng như Đan Mạch nói riêng - một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
"Tôi có công việc riêng và một số khoản đầu tư khác. Youtube chỉ là một công việc giải trí, tôi chưa bao giờ nghĩ đây là công cụ kiếm tiền", anh tiết lộ.
Gia đình anh Vinh đều sinh sống ở Đan Mạch nên vợ chồng anh được sự trợ giúp của cả hai bên nội ngoại khi sinh con. Bố mẹ Emma rất tự hào về chàng rể Việt, tháo vát và biết kiếm tiền, làm chỗ dựa cho vợ.
"Văn hóa Đan Mạch là vợ chồng sòng phẳng về kinh tế, cùng nhau đi làm, đóng góp tài chính. Tuy nhiên, tôi vẫn mang nhiều tính cách của đàn ông Việt, thích đi làm lo cho vợ con", anh kể.
Ở Việt Nam đàn ông đi làm phần lớn đều đưa lương cho vợ quản lý và chi tiêu. Văn hóa bên Đan Mạch không giống vậy.
![]() |
Emma còn trẻ nhưng nuôi dạy con rất khắt khe. |
Các cặp vợ chồng cùng đi làm, tiền ai nấy giữ. Phần lớn họ sẽ có tài khoản riêng nên không ai phụ thuộc ai. Giá trị của phụ nữ trong xã hội Đan Mạch được đề cao.
Khi chung sống, các cặp vợ chồng sẽ có một tài khoản chung. Hàng tháng hai bên tự trích lương của mình gửi vào đó để lo sinh hoạt gia đình, con cái.
Tại Đan Mạch, nhiều cặp vợ chồng đi ăn nhà hàng nhưng khi thanh toán, mỗi người tự trả suất của mình. Hành động đó được coi là bình thường.
Ở gia đình anh cũng vậy. Hai vợ chồng tự quản lý tiền mình kiếm được. Tuy nhiên, do bản thân vẫn còn giữ nhiều nếp văn hóa Á Đông nên Quang Vinh vẫn là trụ cột về kinh tế.
Theo Dân trí
Để hoàn toàn nắm giữ và chinh phục trái tim người đàn ông, cách tốt nhất là làm chàng hạnh phúc và cảm thấy may mắn khi có bạn bên cạnh.
" alt=""/>Chuyện tình đẹp như phim của chàng trai Việt và cô gái Đan Mạch xinh đẹp