VietNamNet TV
Các nguồn thạo tin quả quyết, Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide nhiều khả năng sẽ yêu cầu bầu cử sớm sau Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo, bất chấp dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành.
" alt=""/>Vì sao Olympics Tokyo 2021 là thế vận hội đắt đỏ nhất thế giới?Sai phạm dắt dây
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, hầu hết các gói thầu xây lắp chính của Dự án đường 5 kéo dài đều vấp phải tình trạng vỡ tiến độ, với thời gian thực hiện hợp đồng lên tới 6 - 7 năm. Ngoài hệ lụy dễ thấy nhất là công trình chậm đưa vào khai thác, làm giảm hiệu quả đầu tư, việc kéo dài thời hạn thi công vượt quá hợp đồng gốc tại một số gói thầu đã dẫn tới sai phạm tài chính liên quan tới điều chỉnh giá cho các khối lượng hoàn thành.
Được biết, tổng số tiền sai phạm tài chính tại Dự án là 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền đã được khẳng định là 273,667 tỷ đồng.
![]() |
Gói thầu xây dựng cầu dẫn phía Đông Anh (cầu Đông Trù) đã phải 3 lần gia hạn tiến độ thi công, nhưng không làm rõ các nguyên nhân để xử lý. Ảnh: Đức Thanh |
Thanh tra Chính phủ cho biết, sai phạm tại các gói thầu khá đa dạng, từ việc không chấp hành tiến độ thi công của nhà thầu đối với diện tích mặt bằng đã được bàn giao; khối lượng chậm thực hiện vẫn được điều chỉnh giá qua các lần nghiệm thu với tổng số tiền là 116,4 tỷ đồng tại các gói thầu số: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 14, 24… đến sai sót 2,09 tỷ đồng trong tính toán cấp phối bê tông nhựa đối với gói thầu số 10, 11, 14, 15.
Đến thời điểm tháng 4/2009, khi phần lớn diện tích mặt bằng đã được bàn giao, đủ điều kiện thi công, nhưng nhà thầu vẫn không triển khai thực hiện, kéo dài đến tận năm 2012 mới bắt đầu huy động thiết bị, máy móc để làm dứt điểm. Điều đáng nói là, Ban quản lý dự án Tả Ngạn lại tiến hành điều chỉnh giá cho những khối lượng hoàn thành các giai đoạn bị trễ tiến độ thuộc trách nhiệm của nhà thầu không đúng quy định, gây lãng phí hơn 48 tỷ đồng.
“Những sai phạm này vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng và các quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2010/TT - BXD ngày 29/7/2010; khoản 3.3, Mục 3, Thông tư 09/2008/TT - BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng; mục 3, Điều 28 Nghị định số 12/2009/NĐ - CP về quản lý chất lượng công trình và các quy định của Luật Đấu thầu”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu tiến hành giảm trừ thanh quyết toán đối với việc điều chỉnh giá dự toán theo tiến độ và mặt bằng thi công thực hiện không đúng quy định ở các gói thầu với số tiền là 111,7 tỷ đồng thuộc các gói thầu số 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15A, 24.
Đền bù chưa trúng, đúng
Trong các năm: 2005, 2006, 2007, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất thuộc quy hoạch Dự án đường 5 kéo dài, với diện tích 142,2 ha, trong đó ô quy hoạch thuộc gói thầu số 18 (khu đất 2 bên đường tuyến Quốc lộ 5 kéo dài, phục vụ đấu giá tạo nguồn kinh phí) thu hồi 23,13 ha. Bên cạnh những khó khăn “kinh điển” về đền bù, di dời các hộ dân bị ảnh hưởng, công trình công cộng thường thấy ở Thủ đô, sự thiếu kiên quyết của các đơn vị liên quan thuộc UBND TP. Hà Nội đã khiến công tác GPMB của Dự án kéo dài tới 9 năm, tới tận năm 2014 mới cơ bản hoàn thành, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công, làm tăng tổng mức đầu tư công trình.
Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư tại Dự án thực hiện không đúng, trúng, trong đó, việc chi trả tiền hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định lên tới 77 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ nhận thấy việc TP. Hà Nội hỗ trợ cho các hộ có đất bị thu hồi nhỏ hơn 30% đất nông nghiệp được giao là không đúng quy định, gây lãng phí ngân sách nhà nước với số tiền là 38,7 tỷ đồng, trong đó sai phạm về hỗ trợ ổn định đời sống là 22,51 tỷ đồng (gồm huyện Đông Anh là 15,58 tỷ đồng; quận Long Biên là 6,93 tỷ đồng); sai phạm về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 16,2 tỷ đồng (huyện Đông Anh là 11,291 tỷ đồng, quận Long Biên là 4,95 tỷ đồng). Điều đáng nói là, số tiền đã chi trả cho các hộ dân, do vậy, “khả năng thu hồi” theo Thanh tra Chính phủ là không có.
Sai sót này thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn, UBND huyện Đông Anh, quận Long Biên, Ban GPMB thành phố và UBND TP. Hà Nội.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Hà Nội thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định là 38,3 tỷ đồng, gồm: hỗ trợ cho Nhà máy Z133 là 21,723 tỷ đồng; bồi thường, hỗ trợ, GPMB khi thu hồi đất để giao cho T504, Bộ Quốc phòng là 10,5 tỷ đồng; bồi thường công trình cho UBND phường Thượng Thanh, quận Long Biên là 6,09 tỷ đồng về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ để xử lý.
“UBND TP. Hà Nội nghiêm túc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trong trách nhiệm chỉ đạo quản lý theo phân công, phân cấp trong suốt quá trình triển khai Dự án dẫn đến phải tăng tổng mức đầu tư, lãng phí ngân sách, hiệu quả đầu tư thấp”, ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó tổng thanh tra Chính phủ đề xuất.
Theo Báo Đầu tư
Ballerina Gabi Shull đã học nhảy được 3 năm nay. Năm 9 tuổi, em bị chẩn đoán mắc căn bệnh u xương ác tính ở đầu gối , khiến bố mẹ em lo sợ rằng trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra.
Nhưng nhờ một ca phẫu thuật mang tính đột phá mà em vẫn giữ được đôi chân, nhưng một bên chân phải bị ngắn lại.
Lần đầu tiên phát hiện những dấu hiệu lạ của căn bệnh vào tháng Giêng năm 2011, bố mẹ em chỉ nghĩ là con gái bị thương nhẹ, nhưng sau 2 tuần không cải thiện, họ đưa con tới bệnh viện chụp X-Quang. Kết quả quét MRI vài tuần sau cho thấy Gabi bị ung thư.
“Chúng tôi đã rất ‘sốc’. Bác sĩ nhắc lại những gì ông ấy đã nói vì tôi không tin ông. Tôi không tin vào tai mình” – mẹ của Gabi chia sẻ.
“Gabi hỏi tôi tại sao chuyện này lại xảy ra với con bé, chúng tôi chỉ biết nói rằng đôi khi những chuyện tồi tệ xảy ra với người tốt”.
Gabi bước vào 12 tuần hóa trị liệu để thu nhỏ khối u. Các bác sĩ đã đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau và gia đình đã chọn cách cắt bỏ phần chân bị bệnh, sau đó gắn lại bàn chân vào phần đùi, để phần bàn chân ngược ra phía sau.
Chị Debbie chia sẻ: “Chúng tôi nói chuyện với Gabi và bắt đầu xem video về những đứa trẻ gặp tình trạng tương tự”.
“Chúng tôi biết rằng hoàn toàn không có khó khăn nào cả ngoại trừ cách mà bạn nhìn nó. Nếu bạn có thể vượt qua điều đó và tập trung vào chất lượng cuộc sống thì bạn có thể đạt được mọi thứ mình muốn và chẳng mất mát điều gì cả”.
![]() Đôi chân giả giúp Gaby có thể múa ba-lê ![]() |
“Sau khi bị cắt chân, mong muốn đầu tiên của cháu là được đi trở lại và ra khỏi giường bệnh” – Gabi nói.
“Nhưng thứ tạo động lực cho cháu nhất là suy nghĩ được nhảy trở lại”. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng.
Gabi tiết lộ: “Lúc đầu rất đau. Cháu sợ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên đôi chân còn lại. Cháu mất khoảng một năm và trải qua vài khóa luyện tập cá nhân để đi được những bước đi đầu tiên mà không cần hỗ trợ. Một năm sau, cháu đã có thể nhảy trên sân khấu”.
“Ca phẫu thuật cho phép cháu làm được nhiều hơn những gì cháu kỳ vọng” – Gabi nói. Hiện tại, đôi chân giả giúp khả năng nhảy ba-lê của Gabi không hề kém hơn bất kỳ ai trong lớp. Cô bé còn là nguồn cảm hứng cho các giáo viên và bạn học.
![]() ![]() |
Gaby chụp cùng gia đình |
Hiện tại, Gabi cũng đang chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình để giúp đỡ những người khác thông qua The Truth 365 – một chiến dịch truyền thông xã hội, trao cơ hội lên tiếng cho những đứa trẻ mắc bệnh ung thư. Chiến dịch này nhằm tăng nhận thức về bệnh ung thư ở trẻ em và Gabi là phát ngôn viên quốc gia của chiến dịch.
“Con bé là một đứa trẻ giàu nghị lực. Chúng tôi không xem con bé là người tàn tật. Đôi khi chúng tôi quên mất rằng con bé đang đi chân giả” – mẹ cô bé chia sẻ.
Gabi thậm chí còn có những ước mơ lớn hơn trong tương lai. “Khi lớn lên, cháu muốn học chuyên khoa nhi ở trường đại học, làm y tá hoặc nhà khoa học để tìm cách chữa bệnh ung thư. Nếu như cháu có thể đánh bại căn bệnh ung thư và sống với một chiếc chân giả, học cách tự làm được mọi thứ, thì cháu tin cháu cũng có thể làm được mọi việc khác” – Gaby khẳng định đầy tự tin.