Trên Windows, trong suốt những năm qua người dùng đã quen thuộc với một số bộ gõ như Vietkey, Unikey, GoTiengViet hay gần đây là EVkey. Đây là những công cụ đến từ các nhà phát triển bên thứ ba mà người dùng phải tự mình tải về. Thực tế, Windows có tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt, tuy nhiên nó lại sử dụng cơ chế gõ phím “dị” mà chẳng một ai có thể gõ được.
Trên Mac, may mắn thay, từ rất lâu thì hệ điều hành macOS đã được tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt, vì vậy người dùng không cần tải thêm bất kỳ công cụ nào. Vấn đề là: bộ gõ này thật sự vẫn còn vấn đề và vẫn còn thua xa các giải pháp bên thứ ba của thế giới Windows. Với việc là một người dùng Mac tính đến nay đã ngót nghét 10 năm, tôi chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với bộ gõ tích hợp của macOS.
Bộ gõ tiếng Việt trên Mac chưa bao giờ khiến tôi hài lòng
Năm 2008 là thời điểm tôi mới chập chững làm quen với Mac với phiên bản hệ điều hành thời đó là OS X 10.5 Leopard. May mắn thay, đó cũng là phiên bản đầu tiên Apple tích hợp bộ gõ tiếng Việt. Mặc dù vậy, bộ gõ này liên tục gặp hàng loạt lỗi vặt và khiến cho tôi - một người chuyển từ PC cảm thấy không khỏi bực mình. Nó gặp vấn đề tương thích với ngay cà các ứng dụng then chốt như bộ ứng dụng Microsoft Office, hay khi gõ vào các ô mật khẩu thì luôn bị sai.
Qua thời gian, không ít các lỗi trên đã được Apple khắc phục. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bộ gõ trên macOS vẫn còn kém xa so với các giải pháp bên thứ ba bên Windows.
Vấn đề mà nhiều người dùng gặp phải nhất là gạch chân. Cụ thể, một dòng gạch chân màu đen sẽ xuất hiện ở dưới chữ mà người dùng đang gõ. Mặc dù không phải là lỗi, tuy nhiên nó lại tạo nên sự khó chịu cho người dùng, đặc biệt là khi gõ từ có dấu nặng và bị dòng kẻ chân che mất dấu nặng ở dưới con chữ. Cần lưu ý rằng vấn đề này đã được khắc phục trên bản 10.12 Sierra, tuy nhiên đôi lúc vẫn xảy ra và người dùng buộc phải khởi động lại để nó biến mất.
Mặc dù không thường xuyên, nhưng bộ gõ này vẫn có những lúc gặp trục trặc. Bỏ dấu sai, không thể gõ được, hay nếu bạn gõ quá nhanh cũng có thể khiến bộ gõ này "loạn" và không thể bỏ dấu kịp. macOS còn gặp phải một lỗi rất kỳ lạ là nếu bạn đặt mật khẩu máy khi sử dụng bộ gõ, rất có thể lần đăng nhập sau bạn sẽ không thể đăng nhập vào tài khoản của mình được nữa nếu không sử dụng đúng bộ gõ đó để điền mật khẩu.
Ngay cả phiên bản mới nhất của macOS là High Sierra 10.13 cũng bị nhiều người dùng tố một loạt lỗi như không thể dùng tổ hợp phím (ví dụ như Cmd+V) hay bộ gõ đột nhiên biến mất và không thể kích hoạt lại được.
Chung quy lại, bộ gõ tiếng Việt trên macOS vẫn không đem lại sự ổn định như những gì mà các phần mềm thứ ba trên Windows làm được.
Đến đây, nhiều người sẽ hỏi: Vậy trên Mac không có bộ gõ bên thứ ba nào sao? Có, nhưng không nhiều và không có một sự lựa chọn nào hoàn hảo. GoTiengViet của tác giả Trần Kỳ Nam có lẽ là lựa chọn khả dĩ nhất, tuy nhiên nó vẫn gặp phải vấn đề tương thích với một số ứng dụng. Số lượng tính năng của nó cũng còn thua kém so với các giải pháp bên Windows.
Bộ gõ tiếng Việt là một điểm mà Mac còn thua kém Windows
Một trong những điều mà tôi cảm thấy bất ngờ nhất khi chuyển từ Windows sang Mac chính là việc bộ gõ tiếng Việt của nó tệ đến mức nào. Sở dĩ tôi lại có cảm xúc như vậy là vì Mac luôn được coi là nền tảng dành cho công việc chứ không phải là giải trí. Điều khiến tôi ngạc nhiên hơn là trong suốt gần một thập kỷ qua, Apple vẫn chưa thể khắc phục triệt để vấn đề này.
Mặt khác, do lượng người dùng Mac ở Việt Nam vẫn chỉ là một phần nhỏ so với Windows, vì vậy cũng không có nhiều lập trình viên tỏ ra mặn mà trong việc phát triển một bộ gõ tiếng Việt hoàn chỉnh và duy trì nó trong thời gian dài. Thật đáng tiếc: trong khi Windows có thật nhiều sự lựa chọn tốt, thì bên Mac lại không có được điều đó.
Vậy nên, nếu bạn là một người đang có ý định chuyển từ Windows sang Mac, hãy chuẩn bị tình thần rằng bộ gõ sẽ là một thứ mà bạn sẽ buộc phải "sống chung với lũ".
Theo GenK
" alt=""/>Nhìn Unikey được cập nhật liên tục mà người dùng Mac như tôi lại cảm thấy chạnh lòngApple III là bản nâng cấp cho dòng Apple II khá thành công. Theo Business Insider, Apple III được quảng cáo nhanh hơn gấp đôi, bộ nhớ nhiều hơn 2 lần người tiền nhiệm.
Apple III được bán với giá 3.815 USD kèm màn hình. Dòng máy bị ngừng sản xuất vào năm 1984 với chỉ 65.000 chiếc được bán ra.
20. Macintosh XL (1984): 3.995 USD
Ban đầu, Macintosh XL có tên Lisa 2/10 do "vay mượn" nhiều công nghệ từ máy tính Lisa. Khi bán ra, thiết bị đổi tên thành Macintosh XL và được quảng cáo là "chiếc Macintosh cao cấp đầu tiên".
Người dùng Lisa được nâng cấp miễn phí lên Macintosh XL, song nếu không sở hữu Lisa, bạn phải mua chiếc máy với giá 3.995 USD.
19. Macintosh SE/30 (1989): 4.900 USD
SE/30 là thế hệ máy tính nhỏ gọn thứ 2 của Macintosh, nhỏ hơn Macintosh IIx nhưng mạnh mẽ hơn. Đi kèm với ổ cứng, Macintosh SE/30 có giá 4.900 USD. Apple "khai tử" thiết bị này chỉ sau một năm, vào tháng 10/1990.
18. Pro Display XDR (2019): 4.999 USD
Chiếc màn hình được Apple giới thiệu cùng Mac Pro 2019 tại WWDC 2019 với kích thước 32 inch, độ phân giải Retina 6K (6016x3384 pixel). Kích thước của màn hình này lớn hơn 40% so với màn hình 5K trước đây, với công nghệ phân cực cho màu sắc chính xác ngay cả khi nhìn lệch góc.
17. Macintosh IIcx (1989): 5.369 USD
Đây là bản kế nhiệm của chiếc Macintosh IIx. Thiết kế module giúp dễ dàng sản xuất và lắp ráp. Tại lễ ra mắt, giám đốc Apple Jean-Louis Gassée còn trình diễn ráp chiếc IIcx ngay trên sân khấu.
16. Macintosh II (1987): 5.498 USD
Ra mắt trước Macintosh IIcx, Macintosh II là chiếc máy tính module đầu tiên của Apple, cũng là chiếc Mac đầu tiên có thể hiển thị trên màn hình màu bằng GPU rời. Phiên bản Macintosh II sử dụng đĩa mềm có giá 3.898 USD, nhưng bản đi kèm ổ cứng 40MB có giá đến 5.498 USD.
15. PowerBook G3 (1997): 5.699 USD
Đây là mẫu laptop mở đầu cho dòng PowerBook G3 khá thành công của Apple, tiếc là máy chỉ có mặt trên thị trường 6 tháng trước khi bản kế nhiệm được trình làng.
14. Macintosh Quadra 700 (1991): 5.700 USD
Đây là chiếc máy tính đầu tiên của Apple có dạng hình hộp chữ nhật đứng. Trước đây, máy tính Apple đều có thùng ngang, màn hình đặt lên trên.
13. Mac Pro (2019): 5.999 USD
Phiên bản mới nhất trong dòng máy cao cấp Mac Pro ra mắt cách đây 2 tháng, trang bị CPU Intel Xeon tối đa 28 nhân, tương thích với thành phần Afterburner của Apple mang đến khả năng phát 3 đoạn video 8K RAW cùng lúc. Dự kiến Mac Pro 2019 sẽ bán ra vào mùa thu năm nay.
12. PowerBook 3400c (1997): 6.500 USD
Khi ra mắt, Apple quảng cáo đây là "chiếc laptop nhanh nhất thế giới" với tốc độ tương đương máy Mac để bàn, điều mà rất ít laptop thời đó đạt được.
11. Apple LaserWriter (1985): 6.995 USD
Điểm nổi bật của máy in laser Apple là nó có thể sử dụng chung bởi hơn 12 máy tính Macintosh. Tính theo tỉ giá hiện nay, thiết bị có giá lên đến gần 16.000 USD. LaserWriter cũng là một trong những máy in laser đầu tiên trên thị trường đại chúng.
10. Mac Pro (2013): 6.999 USD
Trước khi có Mac Pro 2019, chiếc Mac Pro mới nhất có thể mua là phiên bản ra mắt từ năm 2013. Dù ra mắt vào lúc nào, Mac Pro vẫn luôn là dòng máy trạm cao cấp cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp. Phiên bản tiêu chuẩn của Mac Pro 2013 có giá 2.999 USD, nhưng phiên bản cao nhất với CPU 12 nhân, RAM 64GB, ổ cứng 1TB có giá đến 6.999 USD.
9. MacBook Pro (2016): 7.049 USD
MacBook Pro là dòng laptop mạnh mẽ của Apple cho đối tượng người dùng "nặng đô". 2016 là năm đầu tiên hãng áp dụng thanh cảm ứng Touch Bar cho dòng MacBook Pro thay cho dải phím chức năng truyền thống. Với phiên bản màn hình 15 inch tùy chọn cao nhất (CPU 2.9GHz, SSD 4TB, RAM 32GB, GPU Vega 20), cái giá mà bạn phải trả vào thời điểm ấy là 7.049 USD.
8. Macintosh Portable (1989): 7.300 USD
Tháng 9/1989, Apple giới thiệu chiếc máy tính "di động" đầu tiên. Gọi là di động cho "sang" vì không cần cắm điện để sử dụng, thực chất chiếc máy này nặng hơn 7kg, hơn cả một quả bóng bowling. Tính theo hiện nay, giá bán của Macintosh Portable lên đến 14.300 USD.
7. Twentieth Anniversary Macintosh (1997): 7.499 USD
Còn gọi là TAM, đây là chiếc máy tính kỷ niệm 20 năm Apple với thiết kế lạ mắt. Thiết bị cũng được xem là "ông tổ" của iMac với thiết kế all-in-one, tất cả linh kiện nằm sau màn hình.
Ngoài thiết kế, điểm nổi bật khác của TAM so với những sản phẩm khác chính là giá bán lên đến 7.500 USD. Tuy nhiên sau chưa đầy một năm, Apple đã giảm giá TAM xuống còn 1.995 USD để xả kho, ngừng sản xuất.
6. Macintosh IIci (1989): 8.800 USD
Đây là bản nâng cấp của chiếc IIcx với bộ nhớ RAM nhiều hơn, thiết kế đẹp hơn một chút. Máy có giá 8.800 USD cho phiên bản ổ cứng 40MB.
5. Macintosh IIx (1988): 9.369 USD
Khi ra mắt Mac IIx, Apple quảng cáo rằng chiếc máy tính này sẽ giúp hãng "củng cố vị thế trong thị trường doanh nghiệp và giáo dục". Phiên bản ổ cứng 30MB của Mac IIx có giá 9.369 USD.
4. Apple Lisa (1983): 9.995 USD
Nếu xem bộ phim về tiểu sử Steve Jobs của Aaron Sorkin năm 2015, bạn sẽ nhớ đến Apple Lisa. Trong phim, nhân vật Jobs (do Michael Fassbender thủ vai) luôn cho rằng chiếc máy tính không được đặt tên theo con gái ông (Lisa), nhưng cuối cùng vẫn phải thừa nhận nó.
Bán ra vào năm 1985, mức giá cao của Apple Lisa cũng dễ hiểu bởi đây là chiếc máy tính điều khiển bằng chuột đầu tiên có hệ thống giao diện người dùng đồ họa.
3. Macintosh IIfx (1990): 12.000 USD
Tại thời điểm IIfx ra mắt, Apple đã sản xuất máy tính được 14 năm và bán 15 mẫu khác nhau. Apple quảng cáo Mac IIfx là mẫu máy tính siêu nhanh, nhưng bị đánh giá thấp hơn nhiều mẫu PC khác vào thời điểm ấy.
2. iMac Pro (2017): 13.199 USD
Đây là chiếc máy tính đắt nhất từng được Apple bán dành cho những người dùng chuyên nghiệp, cần sức mạnh xử lý siêu khủng khiếp cho những công việc khủng khiếp.
Phiên bản tiêu chuẩn của iMac Pro có giá 4.999 USD, nhưng tùy chọn cao nhất sẽ đẩy giá lên đến 13.199 USD.
1. Apple Watch Edition (2015): 17.000 USD
Thật bất ngờ khi sản phẩm đắt nhất trong lịch sử từng được Apple bán lại thuộc về một thiết bị nhỏ xíu đeo trên tay.
Bán ra vào năm 2015, Apple Watch phiên bản tiêu chuẩn có giá chỉ 349 USD. Apple còn giới thiệu dòng Edition, giá bán khởi điểm 10.000 USD cho phiên bản vỏ vàng hồng, và lên đến 17.000 USD cho phiên bản vàng 18-karat.
Do mức quá quá cao, ít người mua, Apple Watch Series 2 dòng Edition chỉ có vỏ gốm, giá 1.300 USD, và đến Series 3 thì dòng Edition đã không còn nữa.
Phúc Thịnh
" alt=""/>21 sản phẩm Apple đắt nhất lịch sử