Sau 2 vòng sơ loại, qua sự bình chọn của khán giả và thẩm định gắt gao của ban giám khảo 80 tiết mục dự thi tốt nhất chương trình “Hành Trình bài ca sinh viên” sẽ vào chung kết khu vực.Theo đó từ 12/4 - 17/5/2015 chương trình sẽ tổ chức 8 đêm thi chung kết khu vực (Hà Nội ngày 12/4, Thái Nguyên ngày 16/04, Hải Phòng ngày 19/4, Bắc Ninh ngày 23/4, Đà Nẵng ngày 5/5, TPHCM ngày 10/5, Bình Dương ngày 14/5, Cần Thơ ngày 17/5). Đêm chung kết toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 30/5/2015.
Các thí sinh tham dự vòng chung kết khu vực sẽ được các ca sĩ Thùy Chi, Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Văn Mai Hương, Hoàng Hải, Minh Vương, Ưng Hoàng Phúc, Trịnh Thăng Bình và nhóm nhạc O Plus dẫn dắt để thi đấu, hứa hẹn mang đến những màn biểu diễn ấn tượng và chất lượng.
 |
Tiết mục dự thi của các bạn sinh viên ĐH Xây dựng thuyết phục ban giám khảo để đi tiếp vào đêm chung kết khu vực. |
Nhạc sĩ Huy Tuấn - Trưởng ban giám khảo cuộc thi cho biết: “Hiện nay nhiều ca sĩ tên tuổi có xuất phát điểm từ những phong trào văn hóa văn nghệ của sinh viên. Vì thế việc Hành trình Bài ca sinh viên sẽ tìm ra những tài năng ca nhạc là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng là hoàn toàn có khả năng”. Vị nhạc sĩ từng đồng hành với chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt Nam cho biết thêm, Hành trình Bài ca Sinh viên 2015 có ý nghĩa rất lớn với đời sống sinh hoạt văn hóa của sinh viên hiện nay.
Sinh viên được biết đến là lực lượng tích cực tham gia các phong trào ca hát và họ cũng rất hứng khởi với các hoạt động này, chính vì thế Viettel và Trung ương hội sinh viên Việt Nam đã lên ý tưởng tổ chức cuộc thi “Hành trình Bài ca sinh viên”.
 |
Tiết mục dự thi của các bạn sinh viên trường ĐH Bách Khoa được nhiều lượt bình chọn |
Ngay sau khi phát động, chương trình đã thu hút được nhiều nhóm, câu lạc bộ âm nhạc tại 250 trường đại học, cao đẳng, trung học trên toàn quốc gửi clip ca nhạc dự thi. Đã có 636 tiết mục dự thi Vòng sơ khảo, từ đó lựa chọn ra 160 tiết mục xuất sắc thuộc 8 khu vực đi tiếp vào Vòng chung khảo. Dựa trên kết quả bình chọn của khán giả và chấm điểm của ban giám khảo, 80 tiết mục xuất sắc đã lọt vào vòng chung kết khu vực tại 8 tỉnh. Sau mỗi đêm chung kết khu vực, ban giám khảo sẽ lựa chọn 01 tiết mục có chất lượng cao nhất và 01 tiết mục được yêu thích nhất thông qua hoạt động bình chọn để đi tiếp vào đêm chung kết toàn quốc.
Bên cạnh các giải thưởng cho thí sinh dự thi, trường có tiết mục đạt giải “Hành trình bài ca sinh viên” cũng sẽ dành những phần thưởng hấp dẫn cho các khán giả tham gia bình chọn từ vòng 1 đến vòng 3, tổng giá trị lên tới hơn 170 triệu đồng. Ngoài ra, tất cả khán giả tham gia bình chọn cho chương trình Bài ca sinh viên sẽ được Viettel tặng miễn phí 3 tháng Kmax (Nghe/tải nhạc miễn cước 3G/GPRS trên Keeng.vn).
Chi tiết về thể lệ và kết quả chương trình “Hành trình bài ca sinh viên” sẽ được ban tổ chức cập nhật tại http://www.keeng.vn/bcsv.php/và fanpage chính thức của chương trình tại địa chỉ https://www.facebook.com/hanhtrinhbaicasinhvien2015
Danh sách các tỉnh/ thành phố thi chung kết khu vực: - Khu vực 1:gồm các trường đóng trên địa bàn các tỉnh, thành sau: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Dự thi đêm chung kết tại Thái Nguyên đêm 16/4/2015. - Khu vực 2:gồm các trường đóng trên địa bàn các tỉnh, thành sau: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc dự thi đêm chung kết khu vực tại TP Bắc Ninh đêm 23/4/2015 - Khu vực 3:gồm các trường đóng trên địa bàn các tỉnh, thành sau: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Dự thi đêm chung kết khu vực tại TP Hải Phòng vào đêm ngày 19/4/2015 - Khu vực 4:gồm các trường đóng trên địa bàn: Hà Nội dự thi đêm chung kết 12/4/2015. - Khu vực 5:gồm các trường đóng trên địa bàn các tỉnh, thành sau: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai. Dự thi đêm chung kết tại TP Đà Nẵng ngày 5/5/2015. - Khu vực 6:gồm các trường đóng trên địa bàn các tỉnh, thành sau: Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Ninh Thuận. Dự thi đêm chung kết tại Bình Dương 14/5/2015 - Khu vực 7:gồm các trường đóng trên địa bàn TP.HCM dự thi đêm chung kết ngày 10/5/2015 - Khu vực 8: gồm các trường đóng trên địa bàn các tỉnh, thành sau: Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau. Dự thi đêm chung kết tại TP Cần Thơ đêm 17/5/2015. |
Thúy Ngà
" alt=""/>80 tiết mục vào chung kết Bài ca sinh viên 2015
Công bố và triển khai quy trình đào tạo chuẩn G23.0 đầu tiên trên toàn cầu, công ty EAS Việt Nam kỳ vọng đào tạo ra những nhân lực giúp cho xã hội thay đổi về năng lực quản trị cũng như cách thức quản trị, mô hình quản trị để tạo ra giá trị vượt trội.ThS Bùi Phương Việt Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty EAS Việt Nam đã có chia sẻ cụ thể về mô hình chuẩn G23.0 tại Việt Nam.
 |
ThS Bùi Phương Việt Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty EAS Việt Nam. |
Chiến lược đào tạo hoàn toàn mới
- Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức hoặc công ty đào tạo về nguồn nhân lực cấp cao, ông có nhận xét gì các mô hình này? Với tư cách là một nhà quản trị chiến lược, ông có nhận xét gì về thống nhân lực của Việt Nam hiện nay?
Tại Việt Nam nếu đào tạo từ sinh viên thấp lên đến nhà quản trị thật sự là một thách thức rất lớn, khó có đơn vị nào có thể làm được. Cho đến lúc này, sau hơn chục năm tôi thấy rằng gần như không trường đại học nào tại Việt Nam làm được điều này, có thể do mô hình, do điều kiện kinh tế hoặc cơ chế.
Về hệ thống đào tạo nhân lực của Việt Nam hiện nay không có chiến lược, bắt chước, rập khuôn theo những mô hình có sẵn, thậm chí quá thần tượng những mô hình quản trị mà không tính đến những thuộc tính, điều kiện mang tính chất rất cá biệt của người Việt.
Tiến sỹ nhiều, toán học giỏi nhưng chưa có chương trình khoa học nào được đánh giá ra ngoài thế giới. Theo tôi, đây không phải do lỗi của hệ thống giáo dục mà do chúng ta thiếu triết lý giáo dục nên dẫn đến việc không có mục tiêu rõ ràng làm cho mục tiêu đào tạo trở nên quá xa vời với thực tế.
Tôi thấy nhiều ngân hàng cũng cho thực tập sinh, nhưng chắc chắn là không có ngân hàng nào dám cho sinh viên đứng ra làm giám đốc một chi nhánh. Tuy nhiên nếu có một công nghệ đào tạo cũng như một cơ chế tốt, tôi tin rằng một sinh viên cũng có thể làm được trưởng phòng, thậm chí là điều hành một đơn vị.
- Hiện nay người ta hay nghe nói nhiều đến các thuật ngữ như: đào tạo thông minh, điện toán đám mây hay đào tạo online hay thậm chí NLP... nhưng ít ai biết đến một thuật ngữ hoàn toàn mới “G23.0”, ông có thể giải thích rõ hơn về G23.0?
Hiện nay có rất nhiều trào lưu đào tạo trong nước cũng như nước ngoài người ta cho rằng đào tạo công nghệ thông minh hay các công nghệ khác, tuy nhiên nó cũng chỉ đạt mức độ 7.0. Công nghệ điện toán đám mây hiện nay cũng chỉ đạt 7.5. Hoặc công nghệ đào tạo online. Khi tâm thế con người chưa tốt thì đào tạo online là một cản trở lớn nhất.
Còn về chuẩn G23.0, nó dựa trên cơ sở của nền kinh tế tổng thể. Thuật ngữ kinh tế tổng thể được sử dụng chính thức để diễn đạt những mô hình và nguyên lý về kinh tế không theo mô hình kinh tế vi mô hay vĩ mô kinh điển mà nó khác xa thậm chí quen thuộc đến mức khác biệt.
G23.0 là thang đo giá trị lệch năng lực của nhân lực và được đánh giá theo sự phát triển từ phát triển cơ bắp, cho đến phát triển thông qua văn hóa, cho đến phát triển thông qua công nghệ, cho đến phát triển thông qua các mục đích và giá trị cho đến giá trị gia tăng rồi đến kinh tế tổng thể. Kinh tế tổng thể là giá trị cao nhất cho đến thời điểm này, chúng tôi định ra là tương đương với 23.0.
“Công nghệ” đào tạo lãnh đạo
- Xuất phát từ đâu mà ông có thể xây dựng lên mô hình chuẩn về 23.0 và thực tiễn ứng dụng G23.0 đào tạo ở Việt Nam hiện nay?
Trong nhiều năm chúng tôi áp dụng đào tạo G23.0 đã cho thấy một kết quả đáng kinh ngạc. Khi sử dụng đào tạo trực tiếp, với người đã có bằng đại học, sẽ mất trong khoảng 3 - 6 tháng là họ có khả năng tư duy, đánh giá tương đối tốt phù hợp với điều kiện là trưởng phòng hoặc cao hơn.
Còn đối với một sinh viên nếu một khóa mini sẽ mất khoảng 6 tháng có thể giữ chức vụ trưởng phòng, còn học full phải 16 tháng các em có thể lên giám đốc.
Và thực tế trong nhiều năm qua, chúng tôi đã có rất nhiều lứa học sinh ra trường và kết quả là đã tiết kiệm rất nhiều chi phí, giải quyết được vấn đề con người, cả về ánh nhìn, năng lực tư duy, năng lực làm việc, thay đổi tâm thế và bản vị con người.
Tôi cho rằng người lãnh đạo phải được đào tạo bởi công nghệ lãnh đạo chứ không thể là công nghệ phổ thông được. Sản phẩm nào thì phải công nghệ đó.
Hiện nay có rất nhiều những quan điểm khác nhau trong giáo dục và tôi nghĩ rằng các nhà giáo dục cũng như các nhà kinh doanh, quản trị cần có một cái nhìn thực tế và dũng cảm để chúng ta sửa.
- Kỳ vọng của ông khi đưa mô hình chuẩn G23.0 vào đào tạo nguồn nhân lực cao cấp Việt Nam?
Khẳng định cho thế giới đã đến thời Việt Nam trỗi dậy và quản trị của chúng ta đủ sức hấp dẫn các nhà quản trị của nước ngoài phải học tập, nếu có điều kiện chúng ta sẽ làm cho Việt Nam có đủ sức biến từ người đi làm thuê thành ông chủ.
- Đưa chương trình này đào tạo ra nhiều con người giúp cho xã hội thay đổi về năng lực quản trị cũng như cách thức quản trị, mô hình quản trị để tạo ra giá trị vượt trội.
- Cho thế giới biết Quản trị 23.0 cũng giống như công nghệ khi Việt Nam khởi xướng cũng là một niềm tự hào. Nhà nước cần nhìn nhận một cách đúng đắn nhất thay vì không có chính sách hỗ trợ cho nó phát triển thành cuộc cách mạng về mặt học thuật để các nhà quản trị kinh tế, thậm chí các nhà lãnh đạo cũng cần nhìn lại theo phương thức lãnh đạo mới để có giá trị đột phá.
Mong muốn trước mắt của tôi đó là đào tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có năng lực quản trị thực sự giúp nhà nước giải quyết được vấn đề khủng hoảng nhân lực hiện nay. Không gây tốn kém và làm lệch hướng các nguồn lực khác của đất nước.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Nhân lực Việt Nam: Đã đến thời trỗi dậy