![]() |
KT Browser của Nguyễn Anh Khoa đã trải qua 5 phiên bản và đang được hoàn thiện, sửa lỗi từng ngày. |
Nói với Zing.vn, Nguyễn Anh Khoa, tác giả KT Browser, tự nhận mình làm "từ A- Z" để cho ra được một trình duyệt dành riêng cho người Việt, tích hợp những tính năng "độc" như chế độ ban đêm, trợ lý ảo, tự động chặn quảng cáo, mạng riêng ảo VPN miễn phí... Ngay cả giao diện phẳng Material Design theo phong cách Google cũng do Khoa tự tay thiết kế.
Theo Anh Khoa, KT Browser tận dụng mã nguồn mở Chromium (hiện được dùng bởi Google Chrome, Cốc Cốc...), Gecko của Firefox và Trident của Internet Explorer. Tuy nhiên, các đoạn mã của KT Browser vẫn do Khoa tự viết và cố gắng đảm bảo các nhân này có thể tương thích tốt, không copy nguyên mẫu từ những trình duyệt trên. Người dùng cũng có thể tuỳ ý lựa chọn chuyển đổi giữa ba nhân này tuỳ theo mục đích sử dụng.
Hiện tại, KT Browser vẫn trong giai đoạn phát triển và còn nhiều vấn đề cần khắc phục. "Phiên bản 6.0 dự kiến ra mắt cuối tháng 7 sẽ mang đến trợ lý ảo thông minh hơn, tốc độ duyệt web nhanh hơn và cài đặt dễ dàng hơn", cậu học sinh lớp 10 Tin trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum) tiết lộ.
Sớm làm quen với ngôn ngữ lập trình
Sinh ra và lớn lên tại Kon Tum, có cả cha lẫn mẹ là giáo viên dạy Toán, Nguyễn Anh Khoa sớm hình thành tư duy logic và đam mê lập trình. Khoa kể, trong một lần tìm truyện tranh trong tủ sách, em vô tình thấy cuốn "giáo trình tự học Pascal" của cha. Cậu bé mẫu giáo đã lập tức bị cuốn hút với ngôn ngữ này.
Đến năm lớp 3, Anh Khoa bắt đầu làm quen với Visual Basic, ngôn ngữ lập trình mới mẻ hơn. Năm 2010, cậu bắt đầu tự học VB.NET, C# và C++. Khi đang học lớp 5, Anh Khoa bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra một trình duyệt web đầu tiên dành riêng cho người Việt Nam, trong bối cảnh các trình duyệt "ngoại" như Chrome và Firefox đang lên ngôi.
![]() |
Nguyễn Anh Khoa cho biết mỗi ngày chỉ kịp ngủ 4-5 tiếng. Thời gian còn lại để đi học và làm phần mềm. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
"Đa số trình duyệt hiện nay đều không tích hợp những tính năng dành riêng cho người Việt, người dùng thường phải tự cài thêm các tiện ích mở rộng", Nguyễn Anh Khoa nói về ý tưởng làm ra KT Browser. Nếu tính từ lúc "thai nghén", KT Browser của Khoa xuất hiện trước cả Cốc Cốc (tiền thân là Cờ Rôm+).
Nhận 'mưa gạch đá' và nuôi dự án bằng tiền thưởng
"Phản hồi xấu nhiều hơn tốt", Anh Khoa không giấu diếm về những ngày đầu tung KT Browser lên Internet. Cậu cho rằng người dùng thường "ném đá" ở những tính năng đang xây dựng dở dang. Với những tính năng đã hoàn chỉnh, KT Browser nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng.
Tuy nhiên, "gạch đá" từ những người dùng thử không phải là vấn đề lớn nhất với Anh Khoa khi phát triển sản phẩm này. Cậu học sinh lớp 10 thú nhận khó khăn lớn nhất nằm ở kinh phí. "Em không hiểu sao hồi đó có thể xin được ba mẹ một triệu đồng để mua server (máy chủ). Lúc đó ba mẹ không tin em làm được trình duyệt web", Khoa kể.
Để duy trì được dịch vụ này, lập trình viên 15 tuổi phải bỏ ra 500.000 đồng mỗi năm cho tên miền và một triệu đồng để "nuôi" server. "Em mang phần mềm trợ lý ảo Cena đi thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật quốc gia 2016 được giải nhì, tiền thưởng 1,5 triệu đồng nên mới có 'vốn' duy trì cho dự án".
Riêng về trợ lý ảo Cena, công cụ này vốn có thể chạy được trên smartphone Android, nhưng vì Khoa không có kinh phí trả tiền cho đối tác cung ứng giải pháp, sản phẩm này hiện chỉ có trên trình duyệt KT Browser.
Nói với Zing.vn, Nguyễn Anh Khoa cho biết sản phẩm kế tiếp của mình sẽ là một hệ điều hành thuần Việt dựa trên nền điện toán đám mây, chạy trên mọi thiết bị. "Em đang ước có một chiếc laptop mới để làm việc được tốt hơn", Khoa chia sẻ.
Người dùng có thể tải về KT Browser tại đây. Phần mềm này hiện đã có phiên bản cho Android, nhưng chưa chính thức có mặt trên Google Play Store. Theo Anh Khoa, "KT" có nghĩa là Kon Tum, nơi lập trình viên trẻ tuổi này đang sinh sống. KT Browser hiện có khoảng hơn 2.000 người dùng sau một thời gian ngắn giới thiệu trên Internet. Sản phẩm này giành giải khuyến khích cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật quốc gia 2015. Trợ lý ảo Cena được trao giải nhì ở cuộc thi năm 2016.
" alt=""/>Nam sinh 15 tuổi tự làm trình duyệt web và trợ lý ảo ở VNĐiều 292 Bộ luật Hình sự 2015 làm các startup "chùn bước"
Bộ luật Hình sự (BLHS) mới được Quốc hội khóa 13 thông qua tại Kỳ họp thứ 10 vào tháng 11/2015, đã được công bố và thời điểm bộ luật này có hiệu lực là từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, vào ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa 13 đã ra Nghị quyết 144 về việc lùi hiệu lực của BLHS năm 2015 và 3 đạo luật liên quan. Theo đó, Quốc hội quyết định lùi hiệu lực thi hành BLHS 2015 từ 1/7/2016 cho đến khi sửa xong các lỗi trong luật và luật mới có hiệu lực.
Đáng chú ý, trong BLHS 2015, thời gian vừa qua, quy định tại Điều 292 về “tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” đã khiến nhiều cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, viễn thông, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực này băn khoăn, lo lắng. Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, đại diện cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đã gửi trực tiếp kiến nghị đến Bộ này để đề nghị rà soát lại Điều 292 BLHS 2015, đặc biệt là quy định tại điểm e Khoản 1 của Điều 292 “các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật”, vì cho rằng quy định này có phạm vi điều chỉnh quá rộng nên không khuyến khích, thậm chí là “rào cản” đối với sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thậm chí, thời gian vừa qua, theo ghi nhận của phóng viên ICTnews, đang có một làn sóng các doanh nghiệp Việt Nam mở công ty tại Singapore nhằm hưởng các chính sách kinh doanh hiện đại và cởi mở. Đặc biệt nhu cầu này có vẻ tăng lên khi những lo lắng về Điều 292 BLHS 2015 có thể hình sự hóa các vi phạm về kinh doanh trên Internet.
Trong thông tin gửi tới các cơ quan thông tấn, báo chí ngày 18/7 vừa qua, Thứ trưởng Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Bộ Tư pháp đã cho biết, Bộ Tư pháp cho rằng kiến nghị của đại diện cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp về đề nghị rà soát lại Điều 292, nhất là quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 292 - “các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật” cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành nhất là các cơ quan thực thi pháp luật để không cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
Đồng thời, người phát ngôn Bộ Tư pháp cũng cho hay, cùng với việc sẽ có công văn gửi Bộ TT&TT, Bộ KH&ĐT đề nghị các Bộ này nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý với Điều 292 BLHS 2015, gửi kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp, trình Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015; thời gian tới Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT và mời đại diện cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, VCCI để trao đổi, thảo luận kỹ các nội dung nêu trên trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trao đổi với ICTnews về quy định tại Điều 292 của BLHS 2015, ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty CP công nghệ DTT - doanh nghiệp đã có hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT nhận định, trong khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chọn năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp, đồng thời khẳng định quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế thì quy định tại Điều 292 BLHS 2015 lại khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp làm khởi nghiệp “chùn bước”. Nếu được thực hiện, Điều luật này sẽ khiến cho hoạt động của doanh nghiệp công nghệ, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp rất khó khăn.
Đặc biệt, ông Nguyễn Thế Trung cho rằng, cụm từ “Các loại dịch vụ khác” trong quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 292 BLHS 2015 rất “nguy hiểm” và đáng lo ngại. Bởi lẽ, theo ông Trung, nếu quy định như vậy thì cái gì cũng có thể bị gom vào “các loại dịch vụ khác”. "Nói đến những người khởi nghiệp là nói đến sáng tạo và hoạt động sáng tạo của họ là nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, những phần chưa có trong Luật. Vậy nên chắc chắn sẽ rơi vào những phần “dịch vụ khác”, khi đó người làm khởi nghiệp sẽ mang tội”, ông Trung chia sẻ.
Ông Trung nhấn mạnh: quy định tại Điều 292 BLHS 2015 được thi hành sẽ dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khởi nghiệp cứ làm vì thị trường và người dùng chấp nhận, song lúc nào họ cũng nơm nớp lo sợ bị “áp” xử phạt theo quy định tại Điều 292 của BLHS 2015. “Khung hình phạt theo Luật Hình sự là cao nhất, nếu bị phạt theo bộ luật này sẽ là “vết đen” cực kỳ khủng khiếp với các cá nhân, doanh nghiệp”, ông Trung nói.
Điều 292 cần được làm rõ hơn
" alt=""/>Không sửa Điều 292, hàng năm Bộ TT&TT phải làm rõ về 'dịch vụ khác'Lỗ hổng nghiêm trọng nói trên trong thư viện quản lý dữ liệu ảnh ImageIO có thể giúp hacker chiếm quyền điều khiển thiết bị Apple thông qua 1 tin nhắn iMessage. Ảnh: CNET
Theo tạp chí Forbes và trang Quartz, các hacker có thể khai thác lỗ hổng bảo mật tồn tại ở hầu hết các phiên bản hệ điều hành iOS và OS X, ngoại trừ các bản cập nhật mới nhất của chúng, để xâm nhập vào điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad và máy tính Mac chỉ bằng cách gửi cho người dùng một tin nhắn iMessage.
Tyler Bohan, nhà nghiên cứu bảo mật cấp cao thuộc công ty Cisco Talos, đã phát hiện ra lỗ hổng nghiêm trọng nói trên trong thư viện quản lý dữ liệu ảnh ImageIO. Các hacker có thể tạo ra một công cụ khai thác lỗ hổng này và gài nó vào một tin nhắn đa phương tiện (MMS) dưới định dạng TIFF (tệp tin ảnh có đuôi .TIF), rồi gửi cho nạn nhân.
Một khi nạn nhân nhận và đọc tin nhắn lừa đảo của hacker, nó có thể gài một mã độc giúp hacker truy nhập vào bộ nhớ trong cũng như thâu tóm các mật khẩu đã lưu của thiết bị. Nạn nhân sẽ không có cơ hội phát hiện ra thiết bị Apple của mình bị hack.
Các hacker cũng có thể ra tay thông qua trình duyệt Safari, khi người dùng ghé thăm một website có chứa mã độc.
Để tránh nguy cơ bị hack như vậy, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị người dùng iPhone, iPad hay Mac có thể thực hiện một trong các giải pháp đơn giản sau đây: cập nhật thiết bị lên các phiên bản iOS và OS X mới nhất (iOS 9.3.3 và OS X El Capitan 10.11.6) hoặc tắt tính năng iMessage.
Apple hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận hay phản hồi nào về các thông tin nói trên.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>iPhone, iPad, Mac có thể bị hack chỉ bằng 1 tin nhắn iMessage