
Có mặt tại trường thi từ sáng sớm nay 5/7, Vũ Việt Anh (học sinh Trường THPT Phả Lại, tỉnh Hải Dương) cho biết, đã cùng bố ra Hà Nội từ cách đây 2 ngày trước để tham gia lớp ôn vẽ chuẩn bị cho kỳ thi năng khiếu vào ngành Sư phạm Mỹ thuật. Hai bố con thuê nhà trọ ở cách trường thi 100m.
Sáng nay, Việt Anh cũng như các thí sinh dự thi khối H ngành Sư phạm Mỹ thuật sẽ làm bài thi môn Hình họa (vẽ bằng bút chì đen) trong thời gian 4 tiếng đồng hồ. Đề thi sẽ là vẽ tượng chân dung trên khổ giấy A2, tương đương kích thước 40x60 cm.
Buổi chiều, sẽ tiếp tục thi môn Trang trí (vẽ bằng bột màu) trong thời gian 3,5 tiếng.
Không chỉ khối H, sáng nay, các thí sinh dự khối T vào ngành Giáo dục Thể chất (gồm bật xa, chạy 100m), thi khối N vào ngành Sư phạm Âm nhạc (gồm hát, thẩm âm - tiết tấu) và thi khối MK vào ngành Sư phạm Mầm non (gồm kể chuyện và đọc diễn cảm) cũng dự thi vào sáng nay.
Năm 2024, tổng số thí sinh đăng ký dự thi năng khiếu của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là 2.198 em. So với năm ngoái, năm nay mỗi ngành đều tăng gấp đôi số thí sinh đăng ký, trong khi chỉ tiêu vẫn giữ ổn định.
Cụ thể, 1.281 thí sinh thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non (chỉ tiêu 200); 319 thí sinh thi năng khiếu ngành Sư phạm Âm nhạc (chỉ tiêu 90); 222 thí sinh thi năng khiếu ngành Sư phạm Mỹ thuật (chỉ tiêu 80); 376 thí sinh thi năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất (chỉ tiêu 90).
Theo kế hoạch, ngày 10/7, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ công bố kết quả bài thi năng khiếu.
Cam kết ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản trị vận hành, giảng dạy, học tập
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn CMC, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học CMC cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 30 năm từ khi thành lập tới nay, CMC luôn tiên phong trong đầu tư, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới. Vì lẽ đó, ngay từ khi thành lập trường đại học, Ban lãnh đạo CMC đã xác định dựa trên thế mạnh cốt lõi của công ty là công nghệ, để xây dựng trường Đại học CMC trở thành mô hình trường đại học số (Digital University) tiên phong của Việt Nam.
“Việc chuyển đổi từ “Digital University” sang “AI University” hôm nay là một bước tiến quan trọng, không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà đó là sự cam kết mạnh mẽ của trường Đại học CMC trong việc ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào quản trị vận hành, giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trải nghiệm sinh viên. Trường Đại học CMC sẽ trở thành một môi trường học tập hiện đại, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực ứng dụng AI cho sinh viên, cán bộ nhân viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu”, ông Chính nhấn mạnh.
AI là bước chuyển lịch sử, thay đổi việc dạy và học tại trường Đại học CMC
Phiên thảo luận sôi nổi đến từ phần trình bày tham luận về những thay đổi do AI mang lại trong công tác phát triển chương trình đào tạo, xây dựng học liệu, giảng dạy và học tập, đào tạo nguồn lực chuyên ngành AI và các khóa ngắn hạn cấp chứng chỉ AI tại trường Đại học CMC của PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Theo PGS. Tùng, AI đã và đang có những tác động lớn đến công tác giáo dục, từ việc cải thiện chất lượng giảng dạy đến việc tối ưu hóa quản trị nhà trường.
Tại hội nghị, TS. Đặng Minh Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC ATI, Trưởng khoa Vi điện tử và Truyền thông, trường Đại học CMC đã giới thiệu về một số công nghệ lõi được chính CMC nghiên cứu và phát triển.
TS. Đặng Minh Tuấn cho biết, sinh viên CMC được trải nghiệm, sử dụng các công nghệ “made by CMC” cũng như có cơ hội tham gia thực hành, thực tập, nghiên cứu và làm việc cùng các chuyên gia hàng đầu tại Viện nghiên cứu công nghệ CMC ATI.
Ở phần trình bày về kế hoạch đầu tư cho mô hình AI University, ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn CMC kiêm Phó Tổng Giám đốc trường Đại học CMC cho biết: “Trong giai đoạn đầu, CMC sẽ tập trung vào việc đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ và giải pháp bằng chính năng lực công nghệ của tập đoàn cũng như thông qua hợp tác với các đối tác lớn của CMC như Microsoft, Google, Amazon, Intel, Synopsys. Sinh viên CMC sẽ được đào tạo, hướng dẫn sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập và nghiên cứu một cách có trách nhiệm, đảm bảo liêm chính học thuật.”
Chủ tịch Nguyễn Trung Chính khẳng định: “CMC đã tiến hành đầu tư, nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI từ nhiều năm trước. Bước chuyển đổi “AI University” này tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của CMC trong đầu tư, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo nhằm xây dựng một trường Đại học CMC tiên phong ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong quản trị vận hành, giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sinh viên, phát triển nguổn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng Việt Nam hùng cường”.
Thúy Ngà
" alt=""/>Trường Đại học CMCGlaze và Nightshade, phần mềm được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago, tác động vào các tác phẩm nghệ thuật được tải lên mạng nhằm làm “rối loạn” cái mà AI có thể nhận diện. Glaze nhẹ nhàng thay đổi hình ảnh để AI cho rằng, đó là một phong cách nghệ thuật khác, trong khi Nightshade là một công cụ có khả năng làm “rối loạn” mô hình đào tạo AI về những gì có trong một hình ảnh. Ý tưởng là cung cấp một giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc lạm dụng của các mô hình AI và bảo vệ quyền tác giả.
Đội ngũ đến từ Glaze và Nightshade lưu ý rằng, công cụ của họ chỉ đóng vai trò như biện pháp phòng vệ trong một không gian thiếu quy định, chứ không phải là một giải pháp toàn diện.
Karla Ortiz - một nghệ sĩ đến từ San Francisco, người đầu tiên công khai sử dụng Glaze cho rằng, mối giao điểm giữa nghệ thuật và AI “xét đến cùng là sự đồng thuận”. Cô lý giải: "Thật bất công khi bạn cả đời rèn luyện, học hỏi để có thể sáng tạo, tìm ra tiếng lòng riêng dưới tư cách nghệ sĩ, để rồi lại có ai đó lấy đi, tạo ra một bản sao…"
Theo Ortiz, công nghệ như Glaze là yếu tố quan trọng để bảo vệ các nghệ sĩ.
Các chuyên gia cho biết, các công cụ chống AI cung cấp một số bảo vệ bằng cách làm cho việc sử dụng AI để mô phỏng phong cách của một nghệ sĩ trở nên khó khăn hơn, nhưng chúng không giải quyết triệt để vấn đề. Khi các mô hình AI tiến triển, chúng sẽ ngày càng kho hoạt động hơn.
Jinghui Chen - giáo sư trợ giảng tại Đại học Pennsylvania State nhận thấy: "Khi AI trở nên mạnh mẽ hơn và mạnh mẽ hơn nữa, những công cụ chống AI này sẽ trở nên yếu đi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy điều này như là bước đi đầu tiên”.
Shan - nhà nghiên cứu của Đại học Chicago cũng đồng tình rằng các công cụ chống AI "chưa đáng tin cậy trong dài hạn. Điều này cũng áp dụng cho hầu hết các cơ chế bảo mật mà chúng ta thấy trong kỷ nguyên số”.
(Theo Altoona Mirror)
" alt=""/>Các nghệ sĩ nỗ lực bảo vệ tác phẩm trước sự mô phỏng của AI