Mức hỗ trợ tuy không quá cao, song nam sinh cho biết mình đã nỗ lực không ngừng để trở thành 1 trong 520 sinh viên của niên khóa 2021 – 2025.Bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ du học từ năm lớp 8, Nguyễn Bá Việt Dũng đã lên một kế hoạch dài hạn, đặt mục tiêu cụ thể cho từng năm học. Ngoài việc chú trọng học ngoại ngữ, chuẩn bị bài luận, nam sinh luôn cố gắng có kết quả học tập tốt và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.
Lớp 10 thi TOEFL, lớp 11 Dũng ôn luyện để thi SAT. Nam sinh hoàn thành mục tiêu đề ra, đạt 1530 SAT, 111 TOEFL sớm hơn so với dự định. Bước sang năm lớp 12, Dũng quyết định dừng tham gia các giải tranh biện để tập trung cho việc viết bài luận.
“Em biết việc chuẩn bị hồ sơ apply, ôn thi luôn căng thẳng, áp lực. Vì thế mà em luôn cố cân bằng giữa việc học hành và tham gia các hoạt động. Đối với học tiếng Anh, hai kỹ năng nghe – nói em thường tự tập luyện trước gương hoặc các bạn trong nhóm tranh biện. Riêng đọc – viết em thường áp dụng vào viết các bài luận. Mỗi ngày em sẽ đặt mục tiêu viết hai bài và ôn tập hết phần từ mới liên quan. Bên cạnh đó em cũng duy trì tham gia các giải đấu tranh biện cũng như hoạt động xã hội khác".
Tình yêu tranh biện mở lối cho con đường du học
Dũng từng là một trong những debater (người tranh biện) trẻ tuổi nhất tham gia một cuộc thi tranh biện tại Indonesia. Là một học sinh lớp 7 nhưng Dũng không ngần ngại, tự tin tranh biện với những anh chị ở các đội tuyển quốc tế khác.
 |
Việt Dũng tham dự Chương trình Mô phỏng Liên Hợp Quốc – Những nhà lãnh đạo quốc tế 2019 tại Thái Lan năm 2019 |
Suốt nhiều năm liền, Dũng đã tham gia các cuộc thi tranh biện cấp thành phố và quốc gia. Nam sinh giành được hơn 20 giải thưởng như: Thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự WSDC (World Schools Debating Championship) và đạt được giải thưởng đội tuyển trẻ triển vọng 2018; Giải nhất cuộc thi Hanoi Debating tournament 2019; Top 2 Speaker Hanoi Debating tournament 2019… Dũng cùng đội tuyển tham dự nhiều cuộc thi tranh biện, sáng tạo tại Malaysia, Croatia, Indonesia, dự giải 5th Oldham Cup 2019 tại Singapore…
“Tranh biện mở ra những trang mới trong cuộc đời học sinh của em. Trước khi biết đến tranh biện, em là một người khá thờ ơ, rụt rè và không để ý những vấn đề xảy ra xung quanh bản thân, em chỉ học những gì có trong sách vở đơn thuần. Nhưng giây phút em biết đến tranh biện cũng là lúc mà đầu óc em được mở mang hơn, luôn khơi gợi cho em tìm hiểu vạn vật để đưa ra góc nhìn đa chiều,...”
Từ một debate trẻ, năm lớp 12 Dũng trở thành giám khảo chấm thi cho nhiều cuộc thi hùng biện khác.
“Chính tranh biện nuôi dưỡng trong em mơ ước được đại diện cho Việt Nam đứng trên đấu trường quốc tế tranh biện về những vấn đề nóng hổi. Đó cũng là cơ duyên để em lựa chọn theo học chuyên ngành quan hệ công chúng tại đại học Johns Hopkins, Dũng nói.”
3 điều cần tránh khi chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tìm hiểu kỹ, Dũng nhận ra một vài lưu ý quan trọng để ghi điểm ngay lần đầu apply học bổng. Đầu tiên là cách lựa chọn chủ đề bài luận. Đây là yếu tố thể hiện được hiểu biết, tư duy, mong muốn cá nhân để thuyết phục các trường đại học nước ngoài. Theo Dũng nên chọn chủ đề bài luận gần gũi, dễ hiểu để diễn đạt được thực tế và sâu sắc hơn.
“Nhiều người nghĩ viết luận luôn phải chọn đề tài mới lạ, độc đáo mới thu hút giám khảo. Nhưng cá nhân em nghĩ, bài luận có thể là bất cứ vấn đề nào xung quanh bản thân mình. Dũng đã lựa chọn chủ đề bài luận là lòng trung thành, một giá trị quan trọng đối với mỗi người”.
Ngoài ra, chọn lọc thông tin đưa vào bản lý lịch bản thân (CV) đặc biệt quan trọng. Thông tin phải có chọn lọc nội dung, tránh đưa vào đại trà liệt kê quá dài dòng. Một CV đẹp để thuyết phục hội đồng cần có điểm nhấn về năng lực chuyên sâu của bạn, thể hiện được mong muốn dự định về ngành theo học. Đồng thời, bản giới thiệu thể hiện được bạn có khả năng đóng góp và lan tỏa giá trị tích cực như thể nào, Dũng chia sẻ.
Bí quyết quan trọng mà nam sinh đã áp dụng là chỉ đưa những thông tin cần thiết, nói được bản thân mình là ai, cũng như vai trò của bản thân với đóng góp cộng đồng như thế nào. Thể hiện được kết quả hoạt động của mình đã tác động, thay đổi nhận thức mọi người xung quanh như thế nào. Bản CV của Việt Dũng chỉ vỏn vẹn một trang, nhưng thể hiện rõ lợi thế cá nhân và rất thuyết phục.
Điều cuối cùng, chính là phân bố thời gian hợp lý và chấp nhận buông bỏ những điều không quan trọng.
“Đừng để nước đến chân mới nhảy mà hãy để mình trong tư thế chủ động, tránh áp lực. Như bản thân em dù đã chuẩn bị cho các kỳ thi từ trước, từ bỏ nhiều cuộc tranh biện để chuẩn bị hồ sơ. Nhưng tháng cuối trước hạn nộp, em mới thực sự chuyên tâm vào viết hồ sơ, viết luận và thư giới thiệu nên khá căng thẳng” Việt Dũng nói.
Ngọc Linh

Nữ sinh giành học bổng 7 tỷ của ĐH Stanford nhờ đam mê lập trình
Sang Mỹ, dù chưa từng biết đến lập trình, nhưng qua lời giới thiệu của thầy, Hân bắt đầu cảm thấy thích thú. “Tại sao một vài dòng code cũng có thể tạo ra chuyển động của đồ vật?”.
" alt=""/>Ba bí kíp trúng tuyển ĐH Johns Hopkins của nam sinh Hà Nội
Vũ Văn Tài năm nay 15 tuổi, ở thôn Giang Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Tháng 6 năm ngoái, sau ca mổ ruột thừa, cơ thể con dần trở nên xanh xao. Vợ chồng chị Kim Anh đưa con đi khám ở bệnh viện địa phương, phát hiện con bị thiếu máu, uống thuốc mãi vẫn không khỏi.Đến tháng 1/2021, người mẹ vét hết tiền được vài trăm nghìn đồng đưa con lên bệnh viện để truyền máu, nhưng còn chưa hết 1 túi máu thì con bị sốc, khó thở, phải cấp cứu. Tá hỏa, chị phải gọi điện báo chồng vay mượn tiền và chuyển con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
 |
Vũ Văn Tài đang chạy thận ngoại trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2. |
Anh Vũ Đình Tuệ khi ấy chỉ vay được 20 triệu đồng. Vào đến thành phố, họ phải trả tiền thuê xe cứu thương 15 triệu, còn 5 triệu vừa đóng tạm ứng viện phí, vừa để một phần chi phí bên ngoài.
Chị Kim Anh bùi ngùi nhớ lại, thời điểm nghe bác sĩ nói con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, vợ chồng chị rơi vào hoảng loạn, không hiểu tại sao con mình lại mắc phải căn bệnh ấy. Cũng nhờ các bác sĩ thấu hiểu nên ân cần giải thích, an ủi, sau đó còn có các phụ huynh khác có con mắc bệnh động viên, họ mới lấy lại tinh thần, bắt đầu cùng con chiến đấu.
Do điều kiện kinh tế khó khăn, anh Tuệ về quê, còn chị Kim Anh ở lại thành phố, mướn phòng trọ khá xa bệnh viện để tiết kiệm tiền, mỗi tuần đưa con trai đi chạy thận 3 lần.
 |
Sau mỗi lần xét nghiệm Covid-19, con phải chờ có kết quả mới được vào chạy thận. |
Chiếc ghế sắt lạnh lẽo ở hành lang bên ngoài khu chạy thận ngoại trú là nơi Tài thường nằm nghỉ tạm trước và sau mỗi buổi chạy thận. Nhất là thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở thành phố, sau khi làm xét nghiệm PCR, con phải chờ dài hàng tiếng mới được vào phòng. Nhìn con trai mệt mỏi đến rệu rã, chị Kim Anh đau buốt lòng.
Suốt khoảng thời gian bệnh tật, Tài chưa từng kêu ca, phàn nàn với mẹ điều gì. Mỗi lần nghe mẹ gọi điện về quê để vay tiền, con lặng im. Chỉ thỉnh thoảng, giống như không thể kìm nén được nữa, con mới thốt lên: “Cho con về nhà nhé. Nhà mình nợ nhiều lắm rồi”.
“Lúc ấy tim tôi như bị dao cứa từng nhát vậy. Đứa con trai mình đứt ruột đẻ ra, nuôi lớn ngần ấy, lại ngoan ngoãn, hiếu thảo như thế, làm sao mà bỏ được”, người mẹ nghèo bật khóc nức nở.
Thời điểm khó khăn nhất với mẹ con chị là giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến thành phố phải giãn cách xã hội. Ngoài chi phí nhà trọ, ăn uống, thuốc men, 2 mẹ con còn phải chi trả tiền xét nghiệm Covid-19, đi lại cũng tốn kém hơn.
Chị Kim Anh chia sẻ: “Riêng từ lúc dịch bùng phát đến giờ, tôi đã vay khoảng 60 triệu rồi cô ạ. Chồng tôi ở quê cũng thất nghiệp nên không làm được gì, ở nhà rau cháo qua ngày. Ngay cả mấy đứa nhỏ học online cũng phải mượn điện thoại của họ hàng. Vay mượn của người thân không xuể thì đi vay lãi chứ không được để con bỏ cữ chạy thận”.
 |
Người mẹ nghèo bật khóc vì không biết làm sao để có tiền cho con chạy thận trong thời gian tới. |
Trước đây, khi Tài chưa bị bệnh, ngoài 3 sào ruộng trồng lúa của gia đình, lúc rảnh, vợ chồng chị Kim Anh đi làm mướn để kiếm tiền đóng học phí cho 3 đứa con. Cuộc sống chỉ vừa đủ. Bất chợt tai ương ập đến, anh em nội ngoại cũng chẳng dư dả, chỉ có thể hỗ trợ chút ít lúc ban đầu. Bởi vậy, họ chỉ có thể dựa vào chính mình.
Đến nay, nợ cũ chưa trả, không ai dám cho vợ chồng chị vay thêm nữa. Ở thành phố bị bủa vây bởi dịch bệnh, đã nhiều đêm chị mất ngủ, vì thương đứa con trai bạc phận của mình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Phòng CTXH Bệnh viện Nhi đồng 2; Hoặc chị Mai Thị Kim Anh hoặc anh Vũ Đình Tuệ; Địa chỉ: thôn Giang Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0819267475.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.331 (bé Vũ Văn Tài)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Cậu bé bệnh thận tha thiết xin được về vì cha mẹ vay nợ quá nhiều