

|
Bạn đang ở đâu trong quá trình toàn cầu hóa?
|
Chủ động trước “cuộc chơi” hội nhập, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group đã chuẩn bị kỹ chiến lược để duy trì vị thế nhà sản xuất và kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam. Một trong những “vũ khí” của ông là chuẩn bị nguồn nhân lực giỏi và năng động để thực thi hiệu quả chiến lược của tập đoàn, cũng như ứng phó nhanh với mọi thách thức và biến động của thị trường.
Giống như ông Vũ, nhiều ông chủ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT, Vinamilk,… cũng đang “săn lùng” nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng kết nối và kinh doanh trên phạm vi toàn cầu, để không bỏ lỡ cuộc chơi hội nhập đã gần kề.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra mắt vào cuối năm nay, quỹ việc làm của Việt Nam đến năm 2025 sẽ tăng 10,5%, trong đó nhu cầu về nhân lực trình độ cao đạt xấp xỉ một triệu lao động, tương ứng với mức tăng 13%.
Bên cạnh cơ hội được tự do làm việc đối với tám ngành nghề trong cộng đồng ASEAN, việc hình thành AEC cũng đẩy lao động Việt Nam vào thế phải cạnh tranh với nguồn nhân lực chất lượng đến từ các nước trong khu vực ngay tại sân nhà.
Ông Sanjay Kalra, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, cho biết vấn đề quan trọng nhất với Việt Nam hiện nay là phải nâng cao năng lực và trình độ của người lao động, để họ nắm bắt cơ hội việc làm tốt hơn, đón đầu được làn sóng đầu tư từ nước ngoài.
Cánh cửa kết nối với thế giới
Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam - Giáo sư Gael McDonald nhận định nhân lực được đào tạo bài bản về lĩnh vực kinh doanh quốc tế là điều kiện thiết yếu giúp kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập.
Tuy nhiên, Giáo sư cũng cho biết đào tạo kinh doanh quốc tế cần đem đến những trải nghiệm thực tiễn trong môi trường quốc tế cho sinh viên. Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế (MIB) Đại học RMIT Việt Nam chính thức giảng dạy từ tháng 10/2015 chính là nỗ lực của trường trong việc góp phần tạo nên thế hệ những lãnh đạo đầy hoài bão sẵn sàng tạo dấu ấn trong môi trường kinh doanh quốc tế.

|
Sinh viên cao học RMIT Việt Nam đang trao đổi trong một dự án nhóm
|
Tại sự kiện ra mắt chương trình vào ngày 30 - 31/07 tới đây ở TP. HCM và Hà Nội, đại diện RMIT Việt Nam cùng các diễn giả sẽ trao đổi về cơ hội nghề nghiệp tại thị trường lao động quốc tế, cũng như cơ hội trao đổi và tham quan học tập tại nước Đan Mạch, Pháp, Đức, Hàn Quốc hoặc Úc.
Ông Bùi Xuân Phong - Giám đốc khối Quản trị nội bộ Tập đoàn IMPERIAL và ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh - Tổng giám đốc Nedcoffee Vietnam cùng các giảng viên Đại học RMIT sẽ chia sẻ bí quyết thành công trong sự nghiệp thuộc các lĩnh vực quản lý, ngân hàng, khách sạn, đào tạo tư vấn bán hàng, quản lý dự án và tái cấu trúc doanh nghiệp. Khách tham gia sự kiện sẽ hiểu hơn về cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp đa quốc gia, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để trở thành công dân toàn cầu có khả năng làm việc tại nhiều nước trên thế giới.
Cơ hội và thách thức nào đang chờ bạn trong quá trình hội nhập quốc tế? Những thay đổi gì trong nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam? Hãy tham gia sự kiện ra mắt chương trình Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế (MIB) RMIT Việt Nam để tìm câu trả lời: • TP. HCM: 18.00, 30/07/2015 tại KS. Pullman, 148 Trần Hưng Đạo, Q. 1 Đăng ký tại: http://bit.ly/ThacSi-KinhDoanh-QuocTe Hà Nội: 18h00, 31/07/2015 tại Khách sạn Lotte, 54 Liễu Giai, Q. Ba Đình Đăng ký tại: http://bit.ly/ThacSiKinhDoanhQuocTe • Hotline: (08) 3776 1369 (TP. HCM) và (04) 3726 1460 (HN) |
Vũ Minh
" alt=""/>‘Khát’ nhân sự có kĩ năng làm việc toàn cầu
Luật sư tư vấn:Thứ nhất:Quyền yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế.
Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013, những người sau đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:
Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Căn cứ theo quy định trên, nếu người sử dụng đất được nhận thừa kế quyền sử dụng đất và có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc có di chúc kèm bản gốc sổ đỏ thì mới đủ điều kiện sang tên quyền sử dụng đất.
 |
Ảnh minh họa |
Thứ hai:Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 105 Luật đất đai 2013 thì những cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là:
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp cấp sai đối tượng thì xử lý như thế nào?
Nếu như sổ đỏ được cấp sai quy định tại Điều 106 Luật đất đai 2013, căn cứ khoản 4 Điều khoản 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c khoản 4 Điều 87 Nghị Định 01/2017/NĐ- CP như sau:
“b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định;
c) Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai;”
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền;
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quy định nêu trên thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện.
Thứ ba:Thủ tục khởi kiện liên quan đến quyền sử dụng đất
Trường hợp khởi kiện dân sự xác định ai là người sử dụng đất với đối tượng tranh chấp quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp này, bạn khởi kiện người có tên trên sổ đỏ. Căn cứ Điều 26, Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối tượng tranh chấp lúc này là bất động sản nên Tòa án huyện nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết. Người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp trước tiên phải gửi đơn yêu cầu hòa giải đến UBND xã nơi có bất động sản tranh chấp theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Trường hợp hòa giải không thành, người bị xâm phạm quyền lợi mới được quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi có bất động sản để giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp khởi kiện Hành chính
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013; khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là quyết định hành chính. Vì vậy, đây là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính. Căn cứ khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 thì trong trường hợp này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Tòa án có thẩm quyền giải quyết hủy Quyết định cá biệt trái pháp luật có liên quan. Khi khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện chỉ cần yêu cầu Tòa án hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Giao dịch mua bán nhà đất khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
Có thông tin từ ngày 1/7/2021 sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy. Vậy khi bỏ sổ hộ khẩu giấy thì các vấn đề giao dịch dân sự, nhất là trong mua bán nhà đất người dân sẽ làm như thế nào?
" alt=""/>Kiện hủy sổ đỏ khi cấp sai quy định