12h giờ đêm, có mặt tại một trong những con phố có người vô gia cư tại Hà Nội, N, một thanh niên cùng nhóm bạn của mình bắt đầu hành trình đi phát đồ ăn từ thiện.
Đồ ăn của nhóm N. gồm một phần xôi kèm trứng hoặc thịt được đựng trong 1 hộp xốp. Cả nhóm xuất phát vào lúc 10 - 12 giờ đêm đến các con phố như Tràng Thi, ngã tư Hàng Than - Hàng Đậu, Nguyễn Đình Chiểu…
Khi được hỏi tiêu chí để nhận các suất ăn này, N nói: ‘Cứ thấy người nào nằm hoặc ngồi bên vỉa hè vào đêm khuya là chúng tôi phát quà’. Nhưng họ có thật sự là người vô gia cư, hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ hay không, N. đều lắc đầu không biết.
![]() |
Một người vô gia cư ngủ trên phố Hà Nội. |
1 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại con phố Nguyễn Đình Chiểu giao Trần Nhân Tông (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng).
Đây là khu vực nổi tiếng có nhiều người vô gia cư tụ tập nhận quà từ thiện. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi đến, không có người vô gia cư nào xuất hiện.
Ngỏ ý muốn tìm người vô gia cư trong khu vực để tặng quà, anh P., nhân viên bảo vệ của một công ty gần đó lắc đầu: ‘Cho người ta làm gì? Họ có nhà, chỗ ở, ai vô gia cư?’.
Theo người đàn ông này, khu vực trên chỉ có 1 - 2 người vô gia cư thật, thường nằm ngủ qua đêm ở góc hồ.
Thời gian trước, thấy khu vực này có những nhóm từ thiện hay phát quà đêm, một số người dân đã kéo đến để nhận quà. ‘Nhận quà xong, người ta đem bán. Thậm chí, có bà còn thu mua đồ ăn được phát (xôi, cháo, cơm hộp…) sau đó bán lại cho các công nhân xây dựng làm việc đêm ở công trường, nhà cao tầng. Bà ta mua với giá 5 - 10 nghìn, bán lại cho thợ xây 15 - 20 nghìn đồng’, ông P. nói.
Hơn 10 năm làm bảo vệ đêm tại đây, ông P. từng chứng kiến những chuyện người có nhà nhưng giả vờ là vô gia cư tụ tập để nhận quà. Mâu thuẫn trong việc nhận đồ, nhóm người này còn chửi bới nhau.
‘Ngày trước, các nhóm từ thiện còn cho quần áo mới, chăn màn… Họ nhận xong, ngày hôm sau đem bán luôn. Thậm chí, nhận bánh mì có người còn vứt đi vì nhiều quá. Theo tôi, nếu làm từ thiện nên vào bệnh viện tìm những người nghèo bị ốm đau, bệnh tật để giúp đỡ sẽ ý nghĩa hơn’, ông này nói thêm.
Về vấn đề này, đại diện công an phường Nguyễn Du cho biết, cách đây mấy tháng, vào khoảng 10 -12 giờ đêm trên phố Nguyễn Đình Chiểu xuất hiện nhiều tổ chức từ thiện đến phát quà cho những người không có nhà.
Biết tin các nhóm từ thiện thường phát suất ăn, những người nơi khác đã tập trung ở đấy để nhận. Họ đến đúng giờ phát quà, sau đó lại đi, thường vào khoảng 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.
‘Nhiều người có nhà, chỗ ở ổn định nhưng không chịu làm việc, cứ ra đấy để nhận quà từ thiện. Ban đầu ít nhưng sau đó đến vài chục người kéo đến nhận quà, gây mất mỹ quan thành phố’, đại diện công an phường Nguyễn Du khẳng định.
Nắm được tình hình có những người vô gia cư giả tập trung nhận quà từ thiện, công an phường Nguyễn Du phối hợp UBND phường cùng tổ dân phố đã sơ tán nhóm người trên, không được tập trung ở đây.
Hiện, không còn tình trạng trên ở khu vực phường này.
![]() |
Người mẹ và 2 con xuất hiện ở phố Tràng Thi để nhận quà từ thiện |
‘Nhiều nhóm từ thiện đi phát quà nhưng không thông qua phường, cứ thấy người nằm, ngồi ở ghế đá là cho quà. Từ thiện là hành động tốt nhưng việc tụ tập đông tạo hình ảnh không đẹp cho thành phố nên chúng tôi bắt buộc phải giải tán’, đại diện công an phường Nguyễn Du nói thêm.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Vũ Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống cũng cho biết: ‘UBND phường Hàng Trống phối hợp với phòng Lao động Thương binh & Xã hội quận Hoàn Kiếm, cũng như trung tâm bảo trợ đã truy quét một số lần.
Các đối tượng này không phải là vô gia cư, thực ra họ có địa chỉ đàng hoàng nhưng toàn lê la ở đây xin quà từ thiện.
Đợt Tết Dương lịch, chúng tôi truy quét 7 đối tượng, trong đó có 2 trẻ em. Chúng tôi phối hợp với Trung tâm bảo trợ xã hội 1 (Đông Anh, Hà Nội), đưa về trụ sở Công an phường Hàng Trống. Sau đó, những người này được đưa lên Trung tâm bảo trợ xã hội 1’.
Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống khẳng định: ‘Những người này không phải vô gia cư, họ lang thang xin đồ từ thiện dọc phố Tràng Thi đến khu vực Triệu Quốc Đạt. Hầu hết các đối tượng thường trú ngoại tỉnh, có 1 người ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Trước đây, tình trạng này không nhiều nhưng thời điểm Tết Dương lịch số người tập trung tăng rất đông bởi thời điểm này các đoàn từ thiện thường phát quà nhiều hơn’, ông Tuấn Anh khẳng định.
Đại diện UB phường này cũng chia sẻ, việc đi giải tán các nhóm người tụ tập trên không hề dễ dàng.
‘Không ít người chống đối khi chúng tôi làm việc. Ví dụ trường hợp người phụ nữ cùng 2 con nhỏ ở Tràng Thi có thái độ bất hợp tác. Cán bộ phòng Lao động xuống hỏi han hoàn cảnh, chị này nằng nặc khẳng định: ‘Tôi chả làm gì sai. Tôi ngồi đây ảnh hưởng gì?'.
Khi lực lượng chức năng mời lên xe để đưa về trụ sở phường lập biên bản, người phụ nữ này vùng vằng không lên’, ông Tuấn Anh cho biết.
Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.
" alt=""/>Sự thật về những người vô gia cư xuất hiện lúc nửa đêm ở Hà Nội
![]() |
Theo ông Vưu (75 tuổi) - Chi hội trưởng hội Người cao tuổi thôn Hữu Vĩnh, đền Đức Thánh Cả tương truyền được xây dựng cách đây khoảng 1.500 năm, thờ vị tướng 'Nhất phẩm đại vương' triều tiền Lý Nam Đế. |
![]() |
Phía ngoài là cổng đền và tường bao quanh. Phía trong là hai dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung... |
![]() |
Trong khuôn viên đền còn lưu giữ toàn bộ hệ thống hoành phi, câu đối. Tất cả đều được sơn son thếp vàng và khảm trai ngọc quý hiếm. |
![]() |
Cửa đền quay ra sông, trước cửa là hai bức tượng hổ tạc bằng đá nguyên khối. |
![]() |
Cửa phụ đi vào đền. Ông Vưu chia sẻ, đền có hai cửa phụ nhưng chỉ mở cửa bên phải, còn cửa bên trái đóng chặt. |
![]() |
Mỗi năm cửa bên trái được mở lúc tế lễ vào ngày 6 tháng 2 âm lịch - lễ tưởng niệm vua Đinh Tiên Hoàng. |
![]() |
Ông Vưu (bên trái) thông tin thêm, việc cửa phụ này đóng chặt quanh năm gắn liền với điển tích vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Câu chuyện được ghi chép trong Thần phả (tư liệu - nv) đang lưu giữ trong đền từ thế kỷ 10. |
![]() |
Theo ghi chép, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, đi qua đền thấy phong cảnh núi sông hùng vĩ, ngưỡng mộ thần linh, ông cho quân sĩ hạ trại làm lễ cầu nguyện. Nửa đêm, ông nằm ngủ ở cửa được thần báo mộng giúp dẹp giặc. Sáng hôm sau, ông chọn 12 thanh niên trai tráng của làng Hữu Vĩnh xung vào đội quân. Từ đó đánh đến đâu thắng đến đấy. Sau khi dẹp yên bờ cõi, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Cũng kể từ đó, dân làng đóng chặt cửa phụ này vì cho rằng đây là nơi vua ngự, mang tính chất linh thiêng. Vào ngày 6/2 âm lịch, khi tổ chức lễ tưởng niệm vua Đinh Tiên Hoàng, cánh cửa mới được mở ra lúc tế lễ, sau đó đóng lại ngay. |
![]() |
Thắng trận trở về, vua Đinh Tiên Hoàng cho quân lính tu bổ đền. Quá trình tu bổ, trời bỗng nổi cơn gió lớn và xuất hiện một bè gỗ lim. Thấy điềm lành, vua Đinh cho vớt bè gỗ vào, dùng gỗ dựng thành gian đại bái. Các cột gỗ lim này tương truyền là lấy từ chiếc bè đó. |
![]() |
Khu vực cung cấm trong đền Đức Thánh Cả. Tấm bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia được đặt trang trọng trên ban thờ. |
![]() |
Hình rồng phun mưa và hoa văn đắp nổi tinh xảo trên cổng đền. |
![]() |
Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đền vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo, chưa có dấu hiệu bị hư hỏng. |
![]() |
Bức tượng hộ pháp cổ và voi cũng được chế tác từ đá. |
Cụ Đào Văn Vận (80 tuổi) - người dân thôn Hữu Vĩnh kể, 70 năm trước, đền Đức Thánh Cả nằm biệt lập với bên ngoài, xung quanh là cỏ dại và lau sậy. Mọi người muốn sang đền thường dùng thuyền nan bơi qua sông. Vào dịp đầu năm, cụ Vận và hội Người cao tuổi của thôn thường ra đền phục vụ và hướng dẫn du khách thập phương về thăm quan. |
Ngôi nhà gần 400 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã qua 12 đời sinh sống. Trải qua nắng mưa, ngôi nhà vẫn giữ được nét đẹp cổ kính.
" alt=""/>Bí mật về cánh cửa chỉ mở 1 lần mỗi năm ở đền thiêng Hà NộiCô gái có biệt danh Tulip, SN 1997, quê Bến Tre sinh ra trong gia đình nghèo. Bốn năm trước, đang học lớp 10 cô phải nghỉ học, lên TP.HCM ở chung với một cô gái bán dâm tìm việc làm.
Công việc ban đầu của cô là phụ bán quán cà phê. Sau đó, vì cuộc sống khó khăn, lại phải gửi tiền về cho gia đình, cô chấp nhận đi bán dâm khi mới 17 tuổi và có nguy cơ rơi vào tay tổ chức buôn bán người.
'Mỗi tháng em ấy gửi về nhà 2 triệu đồng và giấu việc mình làm. Tôi tiếp cận, em ấy bày tỏ, muốn được đi học lại. Sau khi được hỗ trợ học nghề làm móng tay, em ấy giờ đang làm cho một tiệm tóc', Georges nói và cho biết, hiện 12 cô gái đang được an toàn và đều có việc làm ổn định. Vốn dĩ ông lấy tên các loài hoa để đặt cho các cô gái là muốn giữ sự riêng tư, bí mật cho các cô.
Georges sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở thủ đô Paris, Pháp. Năm 1975, cậu bé Geoges bước qua tuổi 14 thì gia đình xảy ra biến cố, ba mẹ ly hôn. Cậu phải bỏ học, đi làm thợ hồ cho một công ty xây dựng nhà ở tại Pháp.
Sau ba năm đi làm, tiết kiệm được tiền, Goerges đến trung tâm thiện nguyện ở thủ đô Paris xin ở để đi học lại. Song song đó, ông tiếp tục đi làm thêm, phụ giúp các việc ở trung tâm và tham gia các hoạt động thiện nguyện.
![]() |
Rất nhiều cô gái, sau khi được Georges giải cứu đã tình nguyện tham gia tổ chức AAT, đi giúp đỡ các nạn nhân khác. Ảnh: NVCC. |
Những năm sau đó, nhờ học chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, Georges trở thành giám đốc một tổ chức tình nguyện và giám đốc công ty du lịch tại Pháp.
Nói về việc đến Việt Nam định cư, người đàn ông có vợ Việt và hai cô con gái cho biết, năm học lớp 8, ông được học với một vài bạn người Việt vừa mới sang Pháp định cư.
‘Chúng tôi da trắng, mắt xanh, cao lớn. Còn các bạn ấy da vàng, tóc đen, người rất thấp. Lúc đó, tôi thấy rất lạ’, Georges nói và bắt đầu tò mò, đặt nhiều câu hỏi về đất nước, con người Việt Nam.
Tháng 12/1992, đọc được thông tin nhiều trẻ em Việt không được đến trường vì cha mẹ khó khăn, chàng thanh niên người Pháp quyết định đến TP.HCM, tự học tiếng Việt, bỏ tiền đến các vùng quê nghèo ở các tỉnh miền Tây xây cầu, xây trường học, mở lớp học tình thương.
Một lần, đang chuẩn bị mở lớp học tình thương ở quận 4, Georges nhận được tin báo, có hai bé gái ở lớp học tình thương do mình tổ chức bị bắt cóc. Một mặt ông báo tin cho công an nhờ giúp đỡ, mặt khác ông lần theo đường đi của kẻ bắt cóc theo mô tả của những người chứng kiến, mục đích cứu được hai bé gái.
'TP.HCM giáp biên giới Campuchia, tôi nghĩ ngay đến việc hai bé sẽ bị bán qua bên đó. Ngay lập tức tôi lên đường. May mắn, vừa đến biên giới thì tôi gặp. Những kẻ bắt cóc khai, thấy hai bé dễ thương nên bắt sang Campuchia bán cho các tổ chức hoạt động mại dâm', Georges nhớ lại và cho biết. Sau đó, được Bộ Công an giúp đỡ, ông quyết định thành lập tổ chức AAT vào năm 2003.
‘Khi đi làm thợ hồ ở Pháp, tôi ở trong nhà chứa của nhiều cô gái mại dâm. Họ bị đánh đập, bắt phục vụ trong đau đớn. Họ muốn thoát ra con đường đó mà không được’, Georges nói thêm về quyết định làm công việc nguy hiểm của mình.
![]() |
Georges trong những lần đi tiếp xúc với các gia đình nạn nhân trong nạn buôn bán người. Ảnh: NVCC. |
Thời gian đầu, tổ chức của ông hoạt động cầm chừng. Sau đó, đường dây nóng của tổ chức phải hoạt động ngày đêm để tiếp nhận, giải đáp, hướng dẫn những nạn nhân gọi đến cầu cứu.
Mỗi khi nhận được tin báo của các nạn nhân, Georges cùng các tình nguyện viên khác đến nơi nạn nhân đang gặp nguy hiểm đóng giả làm khách, nhân viên phục vụ hoặc người đi đường để tiếp cận, tìm hiểu thông tin. Sau đó, ông kết hợp với chính quyền sở tại giải cứu nạn nhân.
Với sự tài tình, bất chấp hiểm nguy, đến nay Georges đã giải cứu được hơn 2.500 nạn nhân từ Malaysia, Lào, Thái Lan, Singapore... trở về. Ông cho biết, chính vì làm công việc đi cướp bát cơm của những người hoạt động phi pháp nên ông liên tục nhận tin nhắn, cuộc gọi đe dọa sẽ ‘xử’, nhưng Georges không sợ. Điều ông sợ nhất là biết các phụ nữ, trẻ em đang gặp nguy hiểm mà không giải cứu được họ.
Linh là nạn nhân bị bán qua Thái Lan rồi lại bị bán sang Malaysia. Một lần mượn được chiếc điện thoại của khách, cô báo tin cho Georges nói địa chỉ nơi mình đang bị giam giữ.
Nhận tin báo của Linh giữa đêm, Georges lên đường ngay vì nghĩ, nếu mình chậm giờ nào Linh sẽ gặp nguy hiểm giờ đó.
Vừa đáp chuyến bay đến Malaysia, ông lập tức liên hệ với chính quyền nhờ giúp đỡ sau đó đến địa chỉ nơi Linh bị giam. Hơn ba ngày tiếp cận, ông cũng cứu được Linh. Đưa cô trở về TP.HCM, ông giúp cô đi học nghề, hòa nhập cộng đồng.
Tuy vậy, Georges cho biết, do hiện nay có nhiều khó khăn, tổ chức của ông phải hoạt động cầm chừng việc giải cứu các nạn nhân từ nạn buôn bán người. Thay vào đó, ông cùng các tình nguyện viên tích cực đi khuyên bảo, giúp đỡ những cô gái, bé gái hoạt động mại dâm có nguy cơ là nạn nhân của nạn buôn bán người. Nhiều cô gái sau đó đã tình nguyện tham gia tổ chức của ông để giúp đỡ các nạn nhân khác.
Từng làm việc với Georges, bà Lê Thị Hà, nguyên Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, Georges là người hoạt động rất tích cực trong việc phòng chống, buôn bán người và hỗ trợ các nạn nhân.
Hiện, ông và tổ chức AAT không chỉ giải cứu các nạn nhân mà còn giúp họ có việc làm, hòa nhập cộng đồng. 'Tôi rất trân trọng những đóng góp của Georges cho quyền lợi của phụ nữ Việt', bà Hà nói.
Suốt bốn năm qua, người phụ nữ này chấp nhận bán xe, bán nhà, lấy tiền nuôi dưỡng, cứu sống đứa con nuôi mắc bệnh nan y.
" alt=""/>Giám đốc Pháp ở Sài Gòn: Thuê nhà, không có ô tô nhưng tôi rất hạnh phúc