Trong một dòng chia sẻ trên Twitter hôm nay, Stamos đã giãi bày: "Không như những tin đồn, tôi vẫn hoàn toàn gắn bó với công việc của mình tại Facebook. Đúng là vai trò của tôi đã thay đổi. Hiện giờ tôi đang dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu những rủi ro an ninh, và đang làm về mảng an ninh bầu cử." Tuy nhiên, ông cũng không đề cập về các dự định trong tương lai của mình.
Trong mấy ngày vừa qua, Facebook đã bị dư luận chỉ trích sau khi công ty bị phát hiện là đã cho phép Cambridge Analytica, một công ty dữ liệu, truy cập dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng để phục vụ mục đích chính trị. Khi bị phát giác, Stamos đã lên tiếng bảo vệ cho Facebook trên Twitter rằng vụ việc này không phải là một vụ "vi phạm dữ liệu".
Ông chia sẻ: "Kogan (vị giáo sư làm việc cho Cambridge Analytica) đã không đột nhập vào bất cứ hệ thống nào, không vượt mặt các biện pháp kiểm soát kỹ thuật nào, và cũng không sử dụng lỗ hổng phần mềm để thu thập những dữ liệu mà không được cho phép. Cái ông ta đã làm là sử dụng dữ liệu sai mục đích, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy đã "vi phạm dữ liệu."" Tuy nhiên sau đó, Stamos đã xoá dòng tweet này kèm theo các bài đăng khác về vụ việc.
Sau đó, ông đã viết một tweet khác: "Tôi đã xoá Tweet của tôi về Cambridge Analytica, không phải bởi vì chúng không đúng sự thật, mà bởi lẽ ra tôi đã nên đóng góp một cách tốt hơn. Có nhiều vấn đề lớn mà những công ty công nghệ lớn cần phải sửa chữa tốt hơn. Chúng tôi đã quá lạc quan về cái mà chúng tôi đã xây dựng và về tác động của chúng tôi với thế giới. Có thể bạn không tin, nhưng rất nhiều người ở những công ty này, từ những thực tập sinh cho đến các CEO đều đồng ý với ý kiến đó."
Cổ phiếu của Facebook đã giảm mạnh sau khi có những báo cáo về vụ rò rỉ thông tin liên quan đến Cambridge Analytica. Vốn hoá thị trường của công ty đã giảm đi đến 40 tỷ USD. Theo CNBC báo cáo, tổng tài sản của Mark Zuckerberg đã bị trừ đi đến 6,06 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu giảm mạnh.
Theo GenK
" alt=""/>Ngày đen đủi của Mark Zuckerberg: mất toi 6 tỷ USD, mất luôn cả giám đốc an ninh của FacebookTheo Bloomberg, Apple đang đầu tư đáng kể vào công nghệ màn hình mới này để trang bị cho iPhone hoặc Apple Watch trong một vài năm tới.
![]() |
Màn hình MicroLED có thể được trang bị trước tiên cho Apple Watch |
Công nghệ màn hình mới này sử dụng vật liệu mới, giúp cho màn hình LED có khả năng hiển thị sáng hơn, mỏng hơn và cũng tốn ít điện năng hơn so với OLED. Công nghệ MicroLED không cần đèn nền, vì vậy nó có thể cung cấp độ tương phản tốt hơn.
Tin đồn cho biết Apple đã thực hiện thử nghiệm lần đầu MicroLED vào năm ngoái nhưng kết quả không như mong muốn.
Dự án bí mật có tên "T159" có dây chuyền sản xuất tại Santa Clara, California do kỹ sư Lynn Youngs, người đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển công nghệ màn hình cho iPhone, iPad và hiện đang làm việc trong nhóm phát triển màn hình của Apple Watch nhằm thay thế công nghệ của các đối thủ như Samsung và LG phát triển.
Bloomberg cũng cho biết Apple Watch có thể sẽ là thiết bị đầu tiên được trang bị màn hình MicroLED mới của Apple.
Màn hình MicroLED là gì?
µLED hay MicroLED sử dụng cơ chế tự phát sáng của các đi ốt (LED) với 3 màu Xanh lá đây, Xanh lam, Đỏ. Nhờ đó không cần dùng tới tấm nền phát sáng như trên màn hình LCD.
Do không có tấm nền, khả năng tiết kiệm năng lượng cũng như hiển thị màu đen trên màn hình MicroLED cực tốt, khối lượng thiết bị giảm đáng kể. Khi hiển thị màn hình một màu đen, OLED hay MicroLED tiêu thụ chỉ 40% năng lượng khi so với màn LCD.
![]() |
So sánh màn hình LED thường và Micro LED |
Hơn nữa, màn hình công nghệ mới này còn tăng độ tương phản, đem lại thời gian phản hồi nhanh.
MicroLED có mật độ cũng như cường độ điểm ảnh lớn hơn nhiều so với OLED, khiến hình ảnh sắc nét và chân thật tới mức tối đa.
Nhược điểm chính của công nghệ màn hình này là không thể uốn cong hay gập được.
H.N. (tổng hợp)
Giới công nghệ tiếc thương nhà khoa học lỗi lạc Stephen Hawking; iPhone lock lại hỗn loạn; Apple tụt 24 bậc về xếp hạng tín nhiệm,...là những tin nổi bật trong Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Apple bí mật phát triển màn hình MicroLEDBà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT&TT thông tin về hiện trạng phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Trong định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã được Bộ TT&TT đưa ra, Bộ xác định rõ, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dùng công nghệ của nhân loại để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu, giải quyết các bài toán toàn cầu. Trong tiến trình này, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ làm chủ và “Make in Vietnam” toàn bộ quá trình sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm, dịch vụ, làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ để không chỉ sử dụng mà còn đóng góp công nghệ mới cho thế giới.
Cùng với đó, doanh nghiệp công nghệ Việt nam còn có nhiệm vụ nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên các bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Đặc biệt, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ gánh trọng trách dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
Với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ, ngày mai, 9/4/2019, tại Hà Nội, Bộ TT&TT sẽ lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, với chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” và khẩu hiệu hành động “Make in Vietnam”.
Trong chia sẻ với các cơ quan truyền thông tại buổi họp báo giới thiệu Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, cập nhật thông tin về hiện trạng phát triển của doanh nghiệp công nghệ nước nhà, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT Tô Thị Thu Hương cho biết, theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến hết năm 2018, tổng số doanh nghiệp công nghệ ICT của Việt Nam là hơn 50.000 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ICT (không tính đến các doanh nghiệp cung cấp, phân phối) là 30.000 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phần cứng, phần mềm, nội dung số.
Trong năm 2018, tổng doanh thu của ngành công nghiệp ICT Việt Nam ước đạt 98,9 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 8%. Các lĩnh vực đều có sự gia tăng tốc độ phát triển cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Năm 2018, công nghiệp ICT cũng đã góp 50.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước và tạo hơn 1 triệu việc làm.
“Con số 100.000 doanh nghiệp công nghệ vào năm 2030 tôi nghĩ là con số rất tham vọng, song qua đánh giá, chúng tôi thấy rằng về tiềm lực cũng như tiềm năng phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.
Và với tiềm lực hiện nay của các doanh nghiệp cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết được các bài toán Việt Nam và gánh vác các trọng trách lớn như: nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa nền kinh tế lên các bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị; dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”, bà Tô Thị Thu Hương tin tưởng.
" alt=""/>“100.000 doanh nghiệp công nghệ Việt vào năm 2030 là con số tham vọng nhưng có thể đạt được”