













Ngân An
Ngân An
Khoai deo
Với sự khéo léo cùng tấm lòng mộc mạc, người dân Quảng Bình đã chế biến ra khoai deo (hay còn gọi là sâm đất) - một món ăn dân dã, bổ dưỡng và không có bất kỳ một hóa chất bảo quản nào.
![]() |
Món khoai deo thơm ngọt là đặc sản Quảng Bình. |
Khoai deo thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng. Khi thưởng thức, bạn nên nhấm nháp từ từ để tận hưởng vị ngọt bùi nguyên chất của khoai. Độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều.
![]() |
Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Giản đơn là thế, nhưng đối với những người xa xứ, đây là món quà vô cùng thân thương. Còn với du khách, khoai deo chắc chắn sẽ là món quà không thể thiếu để dành tặng bạn bè, người thân khi trở về.
Cháo canh cá lóc
Cháo canh cá lóc là một trong những món ăn sáng phổ biến của người dân Quảng Bình. Điểm đặc biệt của món ăn này là sợi bánh canh được làm thủ công nên khá to, mềm và dai; nước dùng thì được làm từ hải sản và xương, thịt heo ninh trong nhiều giờ nên rất ngọt, thơm và đậm hương vị biển.
![]() |
Cháo canh là món ăn sáng quen thuộc của người Quảng Bình. |
Bát cháo canh là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu, trong đó không thể thiếu cá lóc. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào lên, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.
![]() |
Tô cháo canh còn nóng hổi được trộn thêm những lát rau cải xanh sẽ điểm thêm màu sắc và hương vị tươi ngon. Vị cải xanh vừa ngọt vừa cay sẽ tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi thưởng thức. Nhiều du khách còn ăn bánh canh cá lóc cùng với nem chả.
Bánh xèo Quảng Hòa
Một món đặc sản dân dã nổi tiếng không kém ở Quảng Bình là bánh xèo Quảng Hòa. Bánh làm từ gạo đỏ (có nơi gọi là gạo lứt), nhân bánh có cá chuối. Đây cũng là điểm thu hút độc đáo của bánh xèo nơi đây.
![]() |
Món bánh có hoa văn lạ mắt. |
Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.
![]() |
Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa. |
Nguyên liệu chính của món bánh xèo Quảng Hòa là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt). Người ta ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn hình thù con tôm, con cá rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên dĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi.
Miếng bánh nóng hổi thơm mùi gạo lứt giòn rụm và nộm rau sống ngon lành sẽ khiến bạn ăn bao nhiêu đi nữa cũng chẳng dễ ngấy.
Đẻn biển
Du lịch Quảng Bình, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản mới lạ, trong đó không thể không kể đến món đẻn biển. Đẻn biển là một loại rắn biển thân thon nhỏ, dài từ 1-2m, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt và mang giá trị dinh dưỡng cao.
![]() |
Con đẻn biển. |
Đẻn biển có nhiều loại, mỗi loại lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Từ đẻn biển, người Quảng Bình có thể chế biến ra nhiều món ngon hấp dẫn như: tiết đẻn, ram đẻn, cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt, đẻn hầm thuốc bắc và rượu tiết đẻn. Tuy nhiên, tiết đẻn và ram đẻn vẫn là hai món ăn được ưa chuộng hơn cả.
![]() |
Rượu tiết đẻn |
Tiết đẻn (hải xà huyết) thường được đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Khi thưởng thức hương vị của rượu tiết đẻn, thực khách sẽ cảm thấy vị ấm nồng và hơi chát hòa lẫn, tạo nên cảm giác rất khó quên.
Cách chế biến ram đẻn tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị trộn đều.
![]() |
Món ram đẻn hấp dẫn. |
Sau khi ướp được một lúc, đẻn được đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn đã thấy thòm thèm.
Lẩu cá khoai
Lẩu cá khoai không phải lúc nào cũng có mà muốn ăn du khách phải chờ đúng mùa. Chỉ khi đến Quảng Bình vào mùa đông, du khách mới có thể thưởng thức món lẩu cá khoai thơm ngon đến lạ của nơi này.
![]() |
Một nồi lẩu cá khoai tuyệt hảo phải được làm từ những con cá tươi nhất, thịt dày nhất. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi, ướp cùng các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ. Nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Tuy không quá phức tạp, nhưng phụ thuộc vào bàn tay người chế biến mà món ăn lại có hương vị riêng.
![]() |
Nên thưởng thức món ăn khi còn nóng. |
Khi ăn, thực khách sẽ chờ nước sôi rồi thả từng miếng thịt cá vào. Thông thường, mọi người sẽ ăn cả phần xương và thịt cùng rau sống để đổi vị. Bạn cũng không nên để cá quá lâu vì thịt sẽ bị nát, mất vị đậm đà. Thướng thức món ăn ngay khi còn nóng, du khách sẽ cảm nhận được hết cái ngon ngọt của cá và cùng không ngửi thấy mùi tanh.
Bánh khoái
Thoạt nhìn, bánh khoái có nhiều nét giống với bánh xèo miền Nam, nhưng điểm khác biệt là bánh to hơn, giòn hơn, chế biến cầu kỳ hơn và đặc biệt bát nước chấm mang nhiều hương vị.
![]() |
Bánh khoái là món ăn vặt đậm chất Quảng Bình. |
Bột để làm bánh phải chọn được loại gạo ngon, xay nhuyễn, hòa với nước thành hỗn hợp lỏng. Để bánh khi chiên được giòn, người ta hòa thêm một ít bột ngô, thêm trứng gà hoặc vịt, ít bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp và nhiều dinh dưỡng hơn.
![]() |
Nhân bánh bao gồm thịt nạc heo băm nhỏ đã ướp gia vị, tôm bóc vỏ sơ chế qua, thêm vào đó chút giá sống. Khi chiên bánh khoái phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng. Nước chấm phải có hương vị đặc trưng, mùi thơm béo ngậy. Một bát nước chấm ngon cần phải có thịt nạc, cà chua, dứa, bánh quy, lạc rang…
Vào những ngày mát trời, thưởng thức một miếng bánh khoái nóng hổi thơm lừng với nước chấm đậm vị, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được cảm giác thú vị do món ngon này đem lại.
Xem thêm: món ăn ngon, món ngon mỗi ngày
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Đặc sản say lòng du khách ở Quảng BìnhCá thòi lòi tại vùng biển Hải Phòng vào tháng 9/2021 (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Hai LeCao)
Sở dĩ loái cá này có tên gọi như vậy là vì chúng có kích thước nhỏ chỉ khoảng 1-2 đầu ngón tay nhưng riêng cặp mắt lại to bằng cả cái đầu trông rất xấu xí.
Cá thòi lòi còn có thể chạy nhảy và kiếm mồi trên cạn hay leo cây thoăn thoắt nhờ hai chiếc vây trước khỏe mạnh, đóng vai trò hoạt động như một đôi tay.
Cũng bởi những đặc điểm cấu tạo “có một không hai” trên cơ thể mà cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào danh sách một trong 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh”.
(Ảnh: Nhiếp ảnh gia Hai LeCao)
Tuy có vẻ ngoài xấu xí, kém hấp dẫn nhưng cá thòi lòi lại là đặc sản được người bản địa cũng như du khách thập phương vô cùng yêu thích. Sau khi đánh bắt, người ta đem cá đi sơ chế sạch, loại bỏ hết nhớt trên da.
Thịt cá thòi lòi săn chắc, mềm và thơm ngon nên được dùng làm nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn như kho tiêu, nấu lẩu chua, chiên xù,… nhưng ngon và được ưa chuộng nhất vẫn là cá thòi lòi nướng muối ớt.
Cá sau khi sơ chế sạch được đem xiên vào que tre. Người ta nướng cá trên bếp than hồng, nướng đến đâu thì quệt hỗn hợp muối, ớt và dầu điều lên đến đó. Khi lớp da cá chuyển màu nâu, giòn thì lật sang mặt còn lại, nướng đến khi món ăn dậy mùi thơm nức mũi.
Cá thòi lòi là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon (Ảnh: Trà Vinh quê tôi)
Khi thưởng thức, chỉ cần dùng đũa rẽ dọc sống lưng để tách lấy phần thịt cá trắng tinh, chấm kèm với mắm chua cay hoặc muối tiêu ớt chanh. Thịt cá mềm, dai và thơm, hòa quyện với gia vị chấm mặn mòi khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Món cá thòi lòi kho tiêu cũng được người miền Tây ưa chuộng. Cá được làm sạch, tẩm ướp gia vị vừa ăn. Khi kho, người ta thường cho thêm hạt tiêu, nước cốt dừa và mỡ lợn để cá có độ béo ngậy và dậy mùi thơm đặc trưng.
Cá phải kho trong nồi đất, để lửa liu riu đến khi cạn nước. Có vậy cá mới chín nhừ, đậm đà hương vị, trở thành món ăn “tốn” cơm mọi nhà.
Cá thòi lòi kho tiêu là món ngon “tốn cơm” (Ảnh: iPEC)
Khách chi nửa triệu bạc mua đặc sản 'tôm bò trên cây' ở Lạng Sơn
Ở Lạng Sơn, ngoài các đặc sản nổi tiếng như vịt quay, khâu nhục, bánh áp chao, phở chua,... còn có một món ăn dân dã “hiếm có khó tìm” mà nhiều thực khách sành ăn sẵn sàng chi cả triệu bạc để thưởng thức. Đó chính là tôm rừng.
Sở dĩ có tên gọi vậy vì tôm rừng có vẻ ngoài khá giống tôm nhưng chúng không sống ở dưới nước. Loài côn trùng này được tìm thấy nhiều ở các hốc đá, hang động hay trên những thân cây trong rừng sâu ở tỉnh Lạng Sơn. Tôm rừng có kích thước nhỏ, gần bằng ngón tay út người lớn với đôi chân dài tựa như con cào cào, toàn thân màu xám nhạt.
Theo người dân địa phương, tôm rừng có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều và ngon nhất là vào mùa mưa rào tháng 6, tháng 7 âm lịch. Thời điểm này, bà con dân tộc lại lên núi trồng ngô và tranh thủ vào rừng “săn” tôm rừng và mật ong.
Tôm rừng rất khó đánh bắt, người bản địa phải dùng dụng cụ chuyên dụng, canh chừng ở các hốc cây, hang động,... (Ảnh: Hoang dã vùng cao)
Vì quá trình săn bắt tôm rừng rất vất vả, kỳ công nên chúng được bán với giá khá cao, khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg. Những con tôm rừng loại to, ngon được chọn lọc riêng và có giá đắt hơn, chừng nửa triệu đồng/kg.
Tôm rừng sau khi bắt về thường được nhặt bỏ đầu, cắt bớt chân rồi rút ruột, rửa sạch. Món làm từ tôm rừng ngon nhất là rang với lá gừng, lá mắc mật và lá chanh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Tuy nhiên, món này cũng kén người ăn, nếu không quen dễ bị dị ứng, mẩn ngứa,...
Tôm rừng sau khi bắt về được sơ chế sạch bằng cách cắt chân, bỏ đầu và rút ruột (Ảnh: Kim Thoa)
Một số thực khách từng có dịp thưởng thức tôm rừng nhận xét, món ăn này có vị thơm và giòn, xen chút bùi, béo ngậy. Đây không chỉ là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu mà còn được dùng để ăn kèm với cơm cũng rất ngon.
Hiện tôm rừng chủ yếu được tìm thấy ở các vùng rừng sâu ở Lạng Sơn nên khá hiếm. Một vài thời điểm, người dân cũng tìm được loại tôm rừng này tại Thanh Hóa.
Tôm rừng là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách với mùi vị lạ miệng nhưng dễ gây dị ứng, không phải ai cũng có thể thưởng thức (Ảnh: Hoang dã vùng cao)
Quang Minh
" alt=""/>Tỉnh nào ở Việt Nam có đặc sản đắt đỏ cá leo cây thoăn thoắn, tôm bò lổm ngổm trong rừng?Trong cuộc đối thoại giữa vị tỷ phú người Ấn Độ với giới CNTT Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, ông Narayana Murthy khẳng định gần đây Việt Nam nổi lên như một điểm đến công nghệ toàn cầu, phản ánh cam kết và đầu tư của đất nước. Ông cũng đề cao lòng dũng cảm, sự chăm chỉ, tính kỷ luật, sự sáng tạo và hoài bão của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhờ những phẩm chất này, trong 20 năm tới, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu châu Á và là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
“GDP của Việt Nam hiện đã đạt mức 4.300 USD bình quân đầu người và sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Tôi tin Việt Nam sẽ mang lại sự thịnh vượng cho người dân nhanh hơn hầu hết các nước”, ông Murthy nói.
Ông Murthy cũng khẳng định, những doanh nghiệp như FPT sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa tiềm năng quốc gia. “Sau 24 năm toàn cầu hóa, FPT đạt 1 tỷ USD doanh thu dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài vào năm 2023, và Infosys cũng đạt được thành tựu như vậy với một khoảng thời gian tương tự. Do đó, tôi có niềm tin rằng FPT sẽ chạm đến cột mốc tiếp theo, 2 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài nhanh hơn rất nhiều, với vô vàn quyết tâm, sự can đảm và nỗ lực không ngừng. FPT đang và sẽ góp phần đáng kể vào tương lai tăng trưởng của Việt Nam”, ông Narayana Murthy nhấn mạnh.
Chia sẻ về nhận định trên của ông Narayana Murthy, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng, “Ấn Độ, Infosys đã truyền cảm hứng cho FPT, cho Việt Nam. 24 năm trước, FPT đã đến Ấn Độ để học hỏi cách đưa Việt Nam trở thành cường quốc về phần mềm. Và chính Narayana Murthy đã truyền cảm hứng cho chúng tôi với một sự tin tưởng tuyệt đối, Việt Nam là một quốc gia đặc biệt và Việt Nam có thể phát triển được phần mềm cho thế giới”.
Năm 1998, sau khi trở thành công ty tin học số 1 của Việt Nam, FPT đã quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, quyết tâm ra biển lớn với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm làm sáng danh trí tuệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới. FPT đã “cầm cờ” đứng lên tập hợp công ty phần mềm trong nước để cùng nhau mang trí tuệ Việt ra nước ngoài, kiến tạo hạnh phúc, góp phần hưng thịnh quốc gia. Khi ấy, cường quốc công nghiệp phần mềm Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT gấp 200 lần Việt Nam. Sau 20 năm, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách ấy hơn 10 lần. FPT còn góp phần “thắp sáng tên Việt Nam trên bản đồ trí tuệ thế giới khi tiên phong đi vào các xu hướng công nghệ mới nhất như AI, Big Data, Cloud, Blockchain…
Với 250 USD khởi nghiệp, sau hơn 4 thập kỷ, Narayana Murthy đã đưa Infosys từ một công ty vô danh thành một trong những công ty trụ cột của ngành CNTT Ấn Độ và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Năm 1999, Infosys là công ty đầu tiên của Ấn Độ được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq. Năm 2023, công ty đạt doanh thu trên 18 tỷ USD, có 320.00 nhân viên, hiện diện tại 50 quốc gia trên toàn cầu và giá trị thị trường đạt trên 70 tỷ USD.
Một trong những thành tựu có ảnh hưởng nhất của Narayana Murthy là tiên phong hình thành mô hình cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu, cho phép các công ty thực hiện công việc ở những địa điểm có nguồn nhân lực tốt nhất, có ý nghĩa kinh tế nhất và rủi ro thấp nhất. Mô hình này đã tạo ra cuộc cách mạng hóa ngành dịch vụ CNTT toàn cầu trong tối ưu hóa cấu trúc, nguồn lực, phân phối công việc và nâng cao tốc độ cũng như chất lượng dịch vụ.
Một yếu tố then chốt khác góp phần vào sự phát triển của Infosys đó là nguồn nhân lực. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Narayana Murthy, năm 2022, Infosys đã thành lập Trung tâm Giáo dục toàn cầu tại Mysore - hình thành mô hình đào tạo trong lòng doanh nghiệp, mang đến cơ hội học tập suốt đời và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân sự. Trung tâm này đã nhanh chóng trở thành một trong những trường đại học lớn nhất thế giới trực thuộc doanh nghiệp.
" alt=""/>'Bill Gates Ấn Độ' Narayana Murthy: Việt Nam là một quốc gia “độc nhất vô nhị”