Theo đó, Cục Di sản văn hóa đề nghị các cơ quan, đơn vị nói trên phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19 trong tình hình mới; tuân thủ đầy đủ các biện pháp chung về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
![]() |
Cố đô Huế. |
Đồng thời, căn cứ thực tế tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để cung cấp sinh phẩm vệ sinh khử khuẩn, bố trí chỗ rửa tay thuận tiện bằng nước sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn cho khách tham quan theo đúng quy định của ngành y tế; có biện pháp giám sát và nhắc nhở người sử dụng, đảm bảo có đủ các trang thiết bị phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Viên chức, người lao động, khách tham quan phải đeo khẩu trang; thực hiện kiểm tra thân nhiệt khách tham quan trước khi vào bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt các khu vực trưng bày, khu làm việc và dịch vụ theo đúng quy định của ngành y tế. Đảm bảo mức độ thông thoáng tại khu vực tham quan, trưng bày, bán vé, dịch vụ, thờ cúng. Tổ chức phân luồng, đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan, bảo đảm giãn cách an toàn khi tiếp xúc.
Căn cứ vào khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, thực hiện truyền thông, khuyến cáo các giải pháp cho khách tham quan và viên chức, người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên các panô, bảng hướng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… cho nhân dân và du khách tại các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có).
Cục Di sản văn hóa cũng đề nghị các bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an ninh, an toàn cho du khách và kịp thời tổ chức đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh, đề xuất các giải pháp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của địa phương.
Tình Lê
Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội.
" alt=""/>Bảo tàng, di tích lịch sử vừa mở cửa vừa phòng dịchMía tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, chẻ thành 10 khúc nhỏ. (Bạn nhớ phải chẻ mía dài hơn thịt bò, để khi cuốn thịt bò còn để dư mía lại làm phần tay cầm).
Cà chua rửa sạch, thái lát.
Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát.
Tỏi bóc bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, để cả cây dài. Sau đó chần qua nước nóng.
Rau mùi, xà lách nhặt rửa sạch, ngâm vào chậu nước muối loãng khoảng 5-10 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Bước 2: Thịt bò cho vào bát to ướp cùng tỏi băm nhỏ, 2 thìa canh dầu ăn, 2 thìa cà phê dầu điều, 2 thìa cà phê tương ớt, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê ngũ vị hương, trộn đều rồi ướp khoảng 20 phút cho thịt bò ngấm gia vị.
![]() |
- Bước 3: Sau khi thịt bò đã ngấm gia vị, bạn trải từng miếng thịt bò ra thớt sạch, rồi cho mía, hành tây vào giữa và cuộn tròn thịt bò lại, sau đó lấy hành lá buộc chặt lại để thịt không bị bung. Bạn làm tương tự đến khi hết nguyên liệu.
- Bước 4: Nhóm bếp than hoa, rồi cho vỉ nướng lên trên. Sau đó dải từng miếng bò cuộn mía lên vỉ và nướng tiến hành nướng khoảng 5-10 phút là thịt chín. Khi nướng thịt bạn nên lật đều thịt để thịt không bị khô, cháy.
Cuối cùng, bạn chỉ cần xếp bò cuộn mía nướng lên đĩa, trang trí với xà lách, cà chua thái lát.
Bò cuộn mía nướng ngon nhất khi thưởng thức nóng kèm tương ớt.
![]() |
Chúc các bạn thành công với cách làm bò cuộn mía nướng này nhé!