“Chỉ mong ngày Tết được đoàn viên”4 tháng sau trận lũ lụt lịch sử, ký ức về dòng nước xiết vẫn ám ảnh bà Nguyễn Thị Minh (64 tuổi, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình): “Đêm hôm đó nước dâng lên đột ngột. Tôi, 4 đứa cháu nhỏ và đứa con trai tật nguyền phải đu lên cột nhà và nín thở chờ đợi. Con trai tôi bị liệt nên di chuyển vô cùng khó khăn. Ơn trời, những người hàng xóm tốt bụng biết hoàn cảnh của gia đình đã đưa thuyền đi giải cứu, nếu không bà cháu tôi giờ đã “xanh cỏ” rồi!”.
Trận lũ cướp đi những tài sản lớn của gia đình. May mắn, bà kịp di tản được một con lợn và “Bây giờ nó là gia sản lớn nhất của gia đình tôi”.
Được hỏi về mong ước lớn nhất trong dịp Tết, bà Minh trầm ngâm, “Tôi chỉ mong ngày Tết được đoàn viên và bố mẹ của bọn nhỏ được về quê ăn Tết. 2 đứa con tôi làm ăn xa nhà, 1 đứa ở Lào thì khó về vì Covid-19. Còn 1 đứa ở TP.HCM thì cũng khó khăn, về quê tốn kém, 2 vợ chồng nó đắn đo nhiều… Chỉ tội mấy đứa nhỏ, lâu rồi chúng nó chưa được gặp ba mẹ”.
Tất cả dành cho con gái
Anh Nguyễn Văn Hùng (42 tuổi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh Hùng ở cùng người thân rồi đến tuổi trưởng thành đi lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Có con năm 2016, nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì vợ anh qua đời. Bế đứa con nhỏ, 2 cha con lên Hà Nội hành nghề đánh giày, bốc vác rồi giờ là bán miếng bọc chân chống tại ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ (Hà Nội).
Ít tháng trước, cha con anh bị tai nạn, con gái anh - bé Huyền Trang bị gãy tay, còn mắt anh thì bị mờ dần. Còn 8 triệu đồng chắt chiu mấy năm trời, anh Hùng dốc hết điều trị cho con, chẳng màng đến mình.
Anh Hùng kể: “2 tuần trước tôi được 1 mạnh thường quân giúp đỡ đưa đi mổ mắt, nếu không mắt tôi giờ có lẽ đã mù”. Sau ca mổ mắt, giờ thị lực của anh Hùng đang dần phục hồi.
Giờ đây, mong ước Ngày Tết của anh là: “Tôi chỉ mong kiếm thêm chút tiền để mua sách vở, cũng như sắm cho con một bộ quần áo thật đẹp. Tết chỉ có 2 bố con, tôi cầu mong bản thân thật khoẻ mạnh để kiếm tiền chăm con. Giờ nó là lẽ sống của cuộc đời tôi”.
“Chỉ cần bánh chưng, kẹo, thịt… là quá hạnh phúc”
Chuyện tình của ông Thành bà Thuỷ đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. “Tôi gặp bà ấy vào ngày 26/9/1969, khi chúng tôi đang nhặt rác ở chợ Đồng Xuân, sau ngày định mệnh đó, tôi đã xăm trên cánh tay của mình, con số đó giờ vẫn nét lắm”, ông Thành (84 tuổi) cười móm mém khi nhắc về ngày đầu tiên gặp vợ.
Họ không có con cái mà chỉ có tình yêu và 1 ngôi nhà nhỏ lênh đênh ở bãi giữa sông Hồng. Ngôi nhà nổi nằm sát cầu Long Biên, thỉnh thoảng khi những chiếc tàu lớn đi qua, ngôi nhà lại nghiêng ngả chao đảo theo con sóng cuộn.
Hiện ông Thành đã lãng tai, phải dí sát vào tai và nói thật to ông mới nghe thấy. Còn bà Thuỷ bước sang tuổi 83 thị lực đã giảm dần gần về con số 0. Ông bà kể, 2 vợ chồng giờ nương tựa vào nhau để sống. Trước còn sức khoẻ, ông Thành còn đi nhặt rác mỗi đêm, nhưng giờ rác cũng ít, sức cũng yếu dần, có hôm cả đêm gom được vài lon bia bán được vài nghìn đồng.
 |
Ông Thành, bà Thủy trong căn nhà tồi tàn nhưng tràn ngập tình yêu của mình |
Nói về Tết, bà Thủy cho biết: "Năm nào vợ chồng tôi cũng đón Tết ở căn nhà trên sông nước này. Những năm trước, Tết cũng chỉ có cơm trắng với vài con cá. Bánh chưng, mứt, hoa quả... là những thứ quá xa xỉ. Chỉ vài năm gần đây, một số đoàn từ thiện xuống bãi giữa sông Hồng tặng quà thì chúng tôi mới có bánh chưng, kẹo, thịt... Chúng tôi cũng chỉ cần như vậy. Thế là quá hạnh phúc với những người nghèo".
Hóa “Tết diệu kỳ” từ những điều giản dị
Đồng cảm với những hoàn cảnh như trên, suốt thời gian qua, nhiều chương trình, hoạt động từ các cá nhân và tập thể đã được triển khai trên khắp cả nước. Trong đó, nổi bật với chương trình Tết do Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, UBND các tỉnh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đối tác cùng thực hiện.
Với chủ đề “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ”, chương trình hướng đến những hộ gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương trên cả nước.
Chương trình còn nhận được sự chung tay từ cộng đồng thông qua “Thử thách nhỏ hoá tiệc Tết diệu kỳ”. Cụ thể, mỗi hành động giản dị quen thuộc mà người chơi gửi về tham gia thử thách sẽ được quy đổi thành bữa ăn vui trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn.
Với tốc độ chia sẻ gia tăng liên tục trên mạng xã hội những ngày qua, những hành động đẹp nhỏ bé của nhiều cá nhân đang lan toả tinh thần gắn kết, sẻ chia, góp phần tạo nên không khí Tết ấm áp, diệu kỳ cho mọi nhà.
Dù có trải qua biến động, Tết vẫn là dịp để cùng hy vọng về một khởi đầu mới tươi sáng. Đại diện Coca-Cola Việt Nam bày tỏ, “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ” hy vọng sẽ mang Tết ấm đến nhiều mảnh đời.
Nhằm lan tỏa thông điệp "Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ", Coca-Cola tổ chức chương trình “Thử thách nhỏ hoá tiệc Tết diệu kỳ” từ 9/1 - 7/2/2021. Chương trình có sự đồng hành của IPP Travel Retail, Gogi House, Kichi-Kichi và Phở 24. Người chơi có thể tham gia 1 trong 12 thử thách nhỏ của chương trình để cùng lan toả sự diệu kỳ trong dịp Tết Tân Sửu và có cơ hội nhận giải thưởng hấp dẫn gồm: quà tặng cho 100 người tham gia sớm nhất mỗi thử thách; quà tặng mỗi tuần cho 100 người chơi may mắn nhất; quà tặng cuối chương trình cho 505 người tham gia nhiều thử thách (hợp lệ) nhất. Độc giả tham gia tại đây: http://cokeurl.com/tet |
Ngọc Minh
" alt=""/>Điều giản dị làm nên ‘Tết diệu kỳ’ của những mảnh đời kém may mắn
 sinh ra trong gia đình đông anh em ở một tỉnh miền Bắc. Năm 1954, cụ theo bạn vào Sài Gòn chơi rồi bị kẹt lại tại đây do vĩ tuyến 17 đóng cửa.</p><p>Những năm ở Sài Gòn, người đàn ông này làm thợ trên tàu chở hàng ở các bến tàu. Sau khi lấy vợ, cụ chuyển đến sống ở gần chợ Xóm Chiếu, Quận 4.</p><p>Vợ chồng cụ Keo sinh lần lượt được hai con gái, đặt tên là Lê Thị Bông và Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm).</p><p>Một ngày, vợ cụ gây ra một món nợ lớn, phải bán nhà trả nợ. Trả nợ cho vợ xong, cụ Keo đưa cả gia đình ra chợ, quây bạt sống.</p><table class=)
 |
Bà Lê Thị Nữ |
Ở với chồng thời gian ngắn, vợ cụ bỏ đi. Cảnh không nhà cửa, không công việc ổn định, cuộc sống của ba cha con khó khăn trăm bề.
Năm 1966, con gái của cụ là Lê Thị Bông lên 13 tuổi, Lê Thị Nữ lên 5 tuổi. Sau nhiều ngày đắn đo, cụ Keo phải cho hai con gái đi làm con nuôi hai gia đình khác nhau ở Quận 4.
Bà Phan Thị Ngọc (gần 90 tuổi, đang sống tại Canada) cho biết, thương hoàn cảnh của cụ Keo, bà nhận Lê Thị Nữ làm con nuôi. “Tôi muốn nhận cả hai con gái ông ấy về nuôi nhưng vì khó khăn, tôi không thể”, bà Ngọc kể.
Đến hôm nay, bà Nữ vẫn còn nhớ như in kỷ niệm một lần được mẹ nuôi cho về thăm ba.
“Lúc đó, tôi bỏ heo đất được một ít tiền, mang về biếu ba, nhưng ba không lấy. Lúc tôi về lại nhà ba mẹ nuôi, ba có đưa cho tôi một con vịt quay, mấy ổ bánh mì.
Ông nói: “Con ăn đi, đây là lần cuối cùng ba mua cho con ăn đó. Lần sau, hai chị em con về thăm ba nữa sẽ bị đánh”, bà Nữ nhớ về kỷ niệm cuối cùng với ba bằng giọng nức nghẹn, nước mắt lăn dài trên má.
 |
Bà Lê Thị Bông |
53 năm chia xa
Năm 1968, cụ Keo qua đời vì sức khỏe yếu. Hai chị em bà Lê Thị Bông được ba mẹ nuôi cho về chịu tang ba. Sau đó, chị em họ ai về nhà đó, rồi lạc nhau.
Những năm sau đó, vì nhiều lý do khác nhau, bà Bông phải rời nhà ba mẹ nuôi để đi buôn chuối ở các bến tàu, đi làm đầu bếp cho các quán ăn ở Quận 4. Người chị này đinh ninh, em gái mình đã qua Mỹ định cư cùng ba mẹ nuôi và có cuộc sống đủ đầy, được ăn học đến nơi đến chốn.
Ở tuổi 20, bà Lê Thị Bông lấy chồng, vẫn sống ở khu vực chợ Xóm Chiếu, Quận 4. Biết người mẹ bỏ đi năm xưa bị bệnh, mắc nợ, bà đón về chăm sóc, giúp mẹ trả nợ. “Mẹ tôi sống đến năm 80 tuổi thì qua đời”, người phụ nữ sinh năm 1955 kể.
Về phần bà Nữ, năm 1975, bà cùng ba mẹ nuôi chuyển từ Quận 4 đến xã Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn sống. Ở đây, bà phụ ba mẹ làm rẫy, sống cuộc đời khá vất vả.
Năm 1990, ba mẹ nuôi của bà qua Canada định cư, còn bà vẫn ở lại TP.HCM. Sau đó, bà lấy người chồng là thợ mộc ở huyện Tịnh Biên, Tây Ninh. Họ sinh lần lượt 7 người con. Chồng mất, bà ở vậy nuôi các con trưởng thành.
 |
Bà Lê Thị Nữ ngồi xem lại tấm ảnh của ba. |
Người phụ nữ sinh năm 1961 cho biết, từ ngày lạc chị gái bà luôn khát khao được gặp lại, nhưng vì bà Bông thay đổi chỗ ở, ba mẹ nuôi không thể giúp được gì khiến cuộc tìm kiếm của bà trở nên khó khăn.
“Mấy chục năm qua, hằng đêm, cứ nằm xuống là tôi nhớ chị Bông. Tôi nhớ mãi kỷ niệm lúc còn được gặp chị. Chị ấy dẫn tôi ra chợ, nhìn thấy cái gì chị ấy cũng nói: "Em có mua không?". Tôi lắc đầu, chị ấy năn nỉ: "Em mua đi rồi chị trả tiền cho". Lúc đó, tôi 7 tuổi, chị 15 tuổi”, bà Nữ kể.
Một người con trai bà Nữ cho biết, biết mẹ khát khao tìm lại người thân, vì vậy, gặp người phụ nữ nào bằng tuổi bà Bông, họ Lê thì anh đến đến hỏi thăm, nhưng lần nào cũng phải thất vọng.
Cuộc đoàn tụ xúc động
Nhà báo Thu Uyên, MC Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly cho biết, hơn một năm trước, chương trình nhận được thông tin tìm lại người thân của cả bà Bông và bà Nữ. Trong đó, thông tin tìm em gái của bà Bông khá đặc biệt.
 |
Hai chị em gặp nhau sau 53 thất lạc. |
Nội dung đăng tìm em của bà Bông như sau: “Chị Lê Thị Bông, đăng ký tìm em Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm). Bà Nữ được cho đi làm con nuôi. Mẹ nuôi cô Nữ là bà Ngọc. Chồng bà Ngọc làm nghề dạy học, sinh sống ở đường Tôn Đản, Quận 4, TP.HCM. Ngày 28/4/1975, bà Nữ cùng với người mẹ nuôi sang Mỹ định cư, mất tích từ đó đến giờ”.
Nhận thấy thông tin tìm nhau của bà Bông và bà Nữ trùng khớp, ban tổ chức chương trình liên lạc với họ. Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin cho chương trình, phía bà Bông thay đổi thông tin liên lạc nên khó khăn cho đội tìm kiếm. Cuối cùng, nhờ nhiều người giúp đỡ đội tìm kiếm cũng tìm được bà Bông, lúc này bà đang sống ở huyện Nhà Bè.
Gặp người của chương trình, bà Bông cho biết, mấy chục năm qua, bà mải miết đi tìm em, nhưng không được. Do không biết chữ nên phải nhờ cháu trai đăng tin tìm em gái giúp.
Ngày 1/2, bà Bông đi làm tóc, trang điểm, mua bộ quần áo mới để đi gặp em gái. Ở Tây Ninh, bà Nữ được các con chở lên TP.HCM gặp chị.
Giây phút được gặp nhau, chị em họ rưng rưng nước mắt. Nắm chặt tay nhau, họ kể cho nhau nghe chuyện gia đình, các con cháu, ôn lại những kỷ niệm với ba và ngày hai chị em còn nhỏ...
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời, hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng

Cuộc đoàn tụ đặc biệt của hai anh em lạc nhau gần 50 năm
Tìm thấy nhau sau 49 năm thất lạc, nhưng do ở cách xa và tình hình dịch bệnh Covid-19, họ đã có một cuộc đoàn tụ đặc biệt.
" alt=""/>Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau