"Họ chưa từng cáo buộc cô ấy là tội phạm, cũng như nêu ra lý do cho việc thu giữ", luật sư nguyên đơn Albert Fox Cahn cho biết.
Theo Arstechnica, chính quyền Mỹ cho rằng họ có quyền lục soát và thu giữ bất kỳ thiết bị nào ở khu vực biên giới mà không cần lý do cụ thể nhằm phục vụ cho công tác trị an. Điều này dựa trên Học thuyết gây tranh cãi Ngoại lệ đường biên giới (Border Search Exception), thường được tòa án nước này công nhận trong những năm gần đây.
Về phần mình, các viên chức hải quan của Mỹ cho hay những vụ lục soát dữ liệu di động như trên không thường xuyên xảy ra. Theo những số liệu được cung cấp từ hải quan Mỹ trong năm 2017, chỉ có 30.200 vụ kiểm tra dữ liệu, xấp xỉ mức 0,007% trong số 397 triệu du khách quốc tế đến nước này, tăng 0,005 so với 2016.
Tuy nhiên, ông Cahn cùng các luật sư nguyên đơn bày tỏ sự không đồng ý, bởi cho rằng hành động tự ý lục soát mà không có lý do là vi hiến.
Theo Zing
Apple vừa bổ sung biện pháp an ninh mới trên bản cập nhật của iOS 12. Điều này nhằm vô hiệu hóa việc mở khóa iPhone trái phép của FBI và cảnh sát.
" alt=""/>Hải quan Mỹ bị kiện vì tịch thu iPhone người dân không có lý doKuorouche cho biết: “Tôi sẽ tiếp tục sử dụng chiếc 7 Plus của tôi chứ không phải chiếc điện thoại này. Có lẽ tôi sẽ tặng nó cho mẹ tôi”. Anh cũng hóm hỉnh đùa rằng mẹ anh sẽ không thể chỉ ra được sự khác biệt giữa chiếc smartphone mà bà đang sử dụng với chiếc mới này. “Có lẽ mẹ tôi sẽ không thích chiếc iPhone này đâu, mẹ cũng chỉ dùng điện thoại để nhắn tin thôi mà”.
Kuorouche đã chiếm vị trí đầu hàng từ 11 ngày trước để có thể sớm đánh giá chiếc iPhone mới trên kênh YouTube của mình. Tuy nhiên, anh lại cảm thấy hối hận ngay lập tức về quyết định của mình: “Khi tôi đến đây, tôi thấy hối hận vô cùng khi nhận ra có lẽ mình đến hơi sớm”.
Tuy nhiên, Kuorouche cho biết khi ấy muốn rút lui thì đã muộn rồi: “Tôi đã gây chú ý đến báo chí và các hãng truyền thông nên sẽ rất xấu hổ nếu tôi bỏ cuộc. Thế nên tôi cứ ngồi ở đấy thôi. Giờ thì ai cũng biết tôi chiếm vị trí ở đây rồi, tôi mà rời đi là ngày mai tên tôi sẽ tràn ngập trên các mặt báo ngay”.
Nhưng khi iPhone 8/8 Plus lên kệ vào thứ Sáu (22/9) sau 11 ngày chờ đợi, Kuorouch lại không hề cảm thấy hối hận chút nào nữa: “Lúc đầu thì tôi cảm thấy mình đang mắc sai lầm vậy, nhưng giờ nhìn lại thì tôi thấy hành động của tôi cũng đáng giá đấy chứ. Ai cũng sẽ làm những gì mình thích, đó là những gì tôi đã và đang thực hiện”.
Kuorouche cho biết anh sẽ lại tiếp tục xếp hàng tại Apple store vào tháng 11 tới - thời điểm iPhone X chính thức đến với người tiêu dùng. Đây mới là chiếc smartphone mà anh muốn sở hữu.
Anh chàng sinh viên này không phải là người duy nhất “đóng đô” tại cửa hàng ở Sydney để sở hữu chiếc điện thoại mà mình không thích. Bishoy Behman (18 tuổi) cũng có hành động tương tự: “Tôi làm theo phong trào ấy mà. Cái cảm giác vừa bước chân vào cửa hàng mọi người đã vỗ tay chúc mừng bạn, nếu không phải người nổi tiếng thì còn lâu mới được trải nghiệm điều đó nhé. Còn về điện thoại, tôi không hề quan tâm đến việc mình sẽ sử dụng dòng điện thoại nào”.
Behman cũng chia sẻ: “iPhone 8 chẳng có gì đặc biệt ngoài giá trị bán lại cả. Nó nổi tiếng bởi vì nó là sản phẩm của Apple, vậy thôi”.
Cậu học sinh trung học 17 tuổi Marcus Barsoym cho biết cậu đã tiêu tốn 4.000 USD (hơn 90 triệu VND) cho dòng điện thoại mới này: “Tôi bỏ ra 2.000 USD để mua vài chiếc 8 Plus và 2.000 USD còn lại để mua phụ kiện cho chúng. Nhưng tôi không hề thích mẫu điện thoại này chút nào”.
Được biết, phiên bản iPhone mới nhất có giá lên đến 1079 USD được trang bị loại kính màn hình chắc chắn nhất, khả năng sạc không dây và dung lượng bộ nhớ trong tối đa là 256 GB.
Trở lại với anh chàng Kuorouche, 11 ngày vừa qua quả là một trải nghiệm đáng nhớ với anh, nhưng việc học của anh cũng bị ảnh hưởng không ít. Anh cho biết: “Tôi đã từng qua đêm tại đó vài lần. Và khoảng thời gian 2-3 giờ sáng, thời điểm những người say xỉn bắt đầu từ các club trở về nhà, thật kinh khủng. Họ không ngừng trêu chọc tôi, có người thậm chí còn ngã vào lều ngủ của tôi nữa”.
Rất may mắn là Rami và Abdul, hai người bạn của Kuorouche đã thay phiên nhau trông vị trí hộ anh, vì thế anh vẫn có thể theo kịp việc học trên trường của mình: “Họ luôn có mặt để “thay ca” mỗi khi tôi cần họ. Tôi đã từng thức 25 tiếng liên tiếp để theo dõi thông báo từ cửa hàng. Tôi đã khiến họ cảm thấy hào hứng và cả 3 chúng tôi đều đứng đầu hàng vào ngày iPhone 8 lên kệ”.
Bên cạnh đó, anh cũng cho biết anh sẽ trở lại vào ngày phát hành iPhone X: “Tôi từng hy vọng mình có thể một mũi tên trúng hai đích - mua iPhone 8 và iPhone X cùng một lúc nhưng không được. Tôi sẽ tiếp tục xếp hàng để chờ iPhone X, nhưng có lẽ không đến mức 10 ngày như lần này”.
Tuy nhiên, dù đã 3 năm liên tiếp đi xếp hàng như thế này nhưng anh lại không có ý định tiếp tục làm thế vào năm sau: “Năm 2015, tôi chỉ đợi vài giờ. Năm 2016 thì tôi đợi trong 3 ngày, và giờ là hơn 10 ngày trong năm 2017. Tôi nghĩ sẽ không có lần sau nữa. 10 ngày chờ đợi dành cho kỷ niệm 10 năm iPhone là quá đủ rồi”.
Kuorouche dự định sẽ mua một chiếc iPhone 8 Plus màu bạc bản 64GB có giá 1.229 USD (gần 28 triệu VND) và một chiếc iPhone X màu xám bản 256 GB có giá 1.829 USD (hơn 41 triệu VND). Hai chiếc smartphone này sẽ là sự bổ sung chất lượng cho bộ sưu tập Apple mà anh đang sở hữu, bao gồm iPhone 7 Plus, một chiếc MacBook Pro, Apple TV, iPad Pro và Apple Watch.
Dù thừa nhận sở thích của mình khá là tốn kém, anh vẫn cố gắng tiết kiệm từ công việc part-time của mình. Anh hài hước chia sẻ: “Những người thân của tôi đều hiểu rằng chỉ có công nghệ với khiến tôi chi mạnh tay đến vậy thôi. Với những người thích quần áo, họ sẽ phải tốn tiền quanh năm. Còn tôi, tôi chỉ “cháy túi” vào tháng 9 mà thôi. Số tiền đó cũng có thể coi là một khoản đầu tư cho kênh YouTube mà tôi đang sử dụng”.
Kuorouche cũng cho biết gia đình anh dù không thể hiểu đam mê của anh những vẫn ủng hộ việc anh làm (đợi ngoài Apple store trong 11 ngày): “Bố mẹ tôi đã rất ngạc nhiên và hỏi: “Con chắc là mình không muốn về nhà thật sao?”. Em gái tôi thì nghĩ rằng tôi hơi điên rồ một chút, nhưng em ấy vẫn ủng hộ tôi”.
Anh khẳng định mình sẽ tiếp tục làm những gì mình thích bất chấp rất nhiều bình luận tiêu cực trên mạng: “Tôi nhận được rất nhiều bình luận, 90% trong số đó là bình luận không hay ho gì. Đại khái họ nói “sống thật đi” hay “gã này chắc thuộc dạng vô công rồi nghề”. Các bạn nghĩ tôi kiếm đâu ra tiền chứ? Nhưng dù sao thì tôi cũng không quan tâm đâu”.
Theo GenK
" alt=""/>Fan cuồng iPhone: 'Tôi đã xếp hàng 11 ngày để mua iPhone 8 nhưng tôi chả thích nó tí nào cả'Ảnh minh họa: Internet
Lý giải rõ hơn về nhận định trên, Tiến sĩ Chris Berg giải thích: “Theo định nghĩa, blockchain là kỹ thuật quản trị dùng để quản lý sổ cái thông tin. Blockchain còn đóng vai trò như hạ tầng kinh tế nền tảng, trong đó chuỗi cung ứng thông tin, chẳng hạn như nguồn gốc và tài chính thương mại, có thể tin tưởng và phối hợp với nhau được. Đây chính là điểm mà blockchain có thể hỗ trợ chính phủ và các nền kinh tế trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam”.
Tiến sĩ Chris Berg cũng bổ sung thêm, dù container chuyển hàng đã được chuẩn hóa và các tổ chức thương mại được thành lập nhằm giảm thiểu chi phí như thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch và hạn chế nhập khẩu, cách tạo và quản lý thông tin trong các chuỗi cung ứng không hề thay đổi trong hàng thế kỷ qua.
“Như ở Việt Nam, hay bất kỳ nơi nào trên thế giới, phần lớn thông tin về đặc tính và xuất xứ hàng hóa đều ghi chép chủ yếu trên giấy tờ và khá rối rắm”, Tiến sĩ Chris Berg nói.
Tiến sĩ Chris Berg minh chứng cho điều này bằng ví dụ về việc chuyển một công hàng từ châu Phi sang châu Âu, mà theo ông: “cần khoảng hơn 200 trao đổi qua lại giữa hơn 30 tổ chức và cá nhân khác nhau. Hệ thống như vậy dễ bị lỗi và xảy ra gian lận". Tiến sĩ Berg nói: “Hiện tại, cắt giảm chi phí thông tin là việc hết sức quan trọng nhằm mở lối cho làn sóng toàn cầu hóa mới mà Việt Nam là một phần trong đó”.
Tin tưởng rằng đây là một điểm mà blockchain có thể hỗ trợ, Tiến sĩ Chris Berg chia sẻ: “Đây là cách mới để khắc phục vấn đề về chi phí thông tin và sự tín nhiệm mà các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như của Việt Nam đang phải đối mặt. Thay vì giao thương dựa vào giấy tờ như các bên trong chuỗi cung ứng vẫn làm, blockchain có thể đóng vai trò như sổ cái thông tin chung và đáng tin cậy, có thể là điểm tập trung đáng tin cậy để ghi nhận và lưu giữ thông tin. Mỗi lần hàng hóa đến một điểm nào đó trong chuỗi cung ứng, thông tin về món hàng sẽ được cập nhật vào sổ cái dựa trên nền tảng blockchain”.
Trong khi đó, Giáo sư Jason Potts - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain RMIT, lại thấy rằng blockchain là cơ hội để Việt Nam không chỉ trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn có thể nắm giữ vị trí "đầu tàu", đem đến các khung quy định chất lượng cho những nước láng giềng.
" alt=""/>Blockchain đem đến cơ hội lớn để Việt Nam chuyển từ sản xuất cơ bản sang nâng cao