Những người nổi tiếng được thuê với giá "trên trời" để quảng cáo tiền mã hóa. Ảnh: Twitter.
Những người nổi tiếng ra giá lên tới hàng chục nghìn USD cho một bài đăng. Cụ thể, tài khoản Twitter có tick xanh của diễn viên Lindsay Lohan với hơn 8,2 triệu người theo dõi tính giá 25.000 USD cho một bài đăng quảng cáo, 20.000 USD cho một lần retweet và 35.000 USD cho một gói bao gồm cả hai hành động trên.
Ngoài ra, diễn viên hài Che Durena cũng bị cáo buộc về một video quảng cáo trên TikTok với giá 20.000 USD và một bài đăng trên Instagram từ rapper Lil Yachty lên tới 50.000 USD.
Mặc dù vậy, danh sách này vẫn chỉ mang tính tham khảo. Bản thân chủ tài khoản zachxbt cũng chưa chắc chắn 100% về độ xác thực của những tài liệu này.
“Không phải mọi người trong danh sách đều được trả tiền để lăng xê tiền mã hóa, nhưng phần lớn những cái tên tôi thấy trên đó đều làm như vậy”, zachxbt cho biết.
Công ty tiếp thị nói trên cũng cung cấp một gói dịch vụ cho các dự án tiền mã hóa có ngân sách lớn. Với 130.000 USD, 114 người nổi tiếng trên Twitter với tổng số lượt theo dõi hơn 19 triệu sẽ đăng 2 bài quảng cáo và 1 bài retweet.
Bắt đầu bị siết chặt
Mặc dù hành động nhận tiền để quảng cáo của những người nổi tiếng không được xem là phạm pháp, nhiều người trong cộng đồng tiền mã hóa vẫn tỏ ra bất bình vì những nhân vật nổi tiếng này đang lợi dụng danh tiếng để lăng xê những dự án tiền mã hóa kém chất lượng, có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin.
Đã có rất nhiều ví dụ về các dự án tiền mã hóa hay NFT được nhiều tên tuổi trong giới giải trí quảng bá sau đó biến mất hoặc thất bại, khiến không ít nhà đầu tư vì tin tưởng vào thần tượng của mình mà mất trắng tài sản. Bản thân những người nổi tiếng kia cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khi danh tiếng của họ bị hủy hoại.
Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), tính đến năm 2021, hơn 95.000 người đã báo cáo thiệt hại khoảng 770 triệu USD cho hành vi lừa đảo trên mạng xã hội. Trong báo cáo Tiêu điểm về Dữ liệu Bảo vệ Người tiêu dùng, FTC cũng lưu ý rằng “những tổn thất đó chiếm khoảng 25% tổng số tổn thất được báo cáo do gian lận vào năm 2021 và tăng gấp 18 lần so với số tổn thất được báo cáo năm 2017”.
![]() |
Vào tháng 9/2021, ngôi sao Kim Kardashian bị chỉ trích vì quảng cáo coin "rác". Ảnh: Getty Images. |
Tại Mỹ, FTC yêu cầu các dự án quảng cáo và tiếp thị phải được xác thực. Các công ty cần cho người dùng biết một bài đăng trên mạng xã hội là quảng cáo và công khai bất kỳ mối liên hệ quan trọng nào từ đội ngũ điều hành đến nhân viên của công ty đó.
Ở một số quốc gia, việc che giấu danh tính thành viên công ty hoặc quảng cáo mờ ám trên các nền tảng mạng xã hội có thể cấu thành hành vi vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng.
“Nếu những quảng cáo trên mạng xã hội không được minh bạch, người dùng có thể tin rằng một người nổi tiếng đang quảng bá hoặc đánh giá một sản phẩm hoặc dịch vụ không có mối quan hệ với các doanh nghiệp mà họ được thuê. Người tiêu dùng có thể nghĩ rằng người nổi tiếng đó đã mua sản phẩm của công ty nọ bởi sản phẩm này đáng tiền hoặc có chất lượng tốt”, Cơ quan cạnh tranh và thị trường của Vương quốc Anh cho biết.
(Theo Zing)
" alt=""/>Lộ bảng giá thuê KOLs quảng cáo tiền mã hóaCác chính sách về chế độ ăn lành mạnh được xây dựng ở Việt Nam từ lâu nhưng việc thực thi còn hạn chế do nhận thức, thu nhập, khả năng tiếp cận với nguồn thực phẩm đủ dinh dưỡng chưa đồng đều tại các vùng miền.
TS Lê Đức Thịnh, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNN), cho biết, mặc dù Việt Nam đã được những tiên bộ lớn trong việc giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế trong khoảng 30 năm trở lại đây tuy nhiên hệ thống lương thực thực phẩm cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vậy, phân bón hóa học, thuốc thú y…
“Qua hội thảo này, chúng tôi mong muốn chúng ta có nhiều giải pháp chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng “minh bạch, trách nhiệm, bền vững” đặc biệt chú trọng vào nội dung đẩy mạnh thông tin truyền thông tốt về việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, tiếp tục rà soát, tham mưu cơ chế chính sách về sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm…”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đất đai, nước trong bối cảnh đối mặt với các thách thức của biến đổi khí hậu, Mạng lưới đổi mới sáng tạo nông nghiệp lớn nhất toàn cầu (CGIAR) đã giới thiệu 9 sáng kiến mới tại Việt Nam.
Trong đó, chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm (SHiFT) là sáng kiến tập trung vào đảm bảo chế độ ăn lành mạnh bền vững cho tất cả mọi người thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm.
Mục tiêu của SHiFT là giúp người dân tiếp cận với nguồn cung thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, giá cả phải chăng và sản xuất bền vững, đồng thời cải thiện sinh kế, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong tất cả các lĩnh vực của hệ thống thực phẩm. Sáng kiến này được dự kiến triển khai tại Việt Nam trong thời gian từ 2022 đến 2024.
TS Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, thông tin thêm: "Không chỉ ăn đủ, ăn ngon, người dân cần quan tâm đến cả ăn đúng. Do đó bên cạnh việc thay đổi tư duy từ sản xuất đến tiêu dùng, chúng ta cần thay đổi tư duy của cả hệ thống lương thực thực phẩm”.
Ngọc Trang