Khởi động từ tháng 4/2017 và thu hút hàng nghìn startup với tham vọng khởi nghiệp tham gia loạt buổi huấn luyện, tư vấn và chia sẻ, hành trình UberExchange sẽ khép lại với vòng chung kết và lễ trao giải diễn ra vào ngày 23/11/2017 tại Hà Nội.
Đến thời điểm hiện nay, UberExchange đã xác định được 10 startup Việt vượt qua những đối thủ tiềm năng khác để tiến vào vòng thử thách cuối cùng nằm trong khuôn khổ chương trình “UberExchange - Khởi nghiệp Thông minh” do Uber khởi xướng, phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp.
Bên cạnh những start-up có nền tảng công nghệ phục vụ vận tải, giáo dục, tài chính như Monkey Junior, Money Lover…, cuộc thi còn thu hút sự tham gia của nhiều dự án giải pháp cho các lĩnh vực đa dạng khác như nông nghiệp (TaHo) hay ẩm thực (Nấm Tươi Cười, FreshDeli).
10 dự án được lựa chọn bao gồm AbbyCard - Giải pháp chăm sóc khách hàng cho cơ sở kinh doanh, mang đến cơ hội gia tăng doanh số từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Bingo Apps - ứng dụng cung cấp tư vấn online, hỗ trợ và nâng cao sức khỏe tinh thần bởi các bác sĩ tâm lý, bác sĩ trị liệu, nhà tư vấn nghề nghiệp và những người giàu kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ekid Studio - Công ty cung cấp bộ sản phẩm giáo dục tương tác trên điện thoại thông minh/máy tính bảng, giúp tăng hứng thú và hiệu quả học tiếng Anh cho trẻ em.
FreshDeli - dự án doanh nghiệp xã hội kết nối thực khách tới bữa cơm trưa gia đình an toàn, đầy đủ dinh dưỡng được nấu bởi các bà mẹ nội trợ với chi phí hợp lí.
" alt=""/>Xác định được 10 startup Việt xuất sắc nhất vào chung kết UberExchangeCon trai chơi game chuyên nghiệp chưa chắc đã được gia đình ủng hộ, huống hồ... đây lại là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Thế nhưng, bằng chính nghị lực của mình, các cô gái trong nhóm Queen Team đã dần dần chứng minh cho gia đình thấy, đây là một nghề chân chính, đáng để theo đuổi. Bên cạnh đó, nếu không muốn bị ngăn cản, các thành viên của nhóm này cũng phải đảm bảo việc học và làm một cách tốt nhất.
Queen Team được thành lập vào tháng 6/2014. Đây là một nhóm các nữ game thủ có tiếng trong cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại. Hai năm sau, nhóm đã có được một ngôi nhà chuyên để chơi game (Gaming House). Đây là đội game thủ nữ đầu tiên ở Việt Nam có đầu tư một cách chuyên nghiệp cho đam mê của mình.
So với đồng nghiệp nam giới, các nữ gamer luôn không được coi trọng, bị dị nghị là làm màu. Nhưng, các cô gái luôn có lợi thế rất lớn về ngoại hình, có khả năng thu hút các game thủ nam.
Hiện Queen Team có 8 thành viên, gồm 6 thành viên chinh và 2 dự bị. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 3 thành viên là ở lại nhà, còn lại những thành viên khác chỉ đến sinh hoạt rồi về lại với gia đình. Thông thường, vào dịp cuối tuần hoặc khi có sự kiện là dịp nhóm tập trung đông đủ nhất.
Lịch làm việc của nhóm cũng rất linh động, tùy theo từng thành viên. Tuy nhiên, cũng có một số khung giờ cố định dành cho việc live stream và họp bàn rút kinh nghiệm cũng như “lên kế hoạch hành động” cho ngày kế tiếp.
Ngoài việc thi đấu giải, các nữ gamer này còn tự chụp ảnh và quay video quảng cáo cho sản phẩm của nhà tài trợ. Bên cạnh đó, các cô còn dành thời gian cho việc tìm tòi và sáng tạo ra những nội dung mới nhằm thu hút người xem. Chính vì thế, mặc dù trong nhà có một gian bếp, nhưng việc nấu ăn diễn ra không thường xuyên, món chính của các cô là mì gói.
Chia sẻ về công việc và những khó khăn gặp phải trong nghề, Trang Uni, một thành viên trong nhóm cho biết: "Công việc hiện tại của mình có được nhờ kinh nghiệm và các mối quan hệ từ những ngày tháng sinh hoạt trong cộng đồng game thủ. Nếu các bạn muốn trở thành streamer hoặc game thủ chuyên nghiệp, hãy tiếp tục cố gắng. Đam mê và quyết tâm là hai yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu, còn chuyện đẹp hay xấu không quá quan trọng."
Bên cạnh đó, thành viên Ngô Quý cũng tâm sự: "Em thích chơi game và muốn phát triển bản thân theo con đường này. Em muốn nghề streamer cũng như game thủ được công nhận như một công việc bình thường, cũng như thuyết phục được gia đình ủng hộ một cách hoàn toàn."
Con gái theo nghiệp game thủ thường khá gian truân, mặc dù có rất đông khán giả nam trên mạng, nhưng đa số đều phải sống trong cảnh cô đơn, không có bạn bè, gia đình. Thậm chí hơn nửa số thành viên trong nhóm đều chưa có bạn trai.
Ba thành viên chính của nhóm hiện đang ở lại Gaming House bao gồm Lê Việt Anh, Lê Anh Trang và Ngô Quý. Trong khi Việt Anh và Anh Trang sinh năm 1991 thì Ngô Quý nhỏ tuổi hơn, cô sinh năm 1993.
Lê Việt Anh có biệt danh là LeviAmy, cô bắt đầu đến với game năm học lớp 8. Ở thời điểm đó, cô chơi Võ Lâm Truyền Kỳ. Cô đã tốt nghiệp đại học và mới đây, cô cũng bỏ công việc ở một chuỗi cửa hàng cafe để toàn tâm toàn ý tập trung cho đam mê của mình.
Lê Anh Trang có biệt danh là Umi, cô đến với game sớm hơn Việt Anh một năm, tức là năm lớp 7. Khi đó nghe lời dụ dỗ của các bạn nam cùng trang lứa, cô cũng tập tành chơi game. Rất may, bố mẹ Trang là những người phóng khoáng và thoải mái, nên luôn tạo điều kiện cho con gái theo đuổi đam mê của mình. Hiện nay, Trang đã tốt nghiệp Đại Học Tôn Đức Thắng và làm marketting cho một công ty máy tính. Thời gian vào buổi tối, cô dành tất cả cho game.
Ngô Quý có biệt danh là Ohsusu. Cách đây 4 năm, Quý được em trai dẫn dắt đến với game và đam mê luôn từ đó. Cô đang là sinh viên ĐH Công Nghệ TP.HCM. Ước mơ của Quý là được trở thành nữ Streamer nổi tiếng.
Bi Boyz
" alt=""/>Một ngày của những cô nàng game thủ Queen TeamTại Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam tổ chức mới đây, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mã độc của BKAV đã chỉ ra những giải pháp rất cụ thể cho người dùng cuối để ngăn chặn mã độc xâm nhập và hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, giải pháp ngăn chặn lây nhiễm virus, mã độc trong hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp phải kết hợp giữa giải pháp kỹ thuật (các loại phần mềm diệt virus) với chính sách. Các cơ quan cần xây dựng chính sách bảo đảm an toàn an ninh khi sử dụng hệ thống thông tin nội bộ.
Để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin, ông Vũ Ngọc Sơn cho rằng, các cơ quan nhà nước nhất thiết phải trang bị các phần mềm chống lại virus lây qua USB, loại bỏ phần mềm Auto Run, diệt thông minh các loại virus cài trên 100% máy tính. Đây là điều bắt buộc phải thực hiện.
Hiện nay có các phần mềm an toàn cho máy tính như: SafeRun cho phép người dùng thực thi trong môi trường an toàn. Khi mở các file nhận được qua email trong môi trường an toàn cách ly với dữ liệu máy tính, khi mở file xong tắt đi sẽ không ảnh hưởng máy tính của chúng ta.
Tính năng chống phần mềm gián điệp Antileak có tác dụng chống phần mềm quay lén, nghe lén, điều khiển máy tính từ xa, phát hiện tự động không cần mẫu nhận diện. Phần mềm Anti Keylogger có tác dụng phát hiện tác vụ hacker chụp ảnh màn hình, điều khiến bàn phím. Hay như phần mềm AntiRansomware đảm bảo các tác vụ động đến file dữ liệu sẽ cảnh báo người dùng phải kiểm tra ngay là file đó an toàn hay không an toàn, nếu không an toàn sẽ chặn ngay việc thực thi.
" alt=""/>Phó Chủ tịch BKAV bày cách kiểm soát phòng mã độc tấn công máy tính