Theo đó, đoàn công tác đã phối hợp với gia đình đưa em Phùng Thị Minh Thư – học sinh lớp 7A3 đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Tân để thăm khám và chụp X-quang vùng cột sống để xác định lại nguyên nhân gây ra.
Kết quả ban đầu cho thấy vùng cột sống của em Thư không để lại tổn thương nào và phần cột sống của em này cũng không bị vẹo như gia đình cung cấp cho nhà trường trước đó.
![]() |
Trường THCS Long Hòa |
Tuy nhiên, đoàn công tác sẽ làm rõ hơn về vụ việc với 1 bệnh viện ở TP.HCM trước khi đưa ra kết luận chính thức.
Còn về thầy giáo bị tố đánh học sinh vẹo cột sống sẽ bị hội đồng kỷ luật xem xét để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp vào tuần sau do vi phạm đạo đức nhà giáo là đánh học sinh.
Trong ngày 28/2, Văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh yêu cầu Sở GD-ĐT phải báo cáo vụ việc trước ngày 1/3.
Theo đó phải làm rõ việc em Phùng Thị Minh Thư – học sinh lớp 7A3 bị vẹo cột sống, do thầy giáo đánh hay bị ngã xe gắn máy trước khi bị đánh, hoặc nguyên nhân khác, đồng thời ngành phải đề xuất các giải pháp khắc phục, hướng xử lý…
Theo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, qua báo cáo của Phòng GĐ&ĐT huyện Phú Tân thì vào ngày 19/1, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp thì thầy Lê Trường Thọ - GV chủ nhiệm lớp 7A3 có phạt đánh nhiều roi vào mông 4 học sinh, trong đó có em Phùng Thị Minh Thư.
Mãi đến ngày 22/2, gia đình của em Thư đến trường phản ánh về việc nữ sinh này bị thầy Thọ đánh đau cột sống và có phim chụp X-quang. Tại đây, Hiệu trưởng nhà trường xin lỗi gia đình về sự việc không mong muốn trên, hứa xác minh và xử lý nghiêm vi phạm của giáo viên.
Hôm sau, trường thành lập đoàn gồm đại diện lãnh đạo nhà trường, công đoàn trường, đại diện Hội CMHS và giáo viên về hưu cùng đi với thầy Thọ đến nhà em Thư để xin lỗi và bồi thường tiền thuốc.
Tuy nhiên đoàn công tác của trường và thầy Thọ chưa nhận được sự thông cảm của gia đình. Sở GD-ĐT tỉnh An Giang cho biết, nhận thấy đây là sai phạm nghiêm trọng của thầy Thọ; thầy giáo này đã vi phạm đạo đức nhà giáo nên yêu cầu Phòng GĐ-ĐT chỉ đạo trường tạm đình chỉ công tác đối với thầy Thọ.
Ngoài ra, báo cáo chính quyền địa phương xác minh và xử lý theo qui định pháp luật; quan tâm tạo điều kiện cho nữ sinh Thư ổn định sức khỏe và an tâm tâm lý, tiếp tục đến trường.
Tuy nhiên theo báo của Phòng GD&ĐT huyện Phú Tân thì từ sau khi bị đánh, em Thư vẫn đi học bình thường nhưng đến ngày 25/2 thì xin nghỉ và có ý định xin chuyển trường.
Sở GD-ĐT tỉnh An Giang chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên quán triệt trong đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm các qui định của ngành, nếu để xảy ra vi phạm đạo đức nhà giáo thì sẽ bị xử lý nghiêm.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, thầy Trần Thiện Chơn - Hiệu trưởng trường THCS Long Hòa (huyện Phú Tân, An Giang) xác nhận, có vụ việc em Thư bị thầy Thọ đánh vì không thuộc bài và từ chối làm tổ trưởng môn Địa lý.
“Đánh thì có! Còn thông tin đánh vẹo cột sống thì phải xác minh. Chuyện vẹo cột sống thì người lớn mình cũng bị, có khi các em ngồi học không đúng tư thế cũng có thể vẹo cột sống. Có hay không bị đánh vẹo cột sống thì phải chờ xác minh”, thầy Chơn nói.
Người đứng đầu Trường THCS THCS Long Hòa cho biết, thầy Thọ là giáo viên dạy Âm nhạc, mỗi tuần chỉ có 1 tiết. Có thể do thầy giáo này bị áp lực việc học sinh lớp mình chủ nhiệm học không bằng các lớp khác nên đặt ra quy định không đúng.
“Ý của thầy Thọ là chỉ muốn các em học sinh học tốt hơn tuy nhiên cách làm lại không đúng”, thầy Chơn nói.
Thầy Chơn cũng nói, có nghe thông tin trước khi em Thư bị thầy Thọ đánh thì nữ sinh này đã bị té xe. Tuy nhiên, Thư được cho là đã giấu gia đình về chuyện này.
Thầy Thọ thừa nhận có đánh học sinh nhưng không đến mức gây ra tình trạng vẹo cột sống như phụ huynh phản ánh.
" alt=""/>Vụ thầy giáo bị tố đánh nữ sinh vẹo cột sống: Kết luận ban đầu không có tổn thươngNgày 7/8/2023, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp các ngân hàng thành viên tổ chức sự kiện “Lễ ra mắt dịch vụ VietQRCash”. Sự kiện nhằm đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng số hóa với tiêu chuẩn VietQR cũng như bước phát triển mới trong hành trình số hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
VietQR được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn cơ sở QR code do Ngân hàng Nhà nước ban hành để áp dụng chung cho toàn thị trường, nhằm kết nối chuyển mạch các giao dịch thanh toán và chuyển tiền bằng mã QR giữa các Ngân hàng, Trung gian thanh toán qua hệ thống NAPAS.
Đến nay, cùng với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ngày càng tăng lên, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid-19 ở nước ta, phương thức chuyển tiền, thanh toán bằng quét mã QR đang được nhiều khách hàng ưa chuộng và quen thuộc sử dụng trong chi tiêu, thanh toán hàng ngày bởi sự nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Tại giai đoạn đầu triển khai dịch vụ, khách hàng có thẻ NAPAS và sử dụng ứng dụng mobile banking của 8 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, Saigonbank, Sacombank, NCB và NAM A BANK có thể thực hiện rút tiền trên hệ thống ATM của 6/8 ngân hàng thông qua phương thức quét mã VietQR mà không cần mang theo thẻ vật lý.
Giao dịch rút tiền được thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần truy cập ứng dụng thanh toán của các ngân hàng (mobile app) để quét mã QR hiển thị trên màn hình ATM. Sau khi chọn loại thẻ (trong trường hợp có nhiều thẻ), khách hàng có thể lựa chọn số tiền cần rút trên mobile app của ngân hàng hoặc trên ATM và hoàn thành bước xác thực. Hạn mức và phí giao dịch tương tự như quy định hiện nay đối với giao dịch rút tiền trên ATM bằng thẻ NAPAS. Tổng số lượng ATM của các ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ VietQRCash chiếm hơn 60% tổng số lượng ATM hiện có trên thị trường sẽ là điều kiện thuận lợi giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ mới.
Ông Lê Văn Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo thống kê của Vụ Thanh toán, trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng khá cao, tăng trên 51% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các phương thức thanh toán điện tử, phương thức sử dụng QRcode tiếp tục có sự tăng trưởng cao nhất, tăng gần 136% về số lượng.
“Giờ đây, hoạt động thanh toán qua QR code đã trở nên khá phổ biến; chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mã QR được dán tại khắp các hàng quán, từ quán bún, phở, chợ dân sinh, các cửa hàng hay siêu thị. Cùng với thói quen chuyển tiền và thanh toán bằng quét mã QR của người dân ngày càng tăng lên, việc NAPAS phối hợp với các ngân hàng triển khai thêm dịch vụ rút tiền bằng mã VietQR sẽ giúp đem lại sự tiện ích cho khách hàng khi sử dụng ứng dụng thanh toán di động của các ngân hàng”, ông Tuyên nói.
Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, VietQRCash không chỉ nhằm hoàn thiện hạ tầng số với mã VietQR mà còn đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình số hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, mang đến trải nghiệm đồng bộ cho khách hàng từ việc mở tài khoản thanh toán trực tuyến và thẻ phi vật lý, đến thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán bằng mã VietQR.
“Sau khi hoàn thành triển khai với 8 ngân hàng đầu tiên, NAPAS đã sẵn sàng mở rộng kết nối dịch vụ VietQRCash ra toàn thị trường ngay trong năm nay, qua đó góp phần hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số, đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi người dân và hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi sốtrong các lĩnh vực của nền kinh tế”, ông Minh nói.
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Mã QR được dán khắp từ quán bún phở đến chợ dân sinhTheo thông báo này, vừa qua, nhiều cơ sở đào tạo nghệ thuật bậc đại học đã “kêu cứu” khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 quy định các cơ sở giáo dục đại học không được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nữa. Trong khi đó, muốn đào tạo tài năng nghệ thuật thì buộc phải đào tạo từ sơ cấp, qua trung cấp, rồi mới tiến tới cao đẳng, đại học.
Với quy định trên, những trường có truyền thống đào tạo các tài năng nghệ thuật bị đứt khâu đào tạo trung cấp sẽ kéo theo cả một lỗ hổng lớn về đào tạo nhân lực, gây xáo trộn, làm gián đoạn nhiệm vụ đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã được Chính phủ giao cho các trường theo đề án “Ðào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030” theo Quyết định số 1341/QÐ-TTg ngày 8/7/2016. Theo đề án này, các cơ sở có uy tín và năng lực được lựa chọn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo tài năng các lĩnh vực âm nhạc, múa, sân khấu ở các trình độ trung cấp và đại học.
Do đó, đòi hỏi đặt ra là các bộ, ban, ngành liên quan cần xây dựng cơ chế đặc biệt để áp dụng đối với các cơ sở đào tạo nghệ thuật, sao cho vừa bảo đảm quy định, chất lượng đào tạo, vừa phù hợp những đòi hỏi từ thực tiễn đào tạo. Nếu không tính tới yếu tố đặc thù, mà cứ áp dụng một cách cứng nhắc như các ngành nghề đào tạo kỹ thuật, sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất nguồn nhân lực chất lượng cao, không đáp ứng được nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc.
Cũng theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, sẽ sớm có nghị định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật.
Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các bộ, ngành liên quan về một số khó khăn, vướng mắc trong việc đào tạo trung cấp, cao đẳng trong các trường đại học và học viện thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương tổng kết, đánh giá việc đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; làm rõ những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan, đề xuất với Chính phủ sớm ban hành nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, phù hợp với thực tiễn trong quý IV/2021.
Đồng thời, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thuộc các bộ, ngành và địa phương tiếp tục tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng mang tính đặc thù kết hợp giữa đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hoá cho đến khi nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu, đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành.
Ðây là động thái mở ra nhiều hy vọng cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật đặc thù, giúp tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, nhưng linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn đào tạo tài năng nghệ thuật.
Phương Chi
Hơn 300 phụ huynh của Học viện Múa Việt Nam kêu cứu về việc con mình không được nhận bằng tốt nghiệp văn hóa dù suốt 6 năm vẫn học văn hóa tại đây.
" alt=""/>Các trường đại học nghệ thuật được tiếp tục tuyển sinh trung cấp, cao đẳng đặc thù