Bác sĩ Hương cho biết cây dừa cạn thuộc họ trúc đào, chứa hàm lượng alkaloid cao. Từ loại cây này, người ta chiết xuất được các terpenoid indole alkaloid (TIA) có nhiều dược tính quan trọng, góp phần điều trị ung thư máu, tăng huyết áp, tiểu đường, tẩy giun, chữa sốt cao.
Cụ thể, hai loại alkaloid gồm vinblastine và vincristine (có nhiều trong cây dừa cạn hoa màu hồng tím) được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị ung thư. Đó là những chất ức chế mạnh sự phân chia tế bào, góp phần ngăn chặn sự sinh trưởng của tế bào.
Tuy nhiên, hàm lượng các chất trên chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng alkaloid trong cây dừa cạn (dưới 1/10.000). Ước tính phải mất 500kg lá cây dừa cạn khô mới sản xuất được 1g vinblastine.
Theo y học cổ truyền, cây dừa cạn có tính mát, vị đắng, tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, bình can, trấn tĩnh, an thần, hạ áp. Theo y học hiện đại, loại cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường và hạ huyết áp. Thân và lá có thể dùng để chữa một số bệnh ngoài da.
Bác sĩ Hương lưu ý, mặc dù có công dụng chữa bệnh nhưng dừa cạn cũng có các tác dụng phụ thường gặp như gây bệnh thần kinh ngoại vi, táo bón, rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, yếu cơ, giảm bạch cầu, chán ăn, viêm miệng. Nếu sử dụng liều cao và kéo dài, người bệnh có thể mù lòa, thậm chí tử vong.
Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý sử dụng cây dừa cạn chữa bệnh, tránh hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, lưu ý tuyệt đối không sử dụng cây dừa cạn đối với người bị huyết áp thấp, suy giảm chức năng gan, thiếu máu; thận trọng khi sử dụng trên người bệnh gout; không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng. Hiệp hội này được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động.
Đây sẽ là tổ chức hoạt động thường xuyên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hiệp hội, hội viên và của cộng đồng Blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội Blockchain Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 17/5 tới đây, đánh dấu sự thành lập và ra mắt chính thức của tổ chức này. Tại đây, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động.
Nhìn chung, vai trò của tổ chức này trong thời gian tới sẽ bao gồm việc thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức thương mại, doanh nghiệp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng Blockchain nhằm nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ Blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức uy tín thế giới, Việt Nam luôn được xếp hạng khá cao về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa.
Báo cáo của Chainalysis cho thấy, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Đây là những tiền đề cho thấy tiềm năng phát triển của công nghệ Blockchain tại Việt Nam. Trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Do đó, công nghệ này được nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành cú huých nhằm thay đổi đổi bộ mặt của kinh tế số Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam sắp có Hiệp hội đầu tiên về chuỗi khối BlockchainNhững năm gần đây, tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng tăng, được coi là “đại dịch không lây nhiễm”. Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) công bố năm 2021, có tới 53 triệu người mắc căn bệnh này trên toàn cầu, tương ứng với tỷ lệ trong 10 người từ 20-79 tuổi có 1 bệnh nhân; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc bệnh mà không được chẩn đoán.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương gần 5 triệu bệnh nhân. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số ca mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Đái tháo đường ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, làm tổn thương các mạch máu dẫn tới xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận,…