
 |
Ảnh: Minh họa |
Theo thống kế của NPD Group, tổng doanh thu của thị trường di video game trên toàn nước Mỹ đạt 1,2 tỷ USD trong tháng 6 vừa qua, giảm 31% so với cùng năm ngoái.
" alt=""/>Mỹ: Doanh thu video game giảm kỷ lục
Gia đình tôi có một mảnh đất của cha mẹ để lại năm 1980. Năm 1995, chúng tôi vào Quảng Trị sinh sống, để cho hàng xóm mượn mảnh đất đó trồng trọt. Năm 2012, cha mẹ tôi có ý định về quê sinh sống, muốn đòi lại mảnh đất nhưng nhà hàng xóm lại không có ý định trả lại, gây khó dễ. Vậy chúng tôi phải làm sao để lấy lại mảnh đất của mình?Luật sư tư vấn:
Do câu hỏi của bạn chưa có đầy đủ thông tin, dữ liệu cụ thể nên có thể có các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Trường hợp gia đình bạn có căn cứ chứng minh mảnh đất cho gia đình hàng xóm mượn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn và có căn cứ chứng minh việc gia đình bạn đã cho gia đình hàng xóm mượn mảnh đất này để trồng trọt.
Căn cứ Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mượn tài sản:
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
 |
Ảnh minh họa |
Theo đó, nghĩa vụ của bên mượn tài sản được quy định như sau:
“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả”.
Bên cạnh đó, Điều 100 Luật đất đai 2013 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ.
Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn có một trong các loại giấy tờ theo điều 100 Luật đất đai trên và có hợp đồng cho mượn đất hoặc có xác nhận của bên mượn, người làm chứng thì gia đình bạn có căn cứ để đòi lại diện tích đất đã cho mượn trên. Đồng thời, trích lục hồ sơ thửa đất từ trước khi cho mượn để làm cơ sở chứng minh.
Để đảm bảo quyền lợi thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để tiến hành giải quyết kiện đòi tài sản lại (đòi đất) để đảm bảo quyền lợi của mình. Toà án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết sẽ là toà án nơi có đất tranh chấp.
Thứ hai: Nếu gia đình bạn không có căn cứ chứng minh mảnh đất cho gia đình hàng xóm mượn
Tuy nhiên, gia đình bạn có thể liên hệ cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó xem mảnh đất đó thuộc về quyền sử dụng của gia đình bạn hay không.
Tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
Khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Nếu như UBND cấp xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Khiếu nại quyền lợi liên quan đến đất đai của người thân đã mất
Bố mẹ em mất đã lâu. Em là người thừa kế duy nhất nhưng đến nay vẫn chưa đứng tên quyền sở hữu đất (do bìa đất tái định cư nợ tiền đất).
" alt=""/>Hàng xóm mượn đất trồng trọt rồi không chịu trả lại
Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ 1/8, xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông cần tiến hành đăng ký tạm thời.Như vậy, chỉ cần đăng ký tạm thời thì các xe chưa có biển được phép tham gia giao thông. Trong khi trước đây, Bộ Công an chỉ cho phép đăng ký tạm thời và tham gia giao thông với trường hợp xe ô tô lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác...
Tuy nhiên, xe đăng ký tạm thời chỉ được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời.
 |
Ảnh minh họa |
Cũng theo Thông tư 58, từ 01/8 sẽ có thêm 04 trường hợp phải thu hồi đăng ký xe, biển số xe so với quy định cũ, gồm: Xe đã đăng ký nhưng không đúng hệ biển; Xe thuộc diện sang tên, chuyển quyền sở hữu; Xe quân sự không còn nhu cầu cấp biển số xe dân sự; Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc cấp biển số không đúng quy định..
Từ ngày 05/8/2020, khi Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông (CSGT) có hiệu lực thì chỉ còn 04 trường hợp CSGT được dừng phương tiện. Cụ thể, gồm:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
- Có Văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm…
Ngoài ra, Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ sau:
- Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không phải tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp và các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ trọng điểm, đoạn quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp và các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng mà đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông…
PV
" alt=""/>Từ 1/8, xe chưa cấp biển có thể được tham gia giao thông
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại tọa đàm: “Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và người đào tạo là người của doanh nghiệp” diễn ra ngày 16/11.Chương trình do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp phối hợp các bên liên quan tổ chức, nhằm lắng nghe ý kiến các chuyên gia về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và mô hình kết hợp với các doanh nghiệp.
Tại tọa đàm, ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, hiện, cả nước có gần 84 nghìn nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở GDNN. Chất lượng nhà giáo GDNN từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo; trên 92% nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm; khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN vẫn còn nhiều bất cập như: Trình độ kỹ năng nghề của nhà giáo nhìn chung còn hạn chế, tỷ lệ nhà giáo vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành thấp (khoảng 51%); Kỹ năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy tiếp cận năng lực và yêu cầu chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19.
Nguyên nhân xuất phát từ nguồn lực đầu tư cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút những người có trình độ cao, tay nghề giỏi tham gia vào GDNN.
 |
Ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp |
Chia sẻ giải pháp tại chương trình, ông Bùi Thế Dũng, chuyên gia của GIZ khẳng định mô hình kết hợp mời chuyên gia, người đào tạo tại doanh nghiệp tham gia GDNN tại các trường nghề thật sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Điều này giúp người học có được kiến thức, kỹ năng và năng lực nghề vững vàng và có thể tham gia sản xuất kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp. Trong mô hình đào tạo kép này, nhà trường hoặc doanh nghiệp có thể đóng vai trò chủ đạo.
Đồng quan điểm, bà Vi Thị Hồng Minh, đại diện cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường là mối liên kết chặt chẽ, không thể thiếu trong GDNN hiện nay.
“Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp đào tạo nghề rất đa dạng. Ví dụ như, đào tạo qua kèm cặp tại vị trí công việc cụ thể, có tới 70 – 80% doanh nghiệp, như dệt may, da giày, thuỷ sản,… Đồng thời, doanh nghiệp cũng hợp tác, tham gia giảng dạy GDNN, cũng như đào tạo nội bộ để người lao động có kỹ năng tham gia vào sản xuất nhanh nhất”, bà Minh cho hay.
Tuy nhiên, đề cập đến một số tồn tại, bà Minh cho hay, hiện, các quy định chính sách pháp luật liên quan đến GDNN và doanh nghiệp chưa thật sự rõ ràng, cơ chế, chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn. Chưa có quy định cụ thể về các chế tài ràng buộc trách nhiệm của người lao động khi được doanh nghiệp đào tạo hoặc cử đi đào tạo ở nước ngoài và trách nhiệm sau khi đào tạo xong. Cùng đó là một số khó khăn trong thiếu thiết bị đào tạo, chương trình đào tạo chưa cập nhật,…
Một đại diện của Trường CĐ Cơ khí nông nghiệp cho rằng, việc doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo cũng giúp cho nhà trường tiếp cận gần nhất với nhu cầu thực tế. Doanh nghiệp sẽ không mất thời gian đào tạo cho người lao động khi tiếp nhận. Tuy nhiên, bài toán khó đặt ra là làm thế nào để thu hút doanh nghiệp tham gia vào GDNN, làm sao để doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích khi tham gia vào các hoạt động đào tạo của GDNN chứ không phải chỉ đơn thuần ràng buộc từ khung pháp lý.
Ông Louis Arsac, cố vấn của OIF cho rằng bên cạnh sung cơ chế cần có chính sách hỗ trợ hai chiều. "Ví dụ tại Pháp, các doanh nghiệp đều trích một phần ngân sách hỗ trợ cho việc đào tạo nghề. Đối với doanh nghiệp tuyển dụng người lao động trình độ thấp hay tham gia đào tạo nghề đều có cơ hội hưởng chính sách giảm thuế”.
Ông Bùi Thế Dũng, chuyên gia của GIZ, khẳng định cần có sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa doanh nghiệp và trường nghề khi thực hiện mô hình đào tạo kép về GDNN. Đồng thời cần xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn mềm dẻo quy định kiến thức, kỹ năng cho người đào tạo tại doanh nghiệp. Vì thế, đòi hỏi mỗi cơ sở GDNN phải xây dựng riêng cho mình những chiến lược, phương pháp cụ thể, đặc thù khi tiếp cận và phát triển quan hệ doanh nghiệp.
Dù việc kết nối nhà trường với doanh nghiệp là nhiệm vụ khó khăn nhưng là yếu tố sống còn với GDNN không chỉ với Việt Nam mà ở hầu hết các nước. Một số giải pháp cần triển khai như hoàn thiện thể chế, chính sách ở cấp vĩ mô cũng như nâng cao chất lượng thể chế, phát triển và thực hiện dạy học của hai đối tượng chính nhà trường - doanh nghiệp ở cấp vi mô mà người đào tạo tại doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng, then chốt.
Khi các cơ sở đào tạo xác định rõ mục tiêu, nhu cầu của doanh nghiệp; đề xuất chương trình hợp tác hợp lý và linh hoạt trong công tác ngoại giao, thì doanh nghiệp sẽ nhận ra vai trò quan trọng của họ đối với sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, với xã hội, nâng cao tinh thần hợp tác với các cơ sở GDNN vì chính mình.
 |
Bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp. |
Bà Nguyễn Việt Hương, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh: “Bên cạnh giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo thì hình thành và phát triển đội ngũ người đào tạo là người của doanh nghiệp để tham gia mạnh mẽ hơn, sâu hơn vào GDNN là giải pháp trọng tâm được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ưu tiên, chú trọng trong giai đoạn 2021-2030”.
Kết luận tọa đàm, ông Trần Minh Thịnh, Vụ trưởng Vụ Nhà giáo cho hay: “Để phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN và người đào tạo là người của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới 2021-2030 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng toàn diện, đặc biệt cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế trong việc tạo thuận lợi cho trao đổi chuyên gia, nhà giáo GDNN và chia sẻ kinh nghiệm phát triển đội ngũ giữa các cơ quan, tổ chức hợp tác quốc tế”.
Hải Nguyên - Ngọc Linh

Cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản cho giáo dục nghề nghiệp
Việc phát triển, nâng cao năng lực, tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ trong giảng dạy của đội ngũ nhà giáo và người đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế là rất cần thiết.
" alt=""/>Cần nhiều “người thầy” đến từ doanh nghiệp