- Khi phát hiện chồng ngoại tình, nhiều chị em thường làm ầm lên, đánh ghen, dằn vặt chồng. Nhưng với bà vợ cao tay, những phản ứng đó lại là hạ sách.Để người thứ ba tự nguyện ra đi
Yêu nhau gần năm năm mới cưới, chị Quyên (Đống Đa, HN) rất hiểu và tin tưởng chồng. Thế nên khi phát hiện chồng ngoại tình, chị sốc lắm. Nhưng chị không đi đánh ghen, cũng không dằn vặt chồng mà âm thầm lên kế hoạch kéo chồng về với gia đình, đẩy người thứ ba ra xa.
Âm thầm kiểm tra tin nhắn, facebook của chồng, chị biết chồng chị và người tình qua lại với nhau đã được gần nửa năm. Ả kia là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính, chưa chồng nhưng đã ăn ở như vợ chồng với người tình trước đó nên cũng “dễ dãi” với chồng chị.
Biết được ả “chiều” chồng chị một phần cũng vì tiền (hàng tháng chồng chị vẫn gửi tiền vào tài khoản của ả, mua trang sức cho ả), chị mới lên kế hoạch “trị” ả.
 |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Chị bí mật hẹn gặp ả để nói chuyện. Thay vì dằn mặt ả người tình như những bà vợ khác vẫn làm, chị lại “cầu xin” ả với giọng nhẹ nhàng: “Chị biết là em có tình cảm với chồng chị, chị cũng biết hai người qua lại với nhau đã được nửa năm. Chị không làm ầm lên vì đã chán và hết yêu chồng chị rồi. Chị rất muốn ly hôn, cũng đã đề nghị với anh ấy nhiều lần nhưng anh ấy không chịu, bảo em chỉ là chơi bời, anh vẫn yêu vợ con và muốn giữ gia đình. Chị chán lắm rồi, nhờ em khuyên anh ấy ký vào đơn ly hôn, chị thoải mái, mà hai người có thể đến chung sống với nhau”.
Thế rồi chị vẽ ra một loạt những thói hư tật xấu của chồng: “Anh ấy rất lười làm việc nhà, hầu như chưa bao giờ động tay vào việc gì, sống với anh ấy chị thấy mình như osin. Anh cũng rất nóng tính, sẵn sàng tát vợ nếu dám to tiếng cãi lại. Nhiều lần chị phải ôm cái mặt sưng húp lên cơ quan nên ngán ngẩm lắm rồi. Giờ anh ấy có em, chị thấy mình như được giải thoát”.
Chị cũng cho ả biết, nếu ly hôn thì chồng chị phải ra khỏi nhà bởi giấy tờ đất cát đều mang tên chị. Và khuyên ả nên tìm chỗ để hai người sống chung cho thuận tiện.
Kết thúc câu chuyện chị không quên “dặn” ả kia cách chăm sóc chồng chị. Thực đơn ăn uống thế nào, ngày uống mấy thang thuốc, kiêng khem cái gì để chữa căn bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường của chồng (bệnh cũng do chị tưởng tưởng mà vẽ ra).
Quả nhiên sau cuộc nói chuyện, cô người tình tự rút lui lúc nào không hay.
Về phía chồng, chị vẫn đối xử như không có chuyện gì xảy ra. Thậm chí còn quan tâm, chăm sóc anh chu đáo hơn trước. Không rõ anh có biết về cuộc nói chuyện của chị hay không, nhưng chị bảo, sau đó anh cũng đã có những biểu hiện hối lỗi và quan tâm hơn với vợ con. Anh cũng không còn liên lạc gì với cô nhân tình kia nữa.
Khiến chồng và người tình nghi ngờ nhau
Vì còn yêu chồng và muốn giữ bố cho hai con nên khi phát hiện chồng ngoại tình, chị Hòa (Thanh Xuân, HN) kiềm chế cơn tức giận, lên kế hoạch “giữ” chồng.
Một mặt, chị quan tâm chăm sóc đến bản thân mình hơn. Chị đi thể dục thẩm mĩ, đi làm đẹp, ăn mặc gợi cảm hơn trước. Chị bảo vì con cái, công việc bận rộn nên trước đây ít có thời gian cho bản thân, sống xuề xòa nên có khi chồng chán, chồng mới ra ngoài tìm thú vui.
Mặt khác, chị tìm hiểu thông tin về cô nhân tình của chồng. Vận hết các cách để điều tra, chị biết cô kia đang là sinh viên của một trường ĐH, xét về tuổi tác và nhan sắc chị đều kém cô ta một bậc. Nếu làm căng, không khéo chồng chị sẵn sàng bỏ gia đình mà đi với bồ. Thế nên chị mới lên kế hoạch mềm mỏng, từng bước tách chồng rời khỏi ả nhân tình.
Chị lập một nick ảo trên mạng, giả làm con trai, lên lân la làm quen với ả nhân tình. Sau hơn 1 tháng tán tỉnh, ả cũng đồng ý gặp mặt. Chị liền thuê một cậu trai bảnh bao, đi SH đến gặp cô nàng, không quên mang theo bó hoa to để tặng. Sau đó chị tiếp tục nhắn tin với những lời lẽ mùi mẫn để tán tỉnh cô nàng dưới vỏ bọc là con trai. Thế rồi ả kia cũng “đổ” và đồng ý làm người yêu của anh chàng. Chị lại thuê chàng bảnh bao kia hẹn gặp ả, đưa ả đi chơi, tặng ả một khoản tiền để ả mua sắm.
Rình đúng lúc chồng chị và ả kia đang đi với nhau, chị mới cho cậu trai thuê kia xuất hiện. Cậu trai kia ra sức xỉ vả chồng chị cướp người yêu, xỉ vả ả mang tiền của cậu ta đi bao trai. Rồi dưới danh nghĩa của cậu trai kia, chị lên facebook của ả tung ảnh hai người đi chơi, hôn hít nhau, trách ả bắt cá hai tay. Chồng chị đương nhiên xem được hết những bức ảnh đó.
Chuyện sau đó chị không kể, chỉ biết rằng, giờ đây chồng chị đã về với gia đình, không còn liên lạc với ả kia nữa. Tuy tình cảm vợ chồng không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng với chị, giữ được bố cho hai đứa con đã là mãn nguyện.
(còn nữa)
K. Minh
" alt=""/>Cao tay “trị” người tình của chồng
, tại Hà Nội có nhiều thời gian rảnh nên làm mâm cúng Rằm tháng 7 sớm vào ngày 18/8 (tức ngày 11 âm lịch).</p><p>Để đảm bảo phòng dịch, chị Hòa không mua hàng ngoài khu chung cư mà chỉ đặt mua online trên các hội, nhóm bán hàng của khu dân cư. Hoặc nếu đi chợ thì sẽ phải có phiếu, đi đúng ngày, giờ quy định trên phiếu.</p><p>Chị Hòa cho biết, trên nhóm bán hàng, người bán đăng chi tiết hình ảnh, kèm giá để mình có thể lựa chọn. Để thuận tiện cho việc bán hàng online, người bán sẽ được ban quản lý và chính quyền cấp cho một thẻ gọi là )
Sau khi nhận đơn, người bán sẽ ship hàng mình đặt đến sảnh tòa nhà, giao hàng tại bàn trực vùng xanh tại sảnh và liên hệ người mua xuống. Hàng hóa được bọc nhiều lớp túi để thuận tiện cho việc phun khử khuẩn bên ngoài, sau khi phun khử khuẩn mình mới được nhận hàng.
 |
Mâm cỗ chay 9 món chị Hòa chế biến từ những nguyên liệu mua trên "chợ online". |
"Mọi năm vào ngày này, gia đình tôi tổ chức thịnh soạn hơn trước là để thắp hương các cụ sau là con cháu thụ lộc, tụ tập ăn uống vui vẻ. Nhưng năm nay, tránh tụ tập đông người, đảm bảo phòng chống dịch, nên gia đình giản tiện và cũng mong Hà Nội kiểm soát được dịch để cuộc sống trở lại bình thường", chị Hòa chia sẻ.
Mâm lễ chay nhà chị Hòa gồm có 9 món: Bánh bí đỏ nhân đậu xanh cốt dừa, bánh khoai lang vừng đen, nem xù chay, bún xào chay, chả đậu xanh chay, đậu phụ bao bố sốt chay, đậu bắp luộc, canh nấm củ quả hạt sen, xôi đậu xanh.
Tất cả việc nấu nướng đều do chị Hòa đảm nhiệm và hoàn thành trong 3 tiếng. Chị quan niệm, việc cúng bái quan trọng nên luôn phải chuẩn bị thật tươm tất. Nhưng mẹ đảm Hà Nội cũng không quá đặt nặng việc phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thành tâm là được.
Cách làm một số món chay trong mâm cỗ nhà chị Hòa
1. Bánh khoai lang
Nguyên liệu: Khoai lang: 2 củ (500gram), 80 gram bột mỳ, 50 gram đường, 90ml sữa không đường, 2 thìa vừng đen
Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, cắt khúc mang hấp chín. Sau khi hấp chín nghiền nát. Trộn đều khoai lang với bột mỳ, sao cho hỗn hợp quyện vào nhau.
Cho sữa, đường vào hỗn hợp và nhào cho đến khi khối bột mịn, dẻo. Chia bột ra nhiều phần nhỏ đều nhau, vê tròn rồi ấn dẹt thêm vừng ở hai mặt bột.
Có thể rán bánh hoặc nướng bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180, trong 10 phút, lật mặt quét chút dầu và nướng ở nhiệt độ 180 trong 5 phút
2. Bánh bí đỏ nhân đậu xanh cốt dừa
Nguyên liệu: Quả bí đỏ khoảng 600 gram, bột nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, đường. Rau màu xanh tùy thích để nhào bột làm cuống quả bí.
Cách làm: Đậu xanh hấp chín tán nhuyễn hoặc cho máy xay sinh tố cùng nước cốt dừa và đường. Sau khi xay mịn chia thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.
Rau ngót (hoặc rau màu xanh) xay nhuyễn lọc lấy nước để pha bột làm cuống quả bí.
Bí đỏ gọt vỏ thái miếng vừa rồi cho vào xửng hấp chín, tán nhuyễn. Khi bí đang còn nóng cho bột nếp vào nhào chung với bí đến khi khối bột không còn dính tay là được.
Lấy viên bột vê tròn ấn dẹt và cho nhân vào giữa, gấp các mép bột lại rồi vê tròn. Dùng que nhỏ chia cục bột thành 6 hoặc 8 phần đều nhau theo chiều cong của viên bột và thêm cuống bằng bột màu xanh.
Hấp cách thủy trong 8-10 phút. Nhớ đặt bánh cách xa nhau để bánh không bị dính.
3. Chả đậu xanh
Nguyên liệu: 100 gram đậu xanh, 2 bìa đậu phụ, mộc nhĩ, bột chiên xù, hạt nêm chay.
Cách làm: Đậu xanh hấp chín tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đậu phụ tán nhuyễn, mộc nhĩ băm nhỏ.
Trộn đều mộc nhĩ, đậu phụ, đậu xanh, 1 thìa cà phê hạt nêm chay đến khi các nguyên liệu quyện đều nhau.
Chia hỗn hợp trên thành từng viên vừa ăn, ấn dẹt và lăn qua bột chiên xù.
Sau đó chiên trong dầu nóng hoặc phết dầu ăn và nướng bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 trong 5 phút, sau đó lật mặt nướng thêm 5 phút, ở 180 độ C.
4. Đậu phụ bao bố
Nguyên liệu: 3 bìa đậu phụ bìa dài, nước tương chay, hạt nêm chay, đường, nước mắm chay, bột bắp, hành lá (tương ứng với số đậu cần làm).
Cách làm: Chiên đậu ngập dầu (chiên cả bìa), sau đó để nguội. Trần hành qua nước sôi cho dai để dễ buộc.
Dùng tay dồn hết phần ruột đậu xuống dưới, cứ thế làm cho đến hết. Lấy lá hành đã trần buộc miệng bao lại xếp ra đĩa.
Cách làm nước sốt chay: Cho nước tương, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê nước mắm khuấy đều cho tan hết và đun cho sôi, tiếp đó hòa tan bột bắp với nước lạnh, cho từ từ vào hỗn hợp đang sôi khuấy đều tay đến khi sền sệt.
Dân gian cho rằng, vào dịp Rằm tháng 7 thì mọi tội nhân, trong đó có những vong linh của gia đình, họ hàng của mình đang bị giam cầm nơi địa ngục sẽ được dịp ra khỏi âm phủ để lên dương gian.
Nhân dịp này các gia đình làm lễ dâng hương, cúng các đồ hàng mã cho vong linh người thân của gia đình mình. Việc cúng lễ ngày Rằm tháng 7 không đơn thuần là việc cầu cúng theo mê tín mà thể hiện tấm lòng của người còn sống với người đã khuất.
Theo Dân Trí
Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt NamTết Trung thu không chỉ là Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã khuất." alt=""/>'Đi chợ online', làm mâm cỗ chay 9 món cúng Rằm tháng 7