“Thực tế ảo đang trên đà phát triển. Cộng đồng này vẫn tiếp tục đóng vai trò tiên phong trên con đường phía trước. Không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và điều đó làm cho nó thật thú vị”, Mitchell viết trên Reddit ngày 13/8.
Mitchell cho biết anh sẽ dành thời gian bên gia đình và đi du lịch. Mitchell rời Facebook trước khi Oculus Connect 6, hội nghị dành cho các nhà phát triển thực tế ảo bắt đầu vào cuối tháng 9 tới tại San Jose, California.
Mitchell từng là trưởng bộ phận sản phẩm thực tế ảo tại Facebook, công ty đã mua Oculus với giá 3 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi được mua lại, đội ngũ của Oculus tại Facebook đã phải “vật lộn” với nhiều khó khăn vì cố gắng làm cho mảng thực tế ảo trở nên thịnh hành hơn.
Một phần lý do khiến Facebook mua lại Oculus là công ty hướng đến một tương lai gần mà người dùng mạng xã hội này sẽ có thể chia sẻ những khoảnh khắc với bạn bè, gia đình và người thân theo cách "thật" nhất có thể.
Trước Mitchell, đã có nhiều đồng sáng lập từ những công ty do Facebook mua lại từ chức trong vài năm gần đây. Danh sách này bao gồm Kevin Systrom và Mike Krieger (Instagram), Brian Acton và Jan Koum (WhatsApp) cùng một đồng sáng lập khác của Oculus là Palmer Luckey.
Theo Bloomberg, hai đồng sáng lập Instagram từ chức vì đã có mâu thuẫn với CEO của Facebook khi Mark Zuckerberg ngày càng can thiệp sâu khiến Instagram dần mất đi sự độc lập.
" alt=""/>Khủng hoảng nhân sự chưa dứt, đồng sáng lập Oculus rời FacebookFacebook thừa nhận điều này nhưng cho biết đã dừng chương trình.
"Giống Apple và Google, chúng tôi đã dừng việc nghe lại dữ liệu thoại từ người dùng hơn 1 tuần trước", công ty này thông báo.
Họ cũng cho biết những đoạn âm thanh bị chuyển cho phía đối tác là của những người lựa chọn tính năng chuyển giọng nói thành văn bản trong ứng dụng Facebook Messenger. Các đối tác của Facebook sẽ kiểm tra lại quá trình này để đảm bảo hệ thống của Facebook thực hiện chuyển đổi chuẩn xác.
Vào tháng 4, Amazon là công ty đầu tiên để lộ việc có hàng nghìn nhân viên trên toàn cầu nghe các đoạn hội thoại của người dùng với loa Alexa nhằm cải thiện phần mềm. Sau đó, Apple và Google cũng bị chỉ trích khi làm điều tương tự để cải tiến tính năng cho các trợ lý ảo Siri và Google Assistant.
Facebook lâu nay luôn phủ nhận các nghi vấn về nghe lén người dùng để kinh doanh quảng cáo, hoặc thay đổi nội dung hiển thị trên news feed. CEO Mark Zuckerberg nhấn mạnh điều này trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2018:
"Có thuyết âm mưu rằng chúng tôi nghe người dùng nói gì và dùng để quảng cáo. Chúng tôi không làm điều đó".
Sau đó, Facebook cho biết ứng dụng của họ "chỉ truy cập microphone của người dùng khi được cấp quyền, và khi họ sử dụng tính năng đặc biệt cần ghi âm như tin nhắn bằng giọng nói".
Facebook chưa bao giờ nói với người dùng rằng những tin nhắn họ chuyển qua Messenger có thể được bên thứ ba nghe. Nguồn tin nội bộ cho biết sau khi biết được đây là tin nhắn của người dùng Facebook, nhiều công nhân cho rằng đây là việc làm trái đạo đức.
![]() |
TaskUs, một trong những đối tác giúp nghe nội dung tin nhắn của người dùng Facebook. Ảnh: TaskUs. |
TaskUs, công ty có trụ sở tại California là một trong những đối tác của Facebook. Tuy nhiên nhân viên của TaskUs chỉ biết họ đang làm việc outsource từ một đối tác có tên mã "Prism". Ngoài nghe cuộc trò chuyện Facebook còn ký hợp đồng với TaskUs để kiểm tra quảng cáo tranh cử, chính trị.
Trong phần chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook, được chỉnh sửa năm 2018, không có phần nào nói đến dữ liệu thoại. Tuy nhiên, có một phần đề cập Facebook có thể thu thập "các nội dung, cuộc trò chuyện và những thông tin khác" khi người dùng nhắn tin, trò chuyện với nhau.
Facebook cũng chưa bao giờ đề cập đến nhân công trong các quá trình phân tích dữ liệu. Trong danh sách các đối tác bên thứ ba mà Facebook chia sẻ dữ liệu, họ cũng không đề cập đến đội ngũ chuyển âm thanh thành văn bản, mà chỉ nói tới các đối tác "hỗ trợ chúng tôi bằng cách phân tích sản phẩm được sử dụng như thế nào".
Việc các hãng công nghệ phải sử dụng nhân công để cải thiện AI cho thấy nhận biết từ ngữ, giọng nói vẫn là điểm yếu của trí tuệ nhân tạo. Việc các nhân công cảm thấy khó chịu, mệt mỏi vì các nội dung trên Facebook cũng cho thấy xử lý nội dung của người dùng trên mạng xã hội lớn nhất thế giới là công việc nguy hiểm như thế nào.
" alt=""/>Zuckerberg lại nuốt lời, Facebook thừa nhận nghe lén người dùngTrong Quý 2 của năm nay, Samsung đã bán được 76,3 triệu chiếc smartphone, chiếm 22,3% thị phần toàn cầu. Với kết quả này, Samsung tiếp tục một lần nữa đứng vững trên ngôi đầu của bảng xếp hạng về thị phần di động.
Với Huawei, mặc dù chịu nhiều sức ép từ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ, gã khổng lồ Trung Quốc vẫn bán được 58,7 triệu chiếc smartphone, tăng 1,7% về thị phần so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Huawei cũng là nhà sản xuất đứng vị trí thứ 2 về với 17,2% thị phần điện thoại thông minh.
Đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng về thị phần di động là Apple (chiếm 11,1%). Apple đã bán được 38 triệu chiếc iPhone trong Quý 2 của năm 2019. Đây cũng là nhà sản xuất duy nhât trong top 3 chứng kiến sự sụt giảm khi giảm mất 0,7% thị phần.
![]() |
Số liệu của Strateg Analytic khá tương đồng với bảng xếp hạng về thị phần di động của Counterpoint. |
Hai vị trí cuối cùng trong top 5 là Xiaomi (9,4% thị phần) và Oppo (8,7%). Cả 2 công ty này đều chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ về thị phần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong Quý 2 năm 2019, Xiaomi đã bán được 32 triệu chiếc smartphone, con số này của Oppo là 29,8 triệu chiếc smartphone.
Số liệu của Strateg Analytic khá tương đồng với kết quả thống kê về thị phần của Counterpoint. Theo bảng xếp hạng này, Samsung vẫn ở vị trí top 1 với 21,3% thị phần, đứng ở vị trí thứ thứ 2 là Huawei (15,8% thị phần), tiếp theo đó lần lượt là Apple (10,1%), Xiaomi (9%) và Oppo (8,1%).
Tuấn Nghĩa (Theo GSMarena)
" alt=""/>Samsung vẫn ở top 1 thế giới về sản xuất smartphone