VĐV Thanh Vũ (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng 6 VĐV khác của thế giới hoàn thành thử thách Triple Deca Continuous (Ảnh: FBNV)
Triple Deca Continuous diễn ra tại Italy là cuộc thi siêu 3 môn phối hợp được xem là khắc nghiệt nhất thế giới, khi các VĐV phải hoàn thành các phần thi gồm bơi bể 144km (giới hạn thời gian 96 tiếng), đạp xe 5.400km trên đường nhựa và đường bằng có chiều dài 7km (giới hạn thời gian 550 tiếng) và chạy 1.260km trên cung đường có chiều dài 1km (giới hạn thời gian 550 tiếng).
VĐV Thanh Vũ là VĐV duy nhất người Việt Nam và là một trong 7 VĐV của thế giới đã hoàn thành cuộc thi sau 45 ngày (các VĐV tham gia cuộc thi sẽ bắt đầu từ ngày 1/9 và phải hoàn thành trước ngày 16/10, VĐV Thanh Vũ hoàn thành vào ngày 15/10) với thời gian 1.044 tiếng, 7 phút và 45 giây, nhanh hơn giới hạn thời gian tổng (1.080 tiếng) gần 36 tiếng.
Thông số cụ thể mà cô gái sinh năm 1990 đạt được là 95 tiếng 47 phút bơi, 535 tiếng 53 phút 56 giây đạp xe và 403 tiếng 35 phút 23 giây chạy bộ. Thậm chí Thanh Vũ là nữ VĐV đạt thông số tốt nhất ở phần thi chạy bộ.
"Tổng quãng đường của Triple Deca Continuous là 6.810km, nghĩa là gấp gần 3 lần chiều dài của con đường dài nhất Việt Nam (tính từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Trong đó, đường bơi là 114km (trong bể 50m), đạp xe 5.400km (vòng 7km) và cuối cùng là chạy 1.266km (vòng 1km).
Trong một cuộc thi xoay quanh hàng ngàn vòng lặp dường như vô tận như thế, đối thủ duy nhất bạn cần đánh bại là chính bản thân mình, bởi vì đây không hẳn là cuộc đua, nó là cuộc chiến, một cuộc chiến của thể chất và tinh thần ngay từ khi bắt đầu.
Tôi đã rất, rất nhiều lần tự vấn bản thân, rằng động lực nào để tôi đi tiếp, bước tiếp, hay thậm chí lê lết tiếp trong những vòng lặp vô cùng tận này. Những con số trên đồng hồ giờ đã trở nên vô nghĩa. Trong cuộc chiến này, tôi tự nguyện bắt đầu và tự nguyện chiến đấu.
Rất nhiều lần tôi hoài nghi về ý nghĩa của hành trình này, khi mình phải lặp đi lặp lại những vòng bơi, vòng đạp và đến những vòng chạy đến phát cuồng, Tôi tìm động lực từ việc làm sao để hành trình thách thức này tạo ra một ý nghĩa sâu đậm.
Trong những khoảnh khắc đen tối nhất, kiệt quệ nhất, mệt mỏi nhất, thì một nụ cười của người lạ, của đội ngũ hỗ trợ, hay những người đang cùng trải qua hành trình này với mình làm thay đổi thế giới quan, làm cho sự đen tối trở thành sự biết ơn, trở thành một đặc ân cuộc sống trao tặng", VĐV Thanh Vũ chia sẻ về cách cô có thể hoàn thành cuộc thi khắc nghiệt nhất thế giới.
Trước khi tham gia cuộc thi siêu 3 môn phối hợp nói trên, vào năm 2016, Thanh Vũ từng lập kỳ tích khi là người phụ nữ châu Á đầu tiên chạy qua 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, gồm: Sahara, Gobi, Atacama, Nam Cực ở giải chạy siêu bền quốc tế 4 (Deserts Grand Slam) với tổng chiều dài lên đến 1.000km chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11/2016).
Năm 2022, Thanh Vũ trở thành nữ VĐV Việt Nam đầu tiên vô địch cuộc đua 3 môn phối hợp (The Deca Ultratriathlon) sau khi vượt qua quãng đường 2.260km, trong đó cô đã bơi 38km, đạp xe 1.800km và chạy bộ 422km.
" alt=""/>VĐV Thanh Vũ: "Tôi đã khóc rất nhiều trong suốt chặng đua khắc nghiệt"Arshad Nadeem giành tấm HCV Olympic ở nội dung ném lao (Ảnh: Getty).
Đáng chú ý, Arshad Nadeem là VĐV đầu tiên của Pakistan giành HCV cá nhân ở Olympic. Trước đó, Pakistan từng giành HCV ở Olymic Los Angeles 1984 với chiến thắng của đội khúc côn cầu trong trận chung kết.
Chính vì lý do đó, Arshad Nadeem đã nhận được rất nhiều tiền thưởng và được người hâm mộ Pakistan vây quanh trên khắp đường phố. Với tấm HCV Olympic, VĐV này nhận được 153 triệu PKR (hơn 13 tỷ đồng) từ Chính phủ. Bên cạnh đó, nếu tính các khoản thưởng khác cũng như tài trợ, Arshad Nadeem có thể nhận thêm khoảng 15 tỷ đồng.
Arshad Nadeem còn được tặng ít nhất 3 chiếc xe hơi kèm theo việc sử dụng nhiên liệu trọn đời miễn phí và nhận được một căn hộ đầy đủ tiện nghi và một lô đất ở quê nhà. Đặc biệt, Arshad Nadeem sẽ không phải đóng thuế trong tương lai.
Tuy nhiên, Arshad Nadeem chưa bao giờ quên xuất thân nghèo khó của mình. Chia sẻ với truyền hình Pakistan, VĐV sinh năm 1997 thừa nhận món quà anh trân quý nhất chính là… con trâu của bố vợ.
Nói về lý do tặng trâu cho con rể, ông Muhammad Nawaz cho rằng con trâu là món quà cao quý nhất, thể hiện sự tôn trọng nhất của người dân trong làng. Arshad Nadeem đến từ vùng nông thôn Khanewal với điều kiện thiếu thốn, ít có điều kiện tập huấn hoặc thi đấu ở nước ngoài. Thậm chí, trong những ngày đầu VĐV này theo đuổi sự nghiệp ném lao, người dân trong làng còn quyên góp tiền cho anh tập luyện.
Người dân Pakistan vây quanh VĐV này trên khắp đường phố (Ảnh: Reuters).
Ông Muhammad Nawaz chia sẻ về cậu con rể: "Chúng tôi gả con gái cho Arshad Nadeem cách đây 6 năm. Ở thời điểm đó, nó chỉ làm những công việc lặt vặt. Dù vậy, Arshad Nadeem vẫn đam mê ném lao. Nó không ngừng tập luyện cả ở nhà lẫn ngoài đồng".
Dắt trâu về nhà, Arshad Nadeem bộc bạch: "Mỗi khi về nhà, tôi nhẹ nhõm cả người. Tôi không phàn nàn bất kỳ điều gì. Đối với tôi, có miếng ăn là tốt rồi. Tôi hạnh phúc và tự hào về món quà của người dân làng và cả nguồn gốc của mình".
" alt=""/>Nhà vô địch Olympic nhận núi tiền nhưng vẫn thích… trâu của bố vợNelly Korda đặt mục tiêu vô địch giải The Annika Driven At Pelican (Ảnh: Getty).
Những tên tuổi đáng chú ý tham dự giải đấu năm nay có tay golf người Mỹ gốc Việt Lilia Vu, Yuka Saso (người Nhật gốc Philippines), cựu số một thế giới Lexi Thompson (Mỹ), huy chương vàng (HCV) Olympic Lydia Ko (New Zealand)…
Đặc biệt, giải đấu có sự hiện diện của số một thế giới Nelly Korda. Tay golf này trở lại sau chấn thương đau nửa đầu và chấn thương vùng cổ.
Trả lời giới truyền thông khi xác nhận tham dự The Annika Driven At Pelican, Nelly Korda nói: "Tôi phải thật sự rất đau đớn ở những tuần lễ trước đây. Nhưng hiện tại, tôi cho rằng tôi nghỉ ngơi đã đủ để trở lại".
"Mục tiêu của tôi trong tuần này, đó là thi đấu thật tốt, trước khi nâng cúp vô địch The Annika Driven At Pelican khi giải đấu năm nay kết thúc", Nelly Korda nói thêm.
" alt=""/>Nelly Korda trở lại với giải đấu The Annika Driven At Pelican