Anh Vũ Lương, học trò cũ của thầy Nguyễn Ngọc Ký tại Trường Cấp II Năng khiếu Hải Hậu (Nam Định), hiện là Thư ký tòa soạn của Báo Tiền Phong, chia sẻ may mắn được làm học trò của thầy từ năm 1985.
Trong ký ức anh vẫn còn đó người thầy luôn coi những học trò Cấp II Năng khiếu Hải Hậu như con, dù mọi người đã ra trường nhiều năm.
Anh Lương nhớ rằng vào đầu mỗi học kỳ, anh cũng như những người bạn của mình thường chờ đợi để được thầy viết tặng cho mỗi đứa một bảng thời khóa biểu mới. Bởi chữ thầy đẹp, chân phương và mềm mại.
“Cứ mỗi khi đợt ôn thi đội tuyển tạm kết thúc, chúng tôi lại kéo nhau lên nhà thầy. Nếp nhà nhỏ ở xóm Nguyễn Mi, xã Hải Thanh luôn nhộn nhịp, ồn ã mỗi khi chúng tôi đến.
Nhà thầy có một mảnh vườn nho nhỏ, trồng ổi, nhót và chanh, quất chỉ để phục vụ lũ học trò chúng tôi. Bao giờ đến nhà, cô Nhiễu - vợ thầy cũng chuẩn bị một nồi khoai luộc, còn thầy thì pha trà. Đứa nào cũng thích được đến đây để nghe thầy đọc thơ, kể chuyện và nghe những lời chỉ bảo tận tình.
Chúng tôi luôn yêu cầu thầy kể về cuộc đời của thầy, về những kỷ niệm mà trong đó luôn đầy ắp những kiến thức cuộc sống. Hình ảnh thầy ngồi trên sập gỗ giữa nhà còn chúng tôi vây xung quanh luôn hiện về trong ký ức. Thầy không ngâm thơ, chỉ đọc thôi nhưng thầy có một giọng đọc thơ rất đặc biệt, âm vực luyến láy trữ tình.
Khi chúng tôi học tập trung đội tuyển, thầy trò ở tập thể cùng nhau. Thầy hiểu tính nết từng đứa. Ngoài giờ học thầy luôn uốn nắn chỉ bảo cho chúng tôi cách xử thế”.
Với anh Lương và nhiều học trò khác, thầy Ký là một tấm gướng về đạo đức và nghị lực.
“Với thầy, nghiêm túc với bản thân dường như là một nguyên tắc bất di bất dịch. Còn nhớ khi hai thầy trò ở cùng nhau trong khu tập thể của trường, mặc dù có rất nhiều việc tôi có thể giúp thầy nhưng không bao giờ thầy đồng ý. Chỉ duy nhất có một việc tôi được phép giúp đó là cài khuy áo cho thầy trước giờ lên lớp. Thầy bao giờ cũng dậy thật sớm, tập thể dục và vệ sinh cá nhân, đun một ấm nước sôi để khi trò dậy có nước ấm để rửa mặt.
Tôi chưa bao giờ thấy thầy nổi cáu mà lúc nào cũng nhẹ nhàng, kể cả những lúc đám học trò chúng tôi làm những điều khiến thầy bận lòng. Có lẽ những nỗ lực chiến thắng tật nguyền đã giúp thầy có được một tâm thái cân bằng đến vậy”, anh Lương kể.
Còn anh Trần Quang Tuấn - cũng là một học trò cũ của thầy Nguyễn Ngọc Ký, hiện là một doanh nhân đang công tác và sinh sống tại TP.HCM - chia sẻ luôn ấn tượng về người thầy không có thân thể hoàn hảo nhưng luôn nỗ lực, ân cần, quan tâm học trò.
“Nhớ hồi lớp 7, tôi vào học lớp năng khiếu muộn hơn so với các bạn trong lớp nên phải ngồi đầu bàn ngoài cùng gần cửa lớp, nhưng lại là may mắn khi được tiếp xúc nhiều hơn với thầy.
Hồi đó, thầy Ký dạy Văn cho lớp chuyên Toán của chúng tôi. Hằng ngày, khi vào tiết học, do 2 tay bị liệt nên thầy thường đeo túi xách bắt chéo qua cổ vắt xuống hông. Vì vậy, cứ mỗi lần thầy đến lớp, tôi được giao nhiệm vụ gỡ túi xách từ trên vai thầy đặt xuống bàn.
Thầy thường ngồi ở một cái bàn được đặt cạnh bàn tôi để giảng bài. Chữ của thầy rất đều và đẹp. Những bài giảng như ngấm vào máu, đọc thơ cũng rất hay và tình cảm. Tôi còn ấn tượng bài thơ Mẹ Suốt mà thầy đọc. Cứ hình dung thầy đọc thơ mà tôi thấy mọi thứ như hiện ra trước mắt, từ tỉnh Quảng Bình cồn cát trắng chạy dài, nắng trưa chói chang...”, anh Tuấn kể.
Theo anh Tuấn, những buổi trưa, vì nhà xa và di chuyển khó nên thầy thường phải ở lại ăn cơm trưa cùng với các giáo viên, học sinh ở ký túc xá của trường. Ngay trong bữa ăn, anh cảm nhận rõ thầy luôn quan tâm, hỏi han từng học trò chu đáo.
“Thầy cũng hay kể những kỉ niệm về sự nỗ lực, vượt khó của thầy. Như chuyện liệt tay, dùng thân cây chuối bám vào để tập bơi và rồi thầy bơi được. Những câu chuyện đời thường trong những giờ ăn cơm, giờ nghỉ giải lao đó khiến chúng tôi rất thích thú và có thêm động lực. Tấm gương của thầy trui rèn cho tôi tinh thần nỗ lực, vượt khó”, anh Tuấn chia sẻ.
Sau này, anh Tuấn có cơ hội gặp lại thầy Ký khi cùng sinh sống tại TP.HCM và thỉnh thoáng ghé thăm thầy.
“Trí nhớ của thầy rất tốt, hầu như học trò nào thầy cũng nhớ. Những lần tôi đến nhà thấy thầy không chỉ viết mà còn dùng chân để gõ máy tính, soạn và cập nhật những chuyện hồi ký, tuyển tập thơ của mình. Thầy không chỉ viết nhanh mà còn gõ máy tính nhanh, thậm chí như những người bình thường”, anh Tuấn kể.
Thầy Ký cũng hay kể lại những kỷ niệm xưa, ngày còn đi học, hồi ức về bạn bè...
Những năm tháng cuối đời, mặc dù phải chống chọi với bệnh suy thận, mỗi tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo, song với nghị lực phi thường, thầy Ký vẫn đi đến nhiều trường giao lưu với học sinh, nói chuyện về hành trình của cuộc đời mình để hướng các bạn trẻ nỗ lực, vượt khó trong cuộc sống.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký qua đời ngày 28/9 ở tuổi 76, sau nhiều năm chiến đấu với bệnh suy thận. Ông được nhiều người biết đến là "nhà văn Việt Nam đầu tiên viết chữ bằng chân". Dù bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông không đầu hàng số phận, cố gắng vượt qua và rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay. Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú". Tang lễ nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký được tổ chức từ sáng ngày 28/9. Lễ động quan sẽ tiến hành vào 14h ngày 29/9. Sau khi hỏa táng, tro cốt của thầy sẽ được đưa về quê nhà Nam Định. |
Đó là khoảnh khắc Havertz nâng tỷ số lên 2-0 trong chiến thắng chung cuộc 4-1, bàn thứ 7 của anh sau 36 trận chính thức cho Arsenal.
Bàn thắng mang lại niềm vui cho người hâm mộ và sự nhẹ nhõm với Arteta, người yêu cầu mua Havertz với giá 75 triệu euro (65 triệu bảng) bất chấp phản đối từ đội ngũ thể thao.
Mikel Arteta đánh cược uy tín của mình với gia đình Kroenke, chủ sở hữu người Mỹ của CLB, để ký Havertz. Ông cho rằng cầu thủ người Đức phù hợp với tham vọng chinh phục Ngoại hạng Anh.
"Arteta nói rằng Havertz sẽ thành công ở trung tâm", một thành viên giấu tên cấp cao trong bộ máy quản lý Arsenal, người đáng tin cậy của đồng chủ tịch Stan Kroenke và giám đốc bộ phận bóng đá Richard Garlick, giải thích.
Nguồn tin tiếp tục: "Việc đặt cược vào Kai là thay thế Granit Xhaka và chiếm vị trí quan trọng để duy trì sự cân bằng bóng đá, từ đó thực hiện bước tiếp theo cho phép chúng tôi vô địch Ngoại hạng Anh".
Đầu tư kỷ lục
Nhóm phản đối cho rằng Havertz là cầu thủ quá dễ bị phân tâm. Phí chuyển nhượng cùng mức lương cao nhất đội khiến Arsenal gặp khó khăn trong việc điều động tài chính.
Artetađã thắng. Nhưng căng thẳng trong CLB vẫn chưa chấm dứt. Havertz đóng vai trò tiền vệ kiến thiết lối chơi nhưng không thường xuyên tham gia vào trận đấu như ở Chelsea.
Thế trận của Arsenal được duy trì nhờ động lực phi thường của Declan Rice, Jorginho, Odegaard, Trossard và Gabriel Martinelli.
Tuy vậy, đội không cải thiện được tốc độ luân chuyển bóng so với mùa trước và vị trí trên bảng xếp hạng cũng kém hơn. Sau 26 vòng đấu, "Pháo thủ" đứng thứ 3 với 58 điểm, sau Man City (59) và Liverpool (60). Cùng kỳ năm ngoái, họ đứng đầu với 63 điểm.
Sự tiến triển của đội khiến gia đình Kroenke lo lắng. Họ cho rằng khoản đầu tư bỏ ra, riêng Havertz là hợp đồng đắt giá thứ 3 lịch sử CLB (sau Rice và Nicolas Pepe) xứng đáng có một bước nhảy vọt về chất lượng.
Ngoại trừ Chelsea chi gần 1 tỷ euro thay thế đội hình sau khi Roman Abramovich bị buộc phải ra đi, trong 4 mùa giải gần đây Arsenal là đội bóng châu Âu chi nhiều nhất cho chuyển nhượng.
Kể từ khi Arteta đến Etihad (12/2019), cán cân mua bán của Arsenal là con số âm 532 triệu euro, theo Transfermarkt. Số liệu này vượt xa PSG (-400), Liverpool (-290) và Man City (-280) trong cùng giai đoạn.
Trong 2 năm rưỡi đầu tiên ở Etihad, Arteta không có nhiều thành công. Mùa hè 2022 là bước ngoặt của sự thay đổi, khi chủ sở hữu yêu cầu nhà cầm quân người Tây Ban Nha phải xây dựng đội hình 4-3-3, nền tảng mô hình chiến thắng của Pep Guardiola.
Một đề xuất được đưa ra trong mùa hè 2022 mà nếu không chấp thuận Arteta sẽ bị sa thải. Theo đó, cựu tiền vệ 41 tuổi phải làm theo các bước do bộ phận thể thao vạch ra, đổi lại ông được đứng đầu dự án. Gabriel Jesus xuất hiện là bước đi đầu tiên.
Lộ trình diễn ra đúng như mong đợi. Kể từ mùa thu 2022, Thomas Partey tỏa sáng ở vị trí tiền vệ trung tâm. Xhaka chơi những trận đấu hay nhất trong sự nghiệp ở Arsenal. Odegaard từ một chỗ bị hoài nghi trở thành cầu thủ có tầm nhìn xa nhất ở Premier League.
Mặc dù hụt hơi vào cuối chặng, nhưng Arsenalđược đánh giá đang trên đà chấm dứt sự thống trị của Man City trong tương lai gần.
Arteta đánh cược bằng uy tín của mình
Mùa hè vừa qua, gia đình Kroenke quyết định bứt phá về thể thao và tài chính, với 130 triệu euro cho Declan Rice. Khi tìm người thay Xhaka, Arteta đòi hỏi quyền lực của mình.
Arteta tin chắc rằng vị trí á quân Premier League, thứ hạng cao nhất kể từ 2015-16, là công sức của mình. Vì thế, ông yêu cầu ký hợp đồng với Havertz.
Trong các cuộc trò chuyện nội bộ, Arteta bảo vệ Havertz là cầu thủ có đủ các điều kiện cần thiết cho vai trò kiến thiết ở trung lộ: sự liên tục trong trận đấu, đôi chân linh hoạt, sự năng động và thể chất tốt.
Hầu hết các cố vấn của nhà Kroenke đều bày tỏ sự phản đối: họ coi anh thiếu liên tục và đãng trí, đồng thời cảnh báo rằng Havertz không giỏi với tư cách là nhà tổ chức để quản lý nhịp độ của trận đấu.
Khả năng bất thường của Havertz là tiếp cận khung thành đối phương khi trận đấu đang diễn ra để kết thúc bằng cú chạm bóng đầu tiên, nhưng yếu tố này không có tính liên tục.
Khi nhà Kroenke nghi ngờ về sự hiệu quả mà Kai có thể mang lại, Arteta, theo nguồn tin của Arsenal, dùng uy tín của mình để thuyết phục việc ký hợp đồng.
Sau 8 tháng, Kai Havertz vẫn chưa xác định được vị trí giữa hàng tiền vệ hay "số 9 ảo" (anh ghi bàn vào lưới Newcastle khi đá vai trò này, sau khi mờ nhạt trong trận thua Porto), tạo rất ít ảnh hưởng trong một Arsenal có rất nhiều cầu thủ giỏi.
![]() |
Chủ tịch La Liga tuyên bố, Real Madrid đủ tiềm lực tài chính ký cả Mbappe lẫn Haaland |
Ông Javier Tebas cho biết thêm: “Real Madrid không thua lỗ và hơn hết là bán các cầu thủ rất được giá.
Điều khó hiểu là một CLB (PSG) thua lỗ 400 triệu euro, gánh quỹ lương 500 triệu euro, lại từ chối lời đề nghị dành cho Mbappe.
Bóng đá Pháp thất bại trong việc kiểm soát các quy tắc (tài chính), gây tổn hại cho thị trường châu Âu”.
Ở chuyển nhượng hè kết thúc cuối tháng 8, PSG không chịu ‘nhả’ Mbappe dù Real Madrid sẵn sàng đáp ứng con số 220 triệu euro như họ muốn.
Chủ tịch La Liga cũng nói về việc Barca để Messi ra đi. Ông khẳng định, đó không phải vì lý do tài chính, bởi nếu là liên quan đến tiền thì đội bóng xứ Catalan hoàn toàn có cách để giải quyết!
L.H
MU thậm chí chưa cần Ronaldo cũng đã được siêu máy tính dự đoán có nhiều cơ hội chiến thắng danh hiệu Champions League mùa này hơn hẳn Messi với PSG.
" alt=""/>Real Madrid đủ tiền mua cả Mbappe và Haaland