Chỉ riêng trong năm 2021, đã xảy ra hàng loạt vụ lộ lọt dữ liệu cá nhân như: Facebook lộ lọt dữ liệu 500 triệu người dùng hồi tháng 4; Vụ lộ lọt cơ sở dữ liệu căn cước của toàn bộ 45 triệu dân Argentina vào tháng 9; hay vụ việc dữ liệu của 5 triệu người dùng ô tô Việt Nam bị rao bán trên web đen cũng trong tháng 9/2021...
Cùng với đó, số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến cũng gia tăng mạnh trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh Covid. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chỉ riêng trong tháng 10/2021, đã có hơn 1 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 16% người dùng Internet Việt Nam truy cập phải các trang web lừa đảo, độc hại. Nếu thế giới có khoảng 2 triệu website lừa đảo, thì riêng Việt Nam từ tháng 12/2020 đến 11/2021 đã có tới 816 website lừa đảo giả mạo ngân hàng.
Lộ lọt dữ liệu cá nhân, người dùng các dịch vụ trực tuyến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã phần nào khiến cho người dân mất lòng tin, gây nguy hại tới chương trình chuyển đổi số. Thực tế điều này từng xảy ra ở Singapore năm 2017: Chính phủ đảo quốc sư tử đã phải tạm dừng các dự án công nghệ thông tin có sử dụng dữ liệu cá nhân trong khoảng 6 tháng để xem xét lại toàn bộ các vấn đề bảo mật khi lộ hồ sơ sức khỏe của 1,5 triệu người dân.
Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong phát biểu tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2021 cũng đã chỉ rõ: Trong 3 năm, 5 năm tới đây sẽ là giai đoạn quyết định thành bại của quá trình chuyển đổi số quốc gia. An toàn thông tin mạng là điều kiện tiền đề để chuyển đổi số thành công.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin số, giúp người dân và toàn xã hội tin tưởng chuyển dịch các hoạt động từ môi trường truyền thống lên không gian mạng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển”.
Xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn
Theo phân tích của đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin: Có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.
Vì thế, để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.
“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC cho hay.
Với quan điểm đó, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ người dân, doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo không gian mạng Việt Nam an toàn, lành mạnh. Cụ thể, để góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người dùng, bên cạnh việc thường xuyên có cảnh báo về các nguy cơ tấn công mạng, Cục An toàn thông tin đã phát hành “Cẩm nang bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19”. Cẩm nang này hướng dẫn các kỹ năng người dùng cần có để làm việc từ xa, học trực tuyến và giải trí an toàn, giúp người dùng Internet có thể bảo đảm an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến. Tính đến tháng 12/2021, đã có trên 70.000 lượt truy cập để tải cẩm nang.
Trong năm 2021, Cổng thông tin khonggianmang.vn cũng tiếp tục được phát triển, cung cấp hàng loạt giải pháp kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn việc đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân khi tham gia môi trường mạng. Trong đó có thể kể đến các công cụ như: Kiểm tra tập tin độc hại, nhận diện mã độc tống tiền, kiểm tra website lừa đảo, kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân...
Được Cục An toàn thông tin chính thức cho ra mắt từ tháng 6/2021, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng – một lá chắn khác về an toàn thông tin - cũng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh. Tính đến tháng 12/2021, đã có 2.534 website được đánh giá và gắn nhãn tín nhiệm mạng.
Khẳng định bảo đảm an toàn cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, trong năm tới, nhiều giải pháp sẽ được tập trung triển khai như: Tổ chức chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho toàn thể cộng đồng do Bộ TT&TT chủ trì, điều phối, có sự tham gia trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương và huy động sức mạnh của các doanh nghiệp ICT lớn; Phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Tiếp tục phát triển Cổng khonggianmang.vn trở thành điểm đến của người dân mỗi khi cần hoặc gặp vấn đề về an toàn thông tin; Mở rộng gắn nhãn tín nhiệm mạng cho các website, đặc biệt là website của các ngân hàng, tổ chức tài chính...
Vân Anh (Bài đăng trên Bưu điện Việt Nam số Tết 2022)
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là tạo lập, củng cố niềm tin số cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng.
" alt=""/>Tạo lập, củng cố niềm tin số cho cộng đồngSuýt mất mạng vì rượu hoa quả ngâm tại nhà
Tưởng chừng chỉ có rượu không rõ nguồn gốc tại các quán nhậu không đảm bảo mới có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, không ngờ loại rượu được ngâm hoa quả ngay tại nhà cũng có tác hại đáng sợ tới vậy. Vậy lí do thực sự là gì?
Theo các bác sĩ, loại rượu tự ngâm từ hoa quả nếu không có tỉ lệ phù hợp và uống một lượng lớn trong thời gian ngắn có thể gây ngộ độc, thậm chí là suy thận.
Thủ phạm đến từ một loại có tên là axit oxalic - có mặt trong nhiều thực phẩm, hoa quả tươi, nếu rượu có thời gian ủ quá lâu, loại axit này dễ bị kết tủa và hòa tan trong rượu. Uống quá nhiều trong thời gian ngăn sẽ khiến chất kết tủa đi vào máu, lắng đọng tại thận và tạo thành tinh thể, ngăn chặn ống thận.
Điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn đối với những người bị viêm thận mãn tính hoặc suy thận, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ nguy hiểm tới tính mạng.
Các chuyên gia cho biết, ngoài rượu hoa quả, các loại đậu, rau bina, rau dền, măng tươi, mướp đắng, ... cũng là những thực phẩm giàu axit oxalic cần lưu ý ăn liều lượng vừa phải và đặc biệt không nên sử dụng khi nhóm thực phẩm này được lưu trữ quá lâu.
Chú ý ngâm rượu hoa quả phù hợp, đúng cách để không gây hại sức khỏe
Không thể phủ nhận, một số loại rượu thuốc, rượu ngâm có ích cho sức khỏe trong việc ngăn ngừa, chữa bệnh và tăng cường cơ thể. Nhưng ngâm rượu không đơn giản chỉ là thao tác đổ rượu + đồ ngâm rồi cất trữ trong thời gian dài, việc này đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn hơn bạn tưởng, chẳng hạn như lựa chọn nguyên liệu làm thuốc và trái cây cần được tuyển chọn kỹ, các loại trái cây có độ an toàn cao, thuộc nhóm thực phẩm ít axit oxalic phù hợp để ngâm rượu.
Nếu ngâm rượu tại nhà, các chuyên gia khuyến khích bạn chọn các loại quả như: nho, táo, mận,... đồng thời lựa chọn tỷ lệ rượu và bình ngâm có dung tích phù hợp.
Ngoài ra, ngay cả rượu và rượu trái cây đều là những sản phẩm có cồn, mà rượu nào cũng gây hại sức khỏe nếu uống nhiều. Hàm lượng cồn được nạp vào cơ thể trong thời gian dài cũng có hại cho gan, vì thế, hãy uống vừa phải để không phản tác dụng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
An An (Dịch theo QQ)
Tính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và 300 người nhập viện sau khi uống rượu dừa trong ngày kỷ niệm tại Philippines.
" alt=""/>Uống rượu trái cây lâu năm, 2 người suýt tử vong“Tôi hơi bất ngờ vì phải sang bệnh viện khác nhưng nghe nói máy MRI hỏng. Đúng là hơi bất tiện một chút nhưng quan trọng là khám bệnh cho xong", ông M. nói.
Trong khi đó, chị N.T.Y.N (28 tuổi, Vĩnh Long) cùng cha đi xe máy lên TP.HCM từ 3h sáng. Đến khoảng 10h30, chị hoàn thành việc siêu âm, thử máu, đo điện tim theo chỉ định của bác sĩ tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2. Đến 15h, chị mới được chuyển đi chụp MRI.
“Tôi chờ từ trưa đến giờ, lâu nhất là thủ tục giấy tờ. Ban đầu bệnh viện nói mình tự túc xe cộ nhưng sau đó may mà có xe của bệnh viện”, chị N. nói. Cô gái trẻ bị u mô mềm ở chân, đã sinh thiết và nay phải chụp MRI để được bác sĩ đánh giá tình hình. Đây là lần thứ 5 chị lên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chỉ trong khoảng 2-3 tuần.
Đây là những trường hợp ngày đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức hỗ trợ chụp MRI trong thời gian chờ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 sửa chữa máy móc. Trong ung thư, MRI là kỹ thuật chỉ định không rộng rãi bằng CT.
Theo bác sĩ Hồ Thanh Phong, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, hai cơ sở đã lên quy trình chặt chẽ, ký hợp đồng và có đầu mối tiếp nhận thông tin hàng ngày nhằm điều phối người bệnh.
![]() | ![]() |
Xe của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 đưa bệnh nhân đi chụp MRI. Ảnh: GL.
Bác sĩ Phong cho hay những ca cấp cứu sẽ được ưu tiên chụp MRI bất kỳ thời điểm nào. Riêng trong giờ hành chính, bệnh viện sẽ đáp ứng khoảng 10 ca chụp MRI cho Bệnh viện Ung bướu, sắp xếp tập trung vào buổi chiều mỗi ngày.
Nếu nhu cầu thực tế cao hơn, bệnh viện sẽ chụp ngoài giờ từ 18-20h, khi đó số ca đáp ứng cho Bệnh viện Ung bướu có thể lên đến 15-20 ca. Thời gian chụp MRI từ 30-60 phút tùy từng ca bệnh.
“Khi chụp MRI đúng chỉ định, bệnh nhân được hưởng theo đúng bảo hiểm y tế chi trả, hoàn toàn khôngphải đóng thêm chi phí gì. Quyền lợi của người bệnh được bảo đảm hoàn toàn. Vấn đề là hai bệnh viện phối hợp nhịp nhàng, tương tác hàng ngày để sắp xếp phù hợp”, bác sĩ Phong nói.
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cũng là bệnh viện gần nhất với Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, đủ điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn để hỗ trợ trong bối cảnh trang thiết bị cần sửa chữa. Trung bình mỗi ngày cơ sở này đang chụp MRI cho khoảng 15-20 ca, chỉ đạt khoảng 50-70% công suất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, 2 máy MRI của bệnh viện đều ngưng hoạt động. Máy ở cơ sở 1 đã sử dụng hơn 10 năm, gần đây thường xuyên hư hỏng, chi phí sửa chữa rất lớn. Bệnh viện đã có kế hoạch mua máy mới, dự kiến triển khai vào năm 2024 bằng cơ chế vay vốn kích cầu của TP.HCM.
Thời gian qua, người bệnh ở cơ sở 1 được chuyển đến cơ sở 2 (tại TP Thủ Đức) để chụp MRI khi có chỉ định. Tuy nhiên những ngày qua, máy MRI còn lại cũng đột ngột bị hư hỏng sau hơn 3 năm sử dụng.
Bác sĩ Dũng cho biết nhà sản xuất đã đặt thiết bị từ Singapore, sau đó chuyển sang Việt Nam để sửa chữa, thay thế. Dự kiến khoảng 1 tuần sau, máy chụp MRI tại cơ sở 2 có thể hoạt động trở lại bình thường.
Trước sự cố này, Sở Y tế TP.HCM đã họp khẩn, tìm phương án. Theo đó, Bệnh viện Hồng Đức cơ sở 2 (tư nhân) sẽ hỗ trợ người bệnh của Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 (quận Bình Thạnh) chụp MRI với giá bằng với giá theo quy định chi trả bảo hiểm y tế.
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức sẽ hỗ trợ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (tại TP Thủ Đức) thực hiện chụp MRI cho người bệnh. Các cơ sở này đã ký hợp đồng theo quy định, cam kết đảm bảo quyền lợi chính đáng và an toàn người bệnh.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là cơ sở chuyên khoa ung thư hàng đầu ở phía Nam. Cơ sở 2 của bệnh viện được khởi công từ năm 2016 với số vốn đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng, đến nay đã vận hành gần 100% công suất. Cơ sở này được kỳ vọng sẽ chấm dứt cảnh chờ mổ, nằm gầm giường của bệnh nhân ung thư.