“Sau tuần đầu tiên hai con được nghỉ học để phòng tránh Covid - 19, tôi quyết định giảm bớt các công việc cộng tác với bên ngoài để có nhiều thời gian hơn với các con. Nhà văn Trang Hạ bảo với tôi rằng các con đang ở thời điểm vàng (8 và 12 tuổi) để dạy dỗ, qua thời điểm này các bạn ấy độc lập rồi sẽ không còn bám bố mẹ nữa.
Thời gian nghỉ dài ở nhà trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu lần này là dịp mọi người trong gia đình cùng nhau nhìn lại cuộc sống một cách thực chất và tràn đầy thương yêu và tôn trọng lắng nghe nhau. Mọi người cùng học cách trân trọng những phút giây được ở bên nhau, biến mọi thứ trách nhiệm thành quyền lợi: Cùng nhau nấu nướng với khẩu hiệu “vào bếp chống corona”; Chăm sóc lẫn nhau, cắt tóc cho nhau với khẩu hiệu “Spa tại gia chống corona”, tập cho các con biết chủ động quán xuyến gia đình trong trường hợp bố mẹ không có nhà…
![]() |
Một điều vô cùng thú vị là được cùng hai con dự giờ học online. Chứng kiến con học online mới thấy các thầy, cô giáo ở Vinschool có trình độ sư phạm và sự thích ứng khá nhanh với nền tảng mới.
Các buổi học được giảm tải và thiết kế thú vị không khác gì một gameshow với những câu đố có điểm thưởng và sự động viên khích lệ rất khéo léo. Các con bị thu hút và trở nên tập trung để luôn cố gắng là người có câu trả lời thuộc top sớm nhất. Các con thích nhất là được cộng điểm thưởng và sợ nhất là bị “dọa” không cho học online nữa. Tuy vậy, “nhất quỷ nhì ma thứ 3 là học trò”, nếu có cơ hội là các con cũng tranh thủ ôm máy chơi game, có lúc tắt camera giữa giờ học để chuyển màn hình làm việc khác, kích nhau ra khỏi lớp học, tranh thủ đối phương lơ là để hack password tài khoản của nhau, hay là so đo trêu chọc bắt bẻ nhau từng chữ…
Nếu như trước kia có thể tôi đã rất bực mình phê bình con vì hành vi không chuẩn mực, thì nay tôi coi nghịch ngợm là chuyện đương nhiên của con trẻ và coi đó là một cơ hội để trò chuyện nhẹ nhàng sao cho con hiểu và thay đổi.
Điều có lẽ tuyệt vời nhất là được cùng nhau chạy bộ để rèn luyện sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả. Người có sức khỏe là người có 1000 điều ước. Vinschool mở giải chạy Edurun khởi động với thử thách chạy 30 ngày cho phụ huynh và học sinh, thành tích được ghi ngay trên app điện thoại và website khiến cả nhà háo hức.
Với mỗi cột mốc km mà tổng số người tham gia đạt được trong từng giai đoạn của thử thách (từ ngày 23/02/2020 - 22/03/2020), các Nhà tài trợ sẽ đóng góp 1 số tiền tương ứng vào quỹ từ thiện của Giải chạy Edurun. Thử thách đặt mục tiêu thu hút 30.000 người tham gia, đạt tổng số 2 triệu km và quyên góp được 3 tỷ đồng.
Theo thông lệ hàng năm, số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng trường, lớp cho trẻ em nghèo ở những khu vực khó khăn. Từ một hoạt động ý nghĩa về lòng nhân ái, gia đình và nhà trường đang cùng chung tay để đào tạo nên những công dân toàn cầu, biết quan tâm, có trách nhiệm và biết cách thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Hoạt động này cũng giúp các em hiểu rằng “Quan tâm” không chỉ là một giá trị cốt lõi mang tính khẩu hiệu. Bằng những hành động cụ thể, các em sẽ góp phần lan toả những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Khi có dịch Covid-19, người ta mới nhận ra chỉ cần có sức khỏe để được ở bên nhau thì lúc nào cũng là thời điểm vàng. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng khi ngắm con gái tràn đầy sinh lực chạy qua quảng trường Times City trong tiếng nhạc nước đầy ấn tượng.
Đại dịch Covid-19 khiến mọi thứ đảo lộn nhưng lại giúp khẳng định giá trị của gia đình, và tầm quan trọng của môi trường nơi ta sinh sống, học tập và làm việc, giúp ta thấy trân trọng hơn những gì đang có và tìm mọi cách để bảo vệ những người thân yêu”.
Mỹ Trà
" alt=""/>Nghỉ học tránh dịch CovidTrao đổi với VietNamNet, ban tổ chức chương trình cho biết, khi nhận hồ sơ của chị Oanh và anh Lương Nguyễn họ thấy hai người có nhiều điểm tương đồng nên đã ghép đôi.
‘Hầu hết các cặp đôi khi được ghép là đã có khoảng 70% cơ sở để có thể chấp nhận hẹn hò. Tỷ lệ này là chúng tôi căn cứ vào hồ sơ, yêu cầu của người tham gia, sự chấp thuận của họ khi trao đổi. Còn 30% là căn cứ vào lúc họ gặp mặt trực tiếp’, ban tổ chức chương trình thông tin.
Tập phát sóng của cặp đôi anh Lương và chị Oanh diễn ra vào tối 24/2. Hôm đó, mẹ chị Oanh cũng đi cùng con gái.
![]() |
Mẹ chị Oanh chê anh Lương chưa có nhà, chưa có sự nghiệp, người thấp, nói nhỏ, ít tuổi hơn con gái.... |
Vừa gặp mặt, mẹ chị Oanh đã bày tỏ sự không hài lòng về anh Lương. Bà nói: ‘Tôi đi theo con gái tới đây, mong gặp được chàng rể, nhưng khi vừa bước vào thấy chú này, tôi không chấm được. Chú này thấp, nói nhỏ, còn nhỏ tuổi hơn’.
Khi nghe anh Lương Nguyễn giới thiệu 33 tuổi và đang làm giáo viên dạy Yoga, thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng, chưa có nhà Sài Gòn, mẹ chị Oanh nói: 'Chú vô đây 15 năm (anh Lương rời quê Bình Định đến Sài Gòn làm việc được 15 năm) mà chưa có sự nghiệp, lớn tuổi mà chưa có nhà là quá dở rồi.
Nhìn chú này là tôi không ưng trong bụng.Tôi vô nãy giờ mà tôi lắc đầu, tôi không chấm được cái gì hết. Người ta nói là con gái xinh mà sao ế, do tôi khó'.
![]() |
Bà không ưng anh Lương khi mới gặp mặt lần đầu. |
Bị mẹ cô gái chê tơi tả trên sóng truyền hình, anh Lương vẫn bình tĩnh, thỉnh thoảng anh lại mỉm cười.
‘Khi ngồi bên dưới theo dõi, nghe những lời nói đó, chúng tôi cũng thấy khó chịu, may anh Lương là giáo viên Yoga mới có thể nhẫn nhịn được’, một người bên ban tổ chức chương trình nói.
![]() |
Anh Lương hiện là giáo viên dạy Yoga, thu nhập 40-50 triệu đồng/tháng. |
Sau khi tập này được phát sóng, đã có rất nhiều người bình luận thể hiện sự thông cảm, ngưỡng mộ sức chịu đựng của chàng trai.
Bạn của anh Lương Nguyễn viết trên trang cá nhân: ‘Em vừa xem chương trình của anh. Chắc do người ăn chay, tu hành mới hiền như anh vậy. Chứ gặp người khác là đáp trả bà cô khó tính kia rồi. Thôi chúc anh nên duyên với người hợp hơn anh nhé!’. Một người khác thì viết: 'Chúc mừng anh đã không bấm chọn, đó là may mắn đó nha anh. Chúc anh luôn may mắn và chọn được người xứng đáng với mình'.
![]() |
Ngoài đam mê Yoga, anh còn có sở thích đi du lịch. |
Một người bạn khác của anh Lương Nguyễn cũng viết: ‘Tội nghiệp thằng bạn tôi, nhà nó giàu chứ có nghèo đâu. Gia đình thì anh nó làm bên Mỹ, hiền lành, gia giáo. Nó học Yoga vì thích nghề đó chứ nhà nó tiêu 3 đời không hết tiền. Nhà 3 cái ở thị trấn, 1 cái ở Quy Nhơn, ba mẹ nó buôn bán giày dép có tiếng ở thị trấn'.
Sau khi nhận những lời động viên, anh Lương Nguyễn lạc quan: ‘Anh cứ sống thoải mái. Hơn thua với nhau không được gì cả. Thiếu ăn thì buồn, có ăn hàng ngày thì chuyện gì phải buồn ta'.
Người mẹ liên tục lắc đầu và chê bai nghề nghiệp, chiều cao và năm sinh của chàng trai được mai mối cho con gái mình khiến người xem chương trình bức xúc.
" alt=""/>Chàng trai bị mẹ bạn gái trong chương trình bạn muốn hẹn hò chê tơi tả lên tiếngChuyện tình của cặp đôi Thanh Hóa thu hút sự chú ý của độc giả mạng
Chuyện tình đẹp của cặp đôi Thanh hóa sau khi chia sẻ trong một group đã hút “bão like”. Tình yêu của một chàng trai vừa “nhây vừa lì” và một tổng đài viên ngây thơ, giọng nói trong trẻo khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Thi Thạch Lâm (33 tuổi) là một trong số những cậu trai đầu tiên trong làng mua được chiếc điện thoại đen trắng. Mới ra trường, chưa có việc làm, anh cùng hội trai làng nghĩ ra trò gọi điện cho nhân viên tổng đài. Một giọng nữ trong trẻo, dịu dàng khiến anh đặc biệt ấn tượng. Mãi sau này anh mới biết, đó là một cô gái cùng quê, kém mình 2 tuổi tên Trịnh Hồng Ngọc.
Thạch Lâm đổi một chiếc điện thoại mới có thể truy cập mạng và gọi điện nhờ tổng đài tư vấn về GPRS (giao thức kết nối Internet trước khi mạng 3G ra đời). Anh tắt đi, gọi lại hàng chục cuộc, đến khi nào gặp được giọng nữ trong trẻo kia mới thôi. May mắn gặp được cô rồi thì anh tìm mọi cách “câu giờ” để được nghe nhiều hơn nữa giọng nói ấy.
“Thường thì nhân viên hay yêu cầu mình tắt điện thoại làm bước 1, rồi đến bước 2 mới tư vấn tiếp. Nhưng khi gọi lại thì là người khác nghe máy chứ không phải cô ấy nữa. Mình tiếp tục gọi cho đến khi nào gặp được thì thôi rồi bảo: “Chị ơi đừng bắt em tắt máy nữa. Gọi đi gọi lại khó lắm”. Cuối cùng, cô ấy lấy điện thoại riêng gọi cho mình hướng dẫn một lèo. Thế là mình có số điện thoại và lưu lại từ đó”, Lâm kể.
![]() |
Đối với Thạch Lâm, Ngọc là cô gái xinh đẹp nhất
Thay vì gọi cho tổng đài, kể từ đó, Lâm gọi riêng cho Ngọc. Anh nghĩ ra đủ thứ nhờ cô tư vấn nhưng lại chẳng mấy khi được bắt máy. Mỗi sáng, anh vẫn kiên trì gửi cho cô một tin nhắn làm quen và chẳng bao giờ có hồi đáp.
Lâm chán nản và im lặng. Bỗng một ngày anh nhận được tin nhắn từ số điện thoại ấy: “Anh có thắc mắc gì về GPRS thì gọi em tư vấn cho nhé!”. Anh hiểu, mình đã có cơ hội. Tiếp tục là chuỗi ngày nhắn tin và gọi điện, đôi khi chỉ để nghe nhạc chờ và ngầm thông báo với đối phương rằng: “Anh vẫn ở đây và chờ em”.
“Mình luôn thắc mắc không biết cô ấy là người thế nào, có xinh không, có dịu dàng, trong trẻo như giọng nói không. Chúng mình chẳng biết gì về nhau, chỉ có giọng nói và số điện thoại là thân thuộc”, Lâm chia sẻ.
Tết 2012 là bước ngoặt tình yêu của cặp đôi. Tết đó, Ngọc phải trực không được về nhà, Lâm tìm ra Hà Nội để gặp cô.
“Cô ấy là người con gái còn trẻ, để tóc xõa hai vai, mặc chiếc áo phông trắng. Mình đùa: “Thì ra tổng đài viên cũng giống người thường nhỉ?”. Cô ấy đáp lại vài câu, giọng nói vẫn thế, trong trẻo và nhẹ nhàng. Chỉ khác là không còn công thức như lúc tư vấn nữa”, Lâm kể lại.
![]() |
Cặp đôi đã kết hôn được 5 năm
Sau Tết, Ngọc được về quê, Lâm tìm đến tận nhà cô chơi. Nhìn gia cảnh, nếp sống gia đình và cách cư xử của Ngọc, anh quyết định, phải lấy bằng được cô gái này làm vợ.
“Hai đứa vẫn xưng hô “cậu-tớ”. Cho đến một ngày, mình quyết định nhắn tin khác đi: “Em ăn cơm chưa?”. Cô ấy đáp: “Em ăn rồi. Anh ăn chưa?”. Mình hạnh phúc vô cùng vì tin nhắn ấy giống như câu trả lời rằng: “Vâng, em cũng yêu anh” vậy. Lại đến một ngày, trong lúc đi chơi công viên, mình hỏi: “Làm người yêu anh nhé”. Cô ấy nói: “Để em suy nghĩ”. Nhưng mình biết, cô ấy muốn nói: “Em đồng ý””, Lâm nhớ lại.
Chuyện tình đẹp của cặp đôi cũng có lúc trải qua sóng gió. Đó là khi Lâm quyết định nói chia tay với lý do: “Phải tập trung cho công việc”. Suốt 2 năm liền, họ không yêu bất cứ ai, giống như vẫn đợi người kia mở lời để quay lại. Rồi một lần cùng đi dự đám cưới, họ quyết định về với nhau để cũng có một đám cưới đẹp như mơ.
Cặp đôi kết hôn vào năm 2017 và đã có cậu con trai 1 tuổi. Không hề mơ hồ, Lâm biết mình yêu Ngọc vì điều gì và cho đến khi đã là vợ chồng, anh vẫn yêu cô bởi những điểm đó.
“Mình thích cô ấy buông tóc hai vai, mái tóc dài mượt giống y ngày đầu tiên gặp nhau ở quán nước. Mình thích giọng nói trong trẻo, dịu dàng và đến giờ, mình vẫn thích nghe cô ấy đọc sách với giọng nói ấy”, Lâm nói. Còn về vẻ đẹp tâm hồn, anh muốn giữ bí mật cho riêng mình.
Đi cùng người chơi nam đến trường quay lại là bạn gái cũ của anh. Người này tiết lộ, chính chị cũng đã đăng ký tìm bạn gái mới cho anh.
" alt=""/>Gọi điện cho nhân viên tổng đài, chàng trai Thanh Hóa cưới được vợ xinh như hoa