Caracas đã phản đối động thái này và tuyên bố việc chuyển máy bay của họ sang Mỹ được thực hiện một cách bí mật.
Hãng RT dẫn một thông báo đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 12/2 viết, chính phủ Argentina - quốc gia bắt giữ máy bay trên vào năm 2022 đã chuyển nó cho Mỹ hôm 11/2.
Các quan chức Mỹ cho biết, máy bay phản lực siêu lớn trên trước đây thuộc sở hữu của hãng hàng không Mahan Air. Đây là hãng hàng không Iran bị Mỹ cáo buộc chở vũ khí và chiến binh cho IRGC - nhánh chính của Lực lượng vũ trang Iran. Nhóm này đã bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Theo trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew G.Olsen, chiếc máy bay bị tịch thu trước đó đã được Mahan Air bán cho hãng hàng không chở hàng Emtrasur của Venezuela trong một giao dịch vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và mang lại lợi ích trực tiếp cho IRGC.
Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ, máy bay phản lực siêu lớn trên sắp được xử lý nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Chính phủ Venezuela mô tả việc tịch thu máy bay là "hành vi trộm cắp trắng trợn" và là hành động "thông đồng" giữa Mỹ và Argentina, vi phạm các quy định hàng không dân dụng cũng như "các quyền thương mại, dân sự và chính trị" của Emtrasur. Trong một tuyên bố được Ngoại trưởng Venezuela Yvan Hill đăng trên mạng xã hội X, Venezuela cho rằng Mỹ và Argentina đã che giấu thông tin về việc chuyển giao máy bay khi tắt bộ tiếp sóng của máy bay nhiều lần khi nó trên đường tới Mỹ hôm 11/2.
Ở SEA Games 31, dù không giành huy chương nhưng U23 Malaysiacó thể xem là trải qua kỳ đại hội thành công khi không thua trận nào tính trong 90 phút chính thức.
Trong trận bán kết, U23 Malaysia chỉ thua chủ nhà U23 Việt Nam trong hiệp phụ vì khác biệt của những cầu thủ trên 23 tuổi. Ở trận tranh huy chương đồng, họ thua U23 Indoneia trên loạt sút luân lưu.
Brad Maloney, huấn luyện viên trưởng người Australia, hoàn toàn hài lòng với sự thể hiện của các cầu thủ về khả năng đáp ứng yêu cầu chiến thuật cũng như tinh thần thi đấu.
Chính vì thế, ông Maloney quyết định giữ nguyên đội ngũ xếp thứ 4 SEA Games 31 đi tranh tài ở VCK U23 châu Á 2022. Ngoài ra, trong danh sách đến Uzbekistan có thêm 3 gương mặt mới.
Sự tự tin mà HLV Maloney thể hiện sau khi kết thúc SEA Games 2021 đã không theo bước U23 Malaysia trong cuộc hành trình ở Uzbekistan.
Lối chơi 3-4-2-1 được giữ nguyên nhưng hiệu quả không được như mong đợi.
Trong trận mở màn thua U23 Hàn Quốc 1-4, U23 Malaysia vỡ trận sau giờ nghỉ. Đáng chú ý, một nửa số bàn thua của "Harimau Muda" đến từ phút 88 trở đi.
Nếu trận thua U23 Hàn Quốc - nhà đương kim vô địch giải đấu - có thể lý giải bởi sự chênh lệch đẳng cấp, thì thất bại trước U23 Thái Lan rất khó để bào chữa.
Báo chí Malaysia chỉ trích nặng nề đội nhà sau trận thua Thái Lan 0-3. Tờ Metro thậm chí nhấn mạnh, "chính thái đội thi đấu kém dẫn đến việc đội thất bại".
Màn trình diễn nghèo nàn cũng khiến "Hổ Vàng" là một trong ba đội bị loại chỉ sau hai lượt trận ở kỳ U23 châu Á lần thứ 5, cùng với Kuwait (bảng B) và Tajikistan (bảng D).
Thể lực và sự thiếu cạnh tranh
Ông Brad Maloney có lý do để lựa chọn đội ngũ dự SEA Games 31 đi tham dự U23 châu Á. Những trận đấu ở Việt Nam được xem như sự chuẩn bị cho tham vọng tiến xa trên đất Uzbekistan.
Nhưng chính lựa chọn này gây tác dụng ngược, khi U23 Malaysia thất bại nặng nề và tương lai của ông Maloney trở nên rủi ro.
U23 Malaysia đăng ký 19 cầu thủ tham dự SEA Games 31 và đội ngũ này phải thi đấu 6 trận đấu chỉ trong vỏn vẹn 15 ngày. Nhiều trụ cột không được nghỉ ngơi.
Trong khi U23 Việt Namcũng như U23 Thái Lan có rất nhiều nhân tố mới, thì việc U23 Malaysia duy trì một đội ngũ khiến tính cạnh tranh giảm đi.
Điều này dẫn đến tinh thần thi đấu của cầu thủ ảnh hưởng rất nhiều. Hơn nữa, "Hổ Vàng" chủ quan sau các trận đấu đáng khen ở Đại hội Thể thao Đông Nam Á nên không nghiên cứu kỹ hơn về đối thủ.
Những ngày nghỉ sau SEA Games là không đủ. Với một đội hình có nhiều cầu thủ bị vắt kiệt sức, U23 Malaysia không còn gắn kết như các trận đấu của họ trên sân Thiên Thường (Nam Định), nhất là cách họ ngược dòng hạ U23 Thái Lan 2-1.
Động lực giảm và cơ thể "tụt pin" khiến U23 Malaysia thiếu nhất quán trong việc vận hành chiến thuật. Từ đó, đội ngũ sụp đổ cũng là dễ hiểu.
Trong số 7 bàn thua mà U23 Malaysia phải nhận cho đến nay, có 5 bàn diễn ra sau giờ nghỉ. Đáng chú ý hơn, 4 trong số đó được các đối thủ của họ ghi trong vòng chưa đầy 25 phút cuối trận.
Nhìn cách các cầu thủ áo vàng bất lực nhìn Suphanat Mueanta ghi cú đúp cho U23 Thái Lan đủ thấy sự suy giảm thể lực, khiến cả đội ngũ lộ ra nhiều khoảng trống.
U23 Việt Nam dưới bàn tay HLV Gong Oh Kyun thi đấu với chiến thuật hiện đại, đề cao tấn công và 2/3 bàn thắng được ghi sau giờ nghỉ. Nhà vô địch Đông Nam Á đứng trước cơ hội lấy thêm 3 điểm trong cuộc tái đấu bại tướng của mình.
Thiên Thanh
TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
PV: Xin ông cho biết các xu hướng lớn của Công nghệ 4.0 trong lao động và việc làm ảnh hưởng thế nào đến người lao động Việt Nam trong 10-15 năm tới?
TS Trương Anh Dũng:Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, cùng với sự tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi mạnh mẽ của thế giới việc làm, thị trường lao động và người lao động. Ở phạm vi toàn cầu, những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong 5 năm tới, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau; 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; một số lượng lớn công ty cũng dự kiến sẽ thay đổi địa điểm, chuỗi giá trị và quy mô lực lượng lao động do các yếu tố công nghệ tác động.
Trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ thay đổi do tác động của công nghệ thông tin (CNTT), robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo; khoảng 40% lao động toàn cầu sẽ không có kỹ năng phù hợp với công việc của họ. Do khoảng cách ngày càng tăng giữa các kỹ năng của lực lượng lao động toàn cầu hiện tại và các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với thay đổi công nghệ và thị trường, 6% GDP của thế giới, tương đương 5 nghìn tỷ USD, bị mất mỗi năm.
Việt Nam hiện đang trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên thị trường lao động và người lao động Việt Nam sẽ không phải là ngoại lệ của xu hướng trên. Thậm chí, do Việt Nam là một nước đang phát triển, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hiện chủ yếu là thâm dụng lao động giá rẻ, lao động khu vực phi chính thức rất cao nên sẽ chịu tác động nặng nề hơn trong xu thế ra đời và biến mất của nhiều ngành/nghề và công việc do số hóa, tự động hóa, chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sản xuất của CMCN 4.0.
Số liệu dự báo thì có thể khác nhau, nhưng chắc chắn thị trường lao động và việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm kỹ năng thấp/lương thấp và kỹ năng cao/lương cao. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm. Nó không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế số.
Theo nhận định của ông, các chính sách trung tâm và chương trình quan trọng đã giúp chuẩn bị cho lực lượng lao động của Việt Nam như thế nào trong việc cải thiện vị thế và thích ứng với công nghệ 4.0? Hoạt động đào tạo hiện nay đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động công nghệ 4.0 ra sao?
Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư, từ đó đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chủ đề này. Riêng về vấn đề lao động, mới đây Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời bạn hành quyết định của Thủ tướng về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư” với mục tiêu Tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường; Tạo việc làm tốt hơn cho người lao động; Xây dựng mô hình đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực; góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam.
Các chính sách trên đã giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội nhất là cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động thích ứng CMCN lần thứ tư; tập trung, huy động hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo thích ứng CMCN lần thứ tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhà nước – nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo
Hoạt động đào tạo đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động CMCN 4.0 bằng cách xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đã có những chuẩn kiến thức, kỹ năng, công nghệ của CMCN lần thứ 4, trước mắt đang cập nhật những kỹ năng 4.0 trong khoảng 50-60 nhóm ngành, nghề được tổ chức thi kỹ năng ở khu vực ASEAN và thế giới.
Tiếp nhận chuyển giao 34 chương trình từ nước ngoài đào tạo chất lượng cao, trong đó có các nghề trong lĩnh vực CMCN lần thứ tư như cơ điện tử, điện tử công nghiệp, quản trị mạng máy tính, công nghệ sinh học v.v...
Chuẩn bị triển khai đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 20 ngành, nghề đào tạo lại nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của CMCN lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người xác định ngành, nghề đào tạo, kỹ năng nghề và mô hình đào tạo mới nhằm thích ứng với yêu cầu của CMCN lần thứ tư.
Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo từ xác định nhu cầu từ doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, quá trình triển khai đào tạo, đánh giá…
Xin ông cho biết chuyển đổi việc làm cần được thực hiện song song với chuyển đổi số và số hóa việc làm như thế nào? Cần làm gì để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động 4.0?
Chuyển đổi số có thể làm nhiều việc làm mất đi, những cũng tạo việc làm mới, công việc cũng thay đổi từ công việc giản đơn chuyển sang công việc cần hàm lượng tri thức và kỹ năng nghề cao, nhiều việc làm được xem là rủi ro do tự động hóa hoặc số hóa như công việc văn phòng, bán hàng, vận chuyển hơn là ngành, nghề khác như quản lý, quản lý nguồn nhân lực, khoa học, kỹ sư, một số loại hình dịch vụ như nghề công tác xã hội…Ranh giới việc làm rủi ro và những việc làm ít rủi ro cũng sẽ dịch chuyển theo thời gian, ngày càng nhiều việc làm sẽ bị xếp vào rủi ro hơn. 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ, 41% có kế hoạch mở rộng việc sử dụng các nhà thầu cho các công việc chuyên biệt và 34% có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động của họ do tích hợp công nghệ
Trong nền kinh tế số, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn ở lực lượng lao động và năng lực của họ. Chuyển đổi số đang làm thay đổi bản chất công việc, đặt ra yêu cầu với nhà sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn phải chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện có để có thể khai thác, áp dụng công nghệ mới và thích ứng với các tác động của công nghệ.
Trong thế giới ngày nay, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn xảy ra xung quanh lực lượng lao động và khả năng của họ. Trong kỷ nguyên số hóa, sự gián đoạn này có thể được gọi là Lực lượng lao động 4.0.
Để Việt Nam có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động trong CMCN 4.0, cần phải chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề chịu tác động của CMCN lần thứ tư; Cho đến nay vẫn còn thiếu các quan sát, đánh giá cụ thể theo từng ngành nghề và sự khác biệt cần thiết trong bối cảnh công nghệ 4.0.
Đẩy mạnh thu hút và tập trung nguồn lực để thúc đẩy đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ 4;
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN), nhất là các chính sách đối với doanh nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia GDNN trong đó có lĩnh vực ngành, nghề CMCN lần thứ tư.
Nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm quốc tế về GDNN thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư.
Trong đào tạo nhân lực cần nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng ngoại ngữ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá. Các chương trình giảng dạy mới sẽ bao gồm các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động trong tương lai - cả kỹ năng kỹ thuật số cũng như kỹ năng “con người” mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện.
Các chính sách và cơ chế hợp tác hiện thời (Luật, các văn bản dưới luật PPP và các cơ chế liên quan…) cần được thực hiện và điều chỉnh như thế nào nhằm thúc đẩy hợp tác giúp người lao động nâng cao sự chủ động sẵn sàng tham gia vào công nghệ 4.0.
Đẩy nhanh việc triển khai, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm các của các bên trong Bộ Luật lao động về phát triển giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề; kịp thời tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt việc gắn kết Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp, nhất là thiết chế " Hội đồng kỹ năng ngành" để huy động cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy mạnh mẽ hình thức "tập nghề” doanh nghiệp; cơ chế để thúc đẩy nhà giáo học tập trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.
Rà soát, bổ sung cập nhật danh mục ngành, nghề đào tạo trong đó bổ sung ngành, nghề đào tạo mới thích ứng yêu cầu CMCN lần thứ tư;
Xây dựng, số hóa các công cụ, tài liệu hướng dẫn để thúc đẩy gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động
Có chính sách hỗ trợ cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư, trong đó mở rộng đối tượng được hỗ trợ gồm cả người lao động thất nghiệp và người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao từ nguồn kinh phí, các quỹ hợp pháp và vốn sự nghiệp.
Thời Vũ (thực hiện)
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nâng tầm kỹ năng lao động là một chiến lược cần ưu tiên để đảm bảo chuỗi cung ứng lao động không bị đứt gãy và chuẩn bị cho phục hồi nền kinh tế sau Covid-19.
" alt=""/>Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0