Theđộttạiditíchdocáchquảnlýban xep hang ngoai hang anho GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, về cơ bản, bảo tồn di tích và phát triển không mâu thuẫn. Chính cách quản lý làm nảy ra xung đột.
Đợi tu bổ, Chùa Đậu kêu cứu
Theđộttạiditíchdocáchquảnlýban xep hang ngoai hang anho GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, về cơ bản, bảo tồn di tích và phát triển không mâu thuẫn. Chính cách quản lý làm nảy ra xung đột.
Đợi tu bổ, Chùa Đậu kêu cứu
Theo bản năng, tôi lấy một tay bịt mũi, miệng, tay còn lại vớ lấy ví tiền để trên bàn rồi tháo chạy ra ngoài. Lúc này, xung quanh nhà trọ đã bị khói đen bao phủ nhưng tôi vẫn nhận ra xưởng tái chế nhựa phía đối diện đang bốc cháy dữ dội.
Dù được ngăn cách bằng bức tường cao nhưng do xung quanh nhà xưởng chất đầy vật dễ cháy nên ngọn lửa vẫn bùng lên, theo gió ngả sang dãy nhà trọ, nhà dân xung quanh. Tiếng nổ bình điện, tiếng lửa cháy, khói đen... khiến mọi người hốt hoảng, la hét trong lúc tháo chạy.
Trong lúc hoảng loạn, tôi nghe tiếng ai đó hô: "Bà con cố chạy ra hẻm lớn vì lửa sắp tràn sang và sẽ khiến cả dãy trọ ngạt khói".
Rất may lúc này dãy trọ không có nhiều người ở nhà nên dù hẻm rất nhỏ cũng không xảy ra tình trạng ùn ứ, mọi người chen chúc, giẫm đạp nhau để tháo chạy.
Khi ra đến hẻm lớn, tôi quay lại nhìn thì thấy nhiều người có nhà sát tường nhà xưởng hoảng hốt khiêng tài sản tháo chạy. Trong khi đó, dãy trọ nơi tôi ở ngập chìm trong khói đen, phần mái ở tầng trên bị ngọn lửa từ vụ cháy lan sang, thiêu cháy một góc.
Rất may 4 mặt nhà xưởng được ngăn cách với nhà dân, dãy trọ bằng tường xây cao nên ngọn lửa chỉ bốc lên cao chứ không lan nhanh sang các nhà xung quanh. Chỉ khi có gió lớn, ngọn lửa mới ngả sang trùm lên dãy trọ. Nếu không, thật không biết sẽ thế nào.
Nhìn cảnh ấy từ xa, tôi rụng rời tay chân. Nếu tôi không kịp thoát ra có lẽ tôi đã tử vong vì ngạt khói trước khi bị thiêu cháy.
Ít phút sau, xe cứu hỏa đến nhưng vì vụ cháy xảy ra trong hẻm sâu nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khống chế ngọn lửa.
Vụ cháy không gây thiệt hại về người, vì khi phát hiện hỏa hoạn, các công nhân nhanh chóng thoát khỏi hiện trường, hô hoán mọi người dập lửa, chạy thoát thân.
Sau vụ cháy, tôi bị ám ảnh một thời gian dài. Lúc nào tôi cũng lo lắng sẽ rơi vào tình cảnh đối diện với hỏa hoạn và không biết phải xử trí ra sao.
Tôi lo lắng, ám ảnh chuyện hỏa hoạn đến nỗi mỗi khi thấy cột khói, ánh lửa hay nghe tin xảy ra cháy nổ là lo sợ đến tim đập chân run.
Thậm chí đến tận giờ này, tôi vẫn bị mùi khói ám ảnh và cực kỳ nhạy cảm với nó. Chỉ cần ngửi thấy khói là tôi phải lùng sục cho đến khi tìm được nguyên nhân mới yên tâm. Nếu không, tôi sẽ bồn chồn, lo lắng không làm được việc gì.
Sau lần may mắn thoát nạn đó, tôi chỉ thuê nhà trọ trong hẻm rộng và chỉ ở tầng dưới cùng. Tôi cũng lên mạng tìm hiểu các kỹ năng thoát khỏi đám cháy.
Mỗi đêm, trước khi ngủ, tôi luôn dọn dẹp đồ đạc trên lối đi, để đèn pin, khẩu trang chống khói, vật dụng quan trọng… trong tầm tay, vị trí quen thuộc. Nói chung, tôi luôn chuẩn bị kỹ lưỡng và sống trong tinh thần sẵn sàng chạy khỏi phòng nhanh nhất khi có hỏa hoạn.
Trần Nam
Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán năm 2022 với chủ đề Ngày hội trồng cây vì Đắk Nông xanhhưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trong chương trình trồng một tỷ cây xanh Vì một Việt Nam xanh, đặt mục tiêu sẽ trồng gần 3 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh.
Kim Tuyến cùng nhiều nghệ sĩ, người đẹp chia thành các nhóm đến các huyện xa của Đắk Nông cùng các chiến sĩ, người dân địa phương trồng cây.
![]() | ![]() |
Diễn viên khoác chiếc áo xanh Thanh niên Việt Nam tham gia trồng cây như bao thanh niên tình nguyện khác. Cô không ngại lấm lem, vất vả, trái lại rất thích những hoạt động vì cộng đồng. Tuy mệt nhưng Kim Tuyến thấy vui vì góp phần sức nhỏ cho đất nước thêm xanh. Cô cũng mong mang đến thông điệp tích cực cho khán giả qua hoạt động lần này.
Sau 2 ngày trồng rừng ở Đắk Nông, Kim Tuyến chia sẻ: "Những lúc không đi đóng phim, tôi muốn dành chút công sức của mình để đóng góp nho nhỏ cho đất nước. Tôi mong các bạn nghệ sĩ trẻ sẽ làm điều tích cực tương tự để lan toả đến với mọi người. Đắk Nông nắng nóng, mưa bất chợt, dĩ nhiên tôi trông đầu bù tóc rối, bùn đất khắp người nhưng trồng được một cây đã hạnh phúc lắm rồi! Nếu có dịp, tôi vẫn tiếp tục tham gia những hoạt động thế này".
![]() | ![]() | ![]() |
Nhan sắc Kim Tuyến trong màu áo xanh tình nguyện.
Khi trở về TP.HCM, Kim Tuyến sẽ làm trưởng ban giám khảo một cuộc thi tìm kiếm tài năng dành cho cộng đồng LGBTIQ+. Cô nhận lời vì muốn xoá nhoà khoảng cách cũng như định kiến giới, giúp các bạn trẻ trong cộng đồng vượt qua sự tự ti, sống hòa nhập và được mọi người công nhận.
Mỹ Loan
" alt=""/>Kim Tuyến trồng rừng lấm lem vẫn rạng ngời tươi xinhĐược cái bố tôi tính xởi lởi, hài hước nên hàng xóm ai cũng quý. Mỗi khi chúng tôi về quê có quà, bố chỉ dùng rất ít, còn lại mang chia hết cho mọi người.
Những việc ấy, chúng tôi thấy không vấn đề gì. Thế nhưng, có một việc 5 anh em không hài lòng là từ khi mẹ mất, mỗi tháng lĩnh lương người bố hiện 86 tuổi đều đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ để chia tiền.
Lương của bố được hơn 8 triệu đồng, bố chia cho mỗi nhà 300.000 đồng. Hai em ruột thì bố cho 500.000 đồng/người.
Có lần bức xúc quá, tôi nói thẳng với bố: “Nhà mình không nghèo, nhưng con cháu cũng chưa giàu. Lương của bố, nếu không tiêu hết, bố cất đi phòng lúc ốm đau. Việc gì bố phải cho người ngoài nhiều như thế?”.
Bố tôi cười, bảo: “Bố già rồi, tiền cầm cũng không làm gì. Bố chỉ giữ lại một phần để lúc ốm đau, về già thêm vào với các con. Còn lại bố chia cho các em, các cháu và hàng xóm - những người tối lửa tắt đèn với bố mấy chục năm qua. Họ khó khăn con ạ.
Xóm mình có 10 nhà, 2 nhà khá giả thì không cần giúp nữa. Còn lại, 5 nhà có cụ già không lương hưu mà con cháu lại ít quan tâm, 1 nhà có 2 đứa con khuyết tật, 2 nhà còn lại thì lũ trẻ học giỏi mà bố mẹ chúng khó khăn. Với mình, 300.000 đồng không quá quý nhưng với họ là một khoản to.
Ngày xưa, bố đi bộ đội, rồi lại đi làm kinh tế, một mình mẹ ở nhà nuôi các con, nếu không nhờ anh em họ hàng, làng xóm hỗ trợ, chưa chắc mẹ con đã kham nổi để lo cho các con.
Giờ các con khôn lớn, thành đạt cũng là lúc bố trả ơn người ta. Việc này cũng khiến bố có thêm niềm vui lúc tuổi già. Thời gian của bố không còn nhiều nữa, bố muốn các con hiểu và ủng hộ bố”.
Nghe những lời bố nói, sống mũi tôi cay cay. Tôi nhớ lại những ngày thơ ấu, bố đi vắng, mẹ phải đổi công với hàng xóm láng giềng để lo gặt hái. Trong xóm, nhà tôi là khó khăn nhất nên bà Đa, bà Tiễn, bà Hảo… vẫn thường mang cho chúng tôi mớ rau, con tép, khi thì quả khế, quả đào tiên.
Nhiều hôm mẹ đi làm công ở xa, còn gửi chúng tôi sang nhà bác Thống. Trưa đến, bác lại tất tả sang nấu hộ nồi cơm độn khoai để mẹ đi làm về, cả nhà có cái ăn ngay.
Tình cảm làng quê ngày đó ấm áp là thế. Vậy mà, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, đã có lúc chúng tôi quên đi, giận hờn khi thấy bố giúp đỡ người khác.
Sau cuộc nói chuyện với bố hôm đó, tôi cũng phân tích lại với các anh, em của mình về chuyện bố chia tiền cho hàng xóm mỗi khi có lương. Cả 5 anh em đều hiểu ra và tôn trọng quyết định của bố.
Thậm chí, chúng tôi còn góp thêm tiền để bố tặng cho những hoàn cảnh đặc biệt trong làng. Số tiền tuy nhỏ nhưng mang đến niềm vui cho vài người. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn cùng bố lan toả những điều tốt đẹp, để con cháu nhìn vào và noi gương, để mỗi ngày thức dậy là một ngày thấy cuộc đời này còn rất nhiều điều đẹp đẽ.
Ngọc Chỉnh(Nam Định)