PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chia sẻ tại hội thảo: “Học sinh chiếm trên 1/4 dân số cả nước, là tương lai của đất nước. Nếu muốn cải thiện tầm vóc, thể lực của người Việt Nam thì việc triển khai các can thiệp về sức khỏe học đường nói chung và đặc biệt là dinh dưỡng học đường nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng”.
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nghiên cứu độc lập của Viện lần này sẽ đánh giá chính xác thực trạng dinh dưỡng của học sinh ở các độ tuổi, khu vực địa lý tình trạng xã hội khác nhau, từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đề liên quan như thừa cân béo phì (TCBP) và suy dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu, học sinh tiểu học có khẩu phần ăn uống giàu năng lượng và protein thậm chí cao hơn nhiều so với ngưỡng khuyến nghị, nhưng mức độ tham gia các hoạt động thể lực lại thấp, dẫn đến tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học khá cao, nhất là ở khu vực thành thị.
Trong khi đó, khẩu phần ăn của học sinh ở lứa tuổi trung học hiện chưa đạt ngưỡng khuyến nghị về năng lượng, sắt, kẽm, canxi và các loại vitamin, dẫn đến tỷ lệ thấp còi ở học sinh trung học còn cao.
Nghiên cứu đã cho thấy những bất cập tồn tại trong khía cạnh dinh dưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Kết quả cũng ghi nhận về tình trạng dinh dưỡng của học sinh hiện nay cho thấy tỷ lệ TCBP giảm dần theo độ tuổi của học sinh và có khác biệt lớn giữa khu vực thành thị vào nông thôn.
Tỷ lệ TCBP giảm dần theo độ tuổi của học sinh và tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn. Ngược lại, tỷ lệ gầy còm, thấp còi tăng dần theo độ tuổi học đường và tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn so với thành thị.
Tại hội thảo, PGS.TS Trần Thúy Nga, Chuyên gia nghiên cứu Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị: “Cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thông và phòng chống TCBP ở khu vực thành thị, tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý.
Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và các ban ngành cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ”.
Nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng trên 5.028 học sinh từ 7-17 tuổi ở 75 trường học tại Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng.
Trường Giang
Năm học 2017 - 2018, Trường ĐH Thăng Long sẽ tuyển sinh 65 chỉ tiêu ngành đào tạo dinh dưỡng, mã ngành SK01.
" alt=""/>Hơn 40% học sinh tiểu học ở thành thị thừa cân béo phìNhững giải pháp khả thi
Chủ trương chuyển đổi số, xây dựng quận thông minh đang được quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh trên các lĩnh vực dựa trên 3 nền tảng: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tuy nhiên, theo Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà, thách thức lớn nhất của quận hiện nay là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; nguồn nhân lực còn thiếu; việc khai thác dữ liệu số trên nền tảng số quốc gia còn nhiều vướng mắc; các vấn đề liên quan đến pháp lý còn chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực…
Vì vậy, lãnh đạo quận mong muốn tìm được các mô hình, giải pháp chuyển đổi số, xây dựng quận thông minh, định hướng đến năm 2045, tận dụng những lợi thế, tiềm năng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số bước vào “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Cảm nhận rõ mong muốn của lãnh đạo quận, các nhà khoa học chia sẻ và gợi mở cho Bắc Từ Liêm những giải pháp khả thi.
Trong đó, theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, việc quận cần quan tâm làm ngay đó là phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; phát triển các dịch vụ công trực tuyến; xây dựng chính phủ điện tử; đào tạo nguồn nhân lực; tham gia các chương trình hợp tác; truyền thông và nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân…
Trong khi đó, PGS.TS Đoàn Kim Đồng, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và Nhân văn đề xuất, quận Bắc Từ Liêm cần xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về xã hội (dân số, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa, thư viện truyền thống…).
Đặc biệt, quận xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về văn hóa vật thể và phi vật thể, xây dựng bảo tàng ảo… nhằm phát huy lợi thế là địa phương có nhiều di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận, đẩy mạnh phát triển du lịch và phát triển văn hóa.
Khẳng định là quận có thế mạnh trong chuyển đổi số bởi có khu công nghệ cao sinh học và nhiều trường đại học đứng chân trên địa bàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghệ CMC Nguyễn Trung Chính cho rằng, quận nên tập trung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai giải pháp an ninh mạng, phát triển nền tảng công nghệ cho dịch vụ công.
Về phần mình, Tập đoàn công nghệ CMC sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn trong công tác chuyển đổi số, trong đó, lấy AI làm trọng tâm, đưa Bắc Từ Liêm là quận AI đầu tiên của thành phố.
Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
Đứng trên góc độ của cơ quan quản lý, Thượng tá, PGS.TS Trần Thị Hoa, Phó Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện Cảnh sát nhân dân, cho rằng, tiếp tục thực hiện tốt Đề án 06 của Chính phủ, lực lượng công an các phường phải tiên phong thực hiện, chủ động nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Dưới góc độ của người làm chuyên môn, chia sẻ về thực tiễn trong quá trình quản lý dân cư tại địa bàn, Đại tá Nguyễn Đức Hùng, Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, đề xuất, trước tiên là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân thấy chuyển đổi số thực sự cần thiết.
Cùng với đó, quận tiếp tục lắp camera an ninh và thành lập trung tâm thông tin để quản lý hiệu quả hơn nữa việc phòng, chống tội phạm, đặc biệt khi quá trình số hoá ngày càng mạnh mẽ…
"Xác định chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm sẽ lấy người dân làm trọng tâm để thực hiện chuyển đổi số, bởi chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng và được thụ hưởng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hằng ngày thì chuyển đổi số mới thành công”, Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà khẳng định.
Cùng với đó, các giải pháp để xây dựng chính quyền điện tử, nền hành chính thông minh; định hướng về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; về kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có cũng như khai thác tiềm năng, thế mạnh về kinh tế của quận; các giải pháp nâng cao chất lượng chuyển đổi số trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tin truyền thông… để hình thành xã hội số mà các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo sẽ được quận nghiên cứu, tiếp thu để thực hiện trong thời gian tới.
Theo Nguyên Hoa(Báo Hànộimới)
" alt=""/>Hà Nội: Chuyển đổi số để phát triển quận Bắc Từ Liêm xứng tầmTốt nghiệp đại học năm 1990, bà tiếp tục học lên cao tại MIT. Chỉ trong 4 năm, bà nhận được cả bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện. Năm 1994, bảo vệ thành công luận án Bóng bán dẫn hiệu ứng trường (MOSFET) silicon trên vật liệu SOI dưới mức micromet (µm), bà tốt nghiệp tiến sĩ ở MIT tuổi 25.
Quá trình học tiến sĩ, bà từng làm việc tại Analog Devices, Cisco, Liên minh Bán dẫn toàn cầu (GSA) và Hiệp hội ngành Công nghiệp Bán dẫn Mỹ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, bà được bổ nhiệm làm chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Chế tạo và linh kiện bán dẫn Mỹ (Texas Instruments).
Năm 1995, bà gia nhập International Business Machines (IBM) chịu trách nhiệm phát triển quy trình sản xuất chip đồng để giải quyết vấn đề tạp chất đồng làm nhiễm bẩn quá trình sản xuất. Làm việc ở IBM, về sau bà được bổ nhiệm làm phó chủ tịch trung tâm nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn kiêm trợ lý kỹ thuật của giám đốc điều hành lúc đó là CEO Louis V. Gerstner Jr.
Năm 2000, bà chuyển sang làm giám đốc dự án mới tại IBM để tập trung cải thiện truy cập băng thông rộng và thời lượng pin của thiết bị di động. Đến năm 2007, bà chuyển sang Freescale Semiconductor với vai trò giám đốc công nghệ và giúp tập đoàn phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường (IPO) năm 2011.
Ngay sau đó, bà nhận được lời mời về làm việc tại AMD từ Donofrio - một thành viên hội đồng quản trị. Gia nhập AMD trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" năm 2012 - nợ 2,2 tỷ USD (khoảng 55.857 tỷ đồng), sa thải 1/4 nhân viên và giá cổ phiếu dưới mức dao động. Đến năm 2014, bà được bổ nhiệm làm chủ tịch thay thế ông Rory Read lèo lái con thuyền vượt qua khó khăn.
Dưới sự điều hành của bà, lúc này, AMD tập trung hợp lý hóa và đa dạng hóa các dòng sản phẩm công nghệ mới bằng cách thiết kế lại toàn bộ con chip để thu hút người dùng là game thủ chuyên nghiệp, công ty trí tuệ nhân tạo và các chương trình máy học (machine learning).
Sau 10 năm đảm nhận vị trí lãnh đạo AMD, bà đã đưa tập đoàn từ "khổ hơn cái chết" - đánh giá của cựu CEO Patrick Moorhead đến nay có số vốn hóa thị trường khoảng 340 tỷ USD. Theo Forbes, hiện bà sở hữu 4 triệu cổ phiếu của AMD (tương đương 0,2%), cùng với các quyền chọn thưởng đã giúp khối tài sản của bà đạt 1,1 tỷ USD (khoảng 27.939 tỷ đồng).
Trước đó, năm 2022, dự án siêu máy tính 1 giây xử lý ít nhất một triệu phép tính của bà hoàn thành tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (Mỹ) cũng gây xôn xao. Hiện định hướng của bà tại AMD là ra mắt siêu chip MI300, tích hợp CPU với GPU.