Giữa cuộc tranh cãi gay gắt không hồi kết về chuyện bị Mỹ Lan – người tự nhận là vợ của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh “tố” hát sai lời ca khúc Hoa trinh nữ trong album mới ra mắt, Đức Tuấn đã tổ chức buổi họp báo chính thức đầu tiên giữa ekip sản xuất và đại diện gia đình cố nhạc sĩ sáng ngày 19/3/2019.
Tại buổi họp báo, nhạc sĩ Lê Châu (tên thật Trần Thiện Anh Châu), con ruột của cố nhạc sĩ khẳng định: “Năm 2014, 5 anh em đã chúng tôi đã đồng ý uỷ quyền cho trung tâm Làng Văn trong thời hạn 10 năm để sử dụng và khai thác tác quyền các ca khúc của Trần Thiện Thanh”.
Anh cho biết: “Vào Gala năm 1987, khi ba tôi được trở lại sân khấu, ba tôi đã chủ động sửa chữ “lính phong trần” thành “khách phong trần” để phù hợp hơn với tình hình lúc đó. Và phiên bản Đức Tuấn đang sử dụng trong album là đúng theo phiên bản ghi âm gần như cuối cùng của ba chúng tôi”.
![]() |
Đức Tuấn trong buổi gặp gỡ báo chí cùng đại diện gia đình nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. |
Nói về album mới của ca sĩ Đức Tuấn, đại diện gia đình cho biết rất thích sự cách tân và màu sắc mới mà Đức Tuấn đã thể hiện.
“Từ nhiều năm nay, chưa thấy ai làm mới các ca khúc của ba tôi một cách đột phá, mang đến màu sắc mới như chàng ca sĩ trẻ này (Đức Tuấn - PV). Em đã thổi một luồng sinh khí mới, áo mới cho âm nhạc Trần Thiện Thanh. Gia đình rất thích và xin cảm ơn em vì tất cả tâm huyết, sự đầu từ kì công mà em đã thể hiện”. – Trần Thiện Thanh Trúc bày tỏ.
Từ Mỹ, chị Trần Thiện Thanh Trúc thẳng thắn bày tỏ: “Bố tôi có 5 người con, trong đó con chung với mẹ tôi là Trần Thị Liên gồm 4 người: Trần Thiện Anh Chương, Trần Thiện Thanh Trúc, Trần Thiện Thanh Trân, Trần Thiện Anh Châu và con với ca sĩ Kim Dung là Trần Thiện Anh Chính. Về mặt pháp lý, đây là 5 người con sở hữu và thụ hưởng hợp pháp nhạc của ba tôi. Cô Mỹ Lan không phải là người thụ hưởng hợp pháp tác quyền của ông và do đó, cô không có thẩm quyền can thiệp, lên tiếng về nhạc Trần Thiện Thanh”.
Trước đó, ca sĩ Mỹ Lan – người tự nhận là vợ cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh bất ngờ tố Đức Tuấn đã tự ý sửa lời ca khúc “Hoa trinh nữ”, ở hai chỗ: "lính phong trần" thành "khách phong trần" trong câu "Tôi chỉ là người lính phong trần" và "nước vua về" thành "rước vua về" trong câu "sau khi tan giặc nước vua về".
![]() |
Ca sĩ Đức Tuấn (giữa) |
Căng thẳng hơn, Mỹ Lan còn cho biết việc sửa lời làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của bài hát như vậy là “không thể chấp nhận được”. “Về bản quyền thì gia đình Mỹ Lan có quyền yêu cầu phía Việt Nam cấm lưu hành bài hát này và thông báo cho bên Youtube biết lên quan đến tác quyền”, trích chia sẻ của ca sĩ Mỹ Lan trên trang cá nhân.
Album hát nhạc Trần Thiện Thanh của ca sĩ Đức Tuấn được phát hành vào ngày 14/3/2019, gồm 11 sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ như: Mùa đông của anh, Trên đỉnh mùa đông, Khi người yêu tôi khóc, Hàn Mặc Tử, Hoa trinh nữ, Lâu đài tình ái, Chuyện hẹn hò, Tình đầu tình cuối...
Với hai bài Trên đỉnh mùa đông và Chiếc áo bà ba, Đức Tuấn song ca cùng danh ca Hương Lan theo thể loại world music. Album được phát hành trên các trang nhạc số bên cạnh định dạng CD, đĩa than và băng cassette.
Minh Đức
Nam ca sĩ phản hồi chính thức về nghi vấn sửa lời bài “Hoa trinh nữ” cũng như chỉ trích từ ca sĩ Mỹ Lan (vợ cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh).
" alt=""/>Con ruột xác nhận nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sửa lời ca khúc ‘Hoa trinh nữ’Xác chết 45 năm không phân huỷ
45 năm trôi qua, dư luận đã tô vẽ nhiều câu chuyện li kỳ về xác ướp của ôngĐinh Công Hạo, ở xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang. Xác ướp trên được liệtvào danh sách đặc biệt nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Một bác sĩ ngườiMỹ bao năm dành công sức nghiên cứu trong giới y khoa, bảo chưa bao giờ ông gặpmột trường hợp nào dù đã chết nhưng vẫn rỉ máu đỏ tươi, da dẻ hồng hào như ngườicòn sống. Đấy là một câu chuyện dài, mà bản thân ông Đinh Công Trí, người đanglưu giữ quan tài chứa thi thể của anh trai mình là Đinh Công Hạo trong nhà cũnghết sức ngạc nhiên mỗi khi kể lại.
Ông Trí là em trai kế và người nắm giữ những bí mật chưa có lời giải thỏađáng về bộ xác ướp của anh trai mình đã tồn tại gần 45 năm qua. Trong câu chuyệncủa người đàn ông gần 60 tuổi, thì ông Hạo lúc bé là người rất khôi ngô, tuấntú. Cha ông Trí là cụ Đinh Bửu. Cụ Bửu là con một phú gia miệt vườn, nhưng cụlại ham học hành, rồi thành nhà nho. Trong số 4 chị em, Hạo là người giống chacả về hình thức, tính cách lẫn tài năng nên trong gia đình ông Hạo luôn được bốcưng chiều. Thời đó, tất cả những tâm huyết, hy vọng, ông Bửu đều đặt hết vàoHạo với mong muốn sau này, ít nhất Hạo cũng trở thành một người có vai vế trongxã hội.
Tuy nhiên, bao hy vọng chợt vỡ tan khi cậu bé bất ngờ mắc phải căn bệnh lạkhi được khoảng 10 tuổi. Cậu bé tự dưng không ăn ngủ không được, người cứ gầydần. Gia đình mời hết thầy thuốc Đông y rồi Tây y đến thăm khám nhưng tất cả đềubó tay. Sức khỏe Hạo ngày càng sa sút. Dù gia đình nhiều năm chạy vạy khắp nơiđể cầu thầy, tìm thuốc nhưng cậu vẫn không dứt bệnh. Tuyệt vọng, ông Bửu nhiềuđêm chong đèn dầu ngồi cạnh con trai, nước mắt ứa dài, tâm trí hao tổn. “Bố tôiđã nhiều đêm khóc vì thương anh trai. Ông bỏ ăn, bỏ ngủ, đôi khi ngồi thẫn thờvà ngóng đợi một niềm hy vọng nhỏ nhoi nào đó lóe sáng nhưng tất cả đều rơi dầnvào đau đớn”, ông Trí hồi tưởng.
Ngày ông Hạo trút hơi thở cuối cùng lúc đó cũng vừa tròn 17 tuổi và được tổchức tang lễ, đem an táng tại mảnh ruộng của gia đình cách nhà không xa theophong tục địa phương. Mọi chuyện sẽ là bình thường nếu như không có sự xuất hiệncủa một ông thầy lang tình cờ ghé thăm nhà cụ Bửu 4 ngày sau đó. Ông thầy langkhông phải người bản địa, chỉ tình cờ ghé thăm. Bản thân ông Trí không còn nhớtên tuổi cụ thể, nhưng chỉ thấy sau cuộc gặp gỡ đó, bố mình bắt đầu có nhiềuhành động kỳ lạ. Đến sau này, thấy bố mình quyết định tổ chức đào huyệt mộ củaHạo lên thì gia đình mới hay, lời thầy lang phán rằng: “Phải chi tôi đến kịptrong vòng 3 hôm sau khi Hạo mất, đào xác lên thì nhất định tôi sẽ cứu sống đượccậu, nhưng đến hôm nay là ngày thứ tư rồi, không còn kịp nữa. Khi hạ huyệt cậuHạo chưa chết đâu, gia đình có thể đào lên để tỏ tường thực hư”. Phần vì nhớthương con trai da diết, phần vì những lời phán đầy tính huyễn hoặc của một thầylang chưa hề quen biết nhưng đầy quyết đoán, “thần bí”, ông Bửu sau một đêm thứctrắng nghĩ suy đã quyết định quật mộ con để kiểm chứng. Một số người thì thôngcảm với quyết định của ông Bửu. Họ cho rằng, sở dĩ ông có hành động “kỳ quái” ấycũng chỉ vì quá yêu thương con trai. Và rằng, ông có lý do riêng khi phủ nhậnviệc làm quái gở của mình.
Sáng sớm hôm sau, hàng chục người thân ra chỗ mộ đất tiến hành khai quật.Dưới những lớp đất nhão nhoét còn vương mùi bùn, đôi bàn tay của ông Bửu từ từbới từng lớp đất trước ánh mắt sợ hãi của những người thân chứng kiến. Theo lờiông Trí, việc quật xác anh trai được tiến hành vào những ngày trời nóng nựckhủng khiếp nhưng điều lạ lùng là xác lại không hề có mùi tanh hôi, ruồi muỗikhông bu vào. Suốt cả tháng trời để xác trong nhà, xong xác anh trai ông vẫn mềmmại, trông như người đang ngủ, đúng như lời phán của ông thầy lang nọ. Ông Bửuđem xác con về nhà để trên ghế bố phủ vải màn lên.
![]() |
Ông Trí cho biết: “xác rũ” của anh trai biết nói chuyện với người sống và có nhà khoa học từng gạ mua với giá gần 8 tấn vàng. |
Cuộc ngã giá bất thành
Tin “xác chết trở về” nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Nhiều người biết tinlũ lượt kéo đến xem tận mắt. Thời kỳ trước năm 1975, việc tồn tại một câuchuyện kỳ lạ, gây xôn xao như thế cũng không thể tránh khỏi tai mắt của nhàchức trách chế độ Sài Gòn cũ. Chính quyền thời bấy giờ đã cử một đoàn chuyên giagồm 5 người do một bác sĩ người Mỹ dẫn đầu đến làm rõ, tránh chuyện thị phi. Tuynhiên, trong suốt một tuần liền mày mò nghiên cứu, dùng đủ các phương pháp ykhoa tiên tiến nhất thời bấy giờ của Mỹ, vị bác sĩ này cũng lắc đầu không thể lýgiải nổi vì sao lại có thi thể chết đi không bị phân hủy, không bốc mùi hôithối. Thậm chí, ông bác sĩ này càng kinh ngạc hơn khi chứng kiến sau 3 tuần lễ,một người anh họ của ông Hạo đã dùng 3 lít nước đổ vào khóe miệng của xác chếtnhưng nước lại không tiết ra ngoài. Xác chết không phân hủy là một chuyện lạ,nhưng “xác chết biết uống nước” lại còn lạ lẫm hơn và khiến các chuyên gia y họcđau đầu.
Vị bác sĩ người Mỹ sau lần nghiên cứu tìm hiểu bất thành đã đưa ra lời đềnghị “mua” lại xác chết của ông Hạo với giá 2 triệu USD (tương đương với giá trịgần 8 tấn vàng lúc bấy giờ) để mang về Mỹ nghiên cứu. “Bố tôi từ chối ngay, ôngbảo anh Hạo là máu mủ của mình, dù có cả trăm tấn vàng đưa đến cũng không baogiờ bán. Trong suy nghĩ của bố, một ngày nào đó, con trai sẽ sống trở lại vì cơsở rõ rệt nhất là khi đó các nhà khoa học đã dùng mũi kim chích nhẹ vào tay Hạo,máu vẫn ri rỉ đỏ tươi”, Ông Trí cho biết. Sau đó, ông Bửu đóng chiếc hòm khácđặt Hạo vào, chờ sau Tết các bác sĩ đến khám lại thêm một lần nữa để làm rõ. Thếnhưng, cũng như lần trước, các nhà khoa học vẫn không đưa ra được lời giải đáp.Họ chỉ có thể đặt tên cho hiện tượng này bằng hai từ “xác rũ”, có nghĩa là chếtkhô từ từ, đó cũng là lần nghiên cứu cuối cùng của các nhà khoa học.
Không cứu được con, nhưng mong ngày nào cũng được nhìn thấy con, ông Bửu đãthuê người đóng một chiếc áo quan bằng gỗ tốt, rồi đặt xác con vào. Mặt trênquan tài dán một tấm kính dày, chắc chắn để mọi người đều nhìn thấy Hạo. Bênhông chiếc áo quan, ông Bửu đục mấy lỗ để không khí lưu thông, với mong muốn,nhỡ ra ông Hạo sống dậy thì có không khí mà thở!. Năm 1994, ông Bửu qua đời vìtuổi cao sức yếu. Trước khi nhắm mắt, ông giao nhiệm vụ cai quản ngôi nhà cổ quýgiá cho ông Trí và giao luôn nhiệm vụ chăm sóc thi thể của anh trai chu đáo.
Biết “nói chuyện” với… người sống!?
Những năm gần đây, xác ướp này được ông Trí tiết lộ là biết ... “nói chuyện”với người sống. “Đây không phải là câu chuyện đầy màu sắc mê tín vì từ trước tớigiờ có bao nhiêu khách đến thăm tôi đều luôn khuyến cáo họ, không được thể hiệnnhững trò tâm linh dị quá mức bên thi thể anh trai tôi. Thế nhưng, có một câuchuyện tôi vẫn không thể lý giải nữa là bản thân lại nói chuyện được với… anhHạo”. Xung quanh điều này, ông Trí kể ra những điều đầy “bí ẩn” mà chỉ có ôngmới biết được hết nguồn cơn của sự việc nói chuyện với cõi âm như thế nào, thamvấn các ý kiến ra sao. Ông bảo, hàng ngày bản thân mình vẫn lên chỗ gian thờ củaanh trai, hai anh em nhìn nhau “nói chuyện” rất bình thường giống như cuộc đốithoại của người trần bằng da bằng thịt.
Đặc biệt, trong cuộc sống đời thường, gia đình có việc dù lớn hay bé, ông đềulên tham khảo “ý kiến” của anh trai và nhờ đưa ra lời khuyên chỉ bảo. Cách đâymấy năm, khi người con trai út chuẩn bị dựng vợ gả chồng, theo lời ông Trí, thìsau lần ra mắt bạn gái của con trai, ông lên chỗ đặt quan tài và di ảnh của anhtrai mình, thắp nén hương và ngồi một mình nói chuyện. Câu chuyện chỉ xoay quanhvề việc người con dâu tương lai tính nết ra sao, có phù hợp không, hai đứa cóđược phép se duyên kết đôi…“Anh trai tôi đồng ý ngay, đồng thời không quên dặndò dặn tôi và con cháu cố gắng ăn ở phúc đức, đối nhân xử thế ôn hòa với ngườikhác, không được làm chuyện xằng bậy sẽ có ngày gặp oán”, ông Trí cho hay.
Mặc dù có thể nói chuyện được với… xác ướp của anh trai một cách bình thường,tuy nhiên, ngay bản thân ông Trí lại không thể đoán định được những vận may rủitrong cuộc sống. Những vụ ốm đau bệnh tật hay những vụ tai nạn của ông và ngườithân trong gia đình, chưa bao giờ ông được nghe anh trai “báo trước”. “Mấychuyện này thì chưa bao giờ tôi nghe anh trai nói đến”, ông Trí phân trần. KhiPV hỏi thêm về ngoài trường hợp ngoài ông Hạo nói chuyện vớibản thân em trai ra thì có ai khác có thể “nói chuyện” được với “xác rũ” haykhông? Ông Trí phủi tay ngay: “Trong nhà chỉ mình tôi nói chuyện được bất cứ lúcnào, ngoài ra chưa một ai có thể”!?. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những cuộc“trò chuyện” giữa ông Trí và anh trai vẫn chỉ nằm ở góc độ một chiều và chưađược kiểm chứng thực hư. Mang điều này hỏi vợ và cô con dâu thì tất cả đều khẳngđịnh, trước giờ họ chưa một lần chứng kiến cảnh tượng lạ lùng đó bao giờ. Chúngtôi tò mò muốn được xem ông Trí nói chuyện với anh trai như thế nào, ông từchối: “Cái này không thể làm được, anh trai chỉ nói chuyện khi không có ngườingoài thôi”?!
(Theo Giadinh.net.vn)
Hôm nay (4/3), lễ viếng nhạc sĩ Lương Minh đã được diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Trước đó, tối ngày 28/2, nhạc sĩ đột ngột qua đời sau cơn đột quỵ. Sự ra đi của anh đã để lại cho những người thân, bạn bè, đồng nghiệp một nỗi bàng hoàng, xót xa.
![]() |
Cố nhạc sĩ Lương Minh |
Nhạc sĩ Lương Minh giữ chức vụ Phó trưởng ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam. Khi còn sống, anh đã trực tiếp tham gia sản xuất, tổ chức rất nhiều chương trình âm nhạc lớn của Đài truyền hình Việt Nam. Cố nhạc sĩ cũng luôn được nể trọng, yêu quý bởi các nghệ sĩ trong showbiz Việt bởi sự tận tâm, trách nhiệm và đúng mực của anh thuở đương thời.
Đám tang của nhạc sĩ Lương Minh diễn ra trong không khí nghiêm trang và thành kính. Nhiều nghệ sĩ, đồng nghiệp khắp hai miền Nam, Bắc đã có mặt tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng từ rất sớm để từ biệt anh lần cuối và đưa tiễn anh về với đất mẹ.
![]() |
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm với cố nhạc sĩ Lương Minh. |
Chia sẻ với Vietnamnet tại lễ tang, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vô cùng xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm giữa anh và cố nhạc sĩ Lương Minh khi cả hai hợp tác thực hiện các chương trình âm nhạc. Anh chia sẻ: “Có những bài hát tôi đã dựng rồi mà anh Minh không thông qua, hoặc cũng có đôi khi chúng tôi bất đồng về vấn đề trang phục biểu diễn. Mỗi lần như vậy, tôi tức lắm. Anh ôn tồn giải thích nhưng tôi lại gây gổ với anh. Sau đó, tôi mới hiểu ra rằng Đài truyền hình có những quy định nghiêm ngặt về mặt nội dung và hình ảnh trong mỗi chương trình được phát sóng, và anh Lương Minh, với cương vị là một người phụ trách về nội dung, dĩ nhiên phải tuân thủ tuyệt đối và kiểm duyệt khắt khe. Khi ấy, tôi mới biết anh cũng có cái khó của riêng mình”.
![]() |
Ca sĩ Mỹ Linh không kìm được nước mắt khi nghe tin cố nhạc sĩ Lương Minh qua đời. |
Ca sĩ Mỹ Linh chia sẻ, khi nghe tin nhạc sĩ Lương Minh qua đời, cô không tin vào tai mình và không thể kìm được nước mắt. Những kỷ niệm vào ngày cô thu âm ca khúc “Hà Nội đêm trở gió”, sự chỉ bảo ân cần của anh là điều khiến cô nhớ nhất khi nói về người nhạc sĩ đáng kính. Bài hát đó sau này đã làm nên tên tuổi của ca sĩ Mỹ Linh cũng như những kỷ niệm về bao lần cộng tác cùng cố nhạc sĩ Lương Minh vẫn đọng lại vững chắc trong tiềm thức khiến cô không thể nào quên.
![]() |
Diễn viên Kim Oanh bật khóc bên linh cữu cố nhạc sĩ Lương Minh. |
Đối với nữ diễn viên Kim Oanh,nhạc sĩ Lương Minh không chỉ đơn thuần là một người đồng nghiệp mà còn là một người anh đáng kính, có nụ cười hiền mà cô vô cùng yêu quý. Cô nghẹn ngào: “Trước đó, ban Văn nghệ chúng tôi cùng nhau đi chùa Bái Đính. Mọi người đã lâu không có dịp đi chơi xa cùng nhau nên ai nấy đều rất vui vẻ và hào hứng. Ngày hôm sau, khi nghe tin, tôi không thể tin nổi. Cảm giác giống như đang ở tột cùng của sự vui vẻ, bỗng rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn. Khi làm việc với chúng tôi, anh nhiệt tình, trách nhiệm và rất tốt bụng nên tôi luôn yêu quý và kính trọng anh”.
![]() |
Ca sĩ Mỹ Tâm lặng người bên linh cữu. |
Là một người em thân thiết, đã từng gắn bó với cố nhạc sĩ Lương Minh từ những ngày đầu mới vào nghề, nữ ca sĩ Mỹ Tâm xuất hiện tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng từ rất sớm. Cô cố nén nước mắt chia sẻ: “Từ khi 16, 17 tuổi, tôi đã được cộng tác với anh ấy rồi, kỷ niệm nhiều lắm, không sao kể hết được. Đối với ai, anh ấy cũng đối xử rất tốt. Những gì mọi người nói và chia sẻ về anh ấy cũng đã phần nào nói lên rằng anh ấy là người như thế nào. Với tôi, anh ấy là một người anh rất hiền, rất duyên và khó kiếm.
Ngày hay tin anh mất, tôi ngỡ ngàng và không tin nổi. Khi đó, có linh tính mách bảo tôi điềm chẳng lành. Khi vừa thấy tin nhắn “Chị ơi, anh Lương Minh…” dù không biết vế sau như thế nào, nhưng tôi bật dậy ngay và thật sự đã nhận được tin dữ. Trước tết, hai anh em vẫn còn đi ăn uống với nhau, vô cùng vui vẻ nên tôi cảm thấy việc anh ra đi khó tin lắm. Tôi không tin được”.
Diệu Linh
Sao Việt rơi nước mắt tiễn biệt nhạc sĩ Lương Minh" alt=""/>Mỹ Tâm, Mr.Đàm, Mỹ Linh không kìm được nước mắt