Các trường hợp đồng với công ty cây xanh chăm sócCây xanh thường được xem là một phần lịch sử ngôi trường. Có ý kiến cho rằng, muốn biết trường học đó có tuổi đời, thành tích như thế nào chỉ cần nhìn vào hệ thống cây trong trường.
Hàng loạt các trường học ở TP.HCM đang sở hữu nhiều cây xanh đã trở thành cổ thụ. Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Marrie Curie, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai... đều có những cây được trồng từ những ngày đầu thành lập, và trở thành biểu tượng thời gian của ngôi trường.
 |
Cây đổ đè 18 học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng |
Các trường học cũng thường trồng nhiều cây phượng - một biểu tượng của tuổi học trò. Để chăm sóc cây, đa số các trường đều hợp đồng với đơn vị bên ngoài.
Bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương (Quận 1, TP.HCM), cho hay nhà trường quản lý và đảm bảo cây xanh bằng chăm sóc định kỳ.
Cụ thể, trường ký hợp đồng với công ty cây xanh mỗi năm vào chăm sóc cắt cành, mé nhánh 2 lần là đầu năm học và đầu mùa mưa.
“Vừa rồi, trong thời gian nghỉ dịch và trước khi học sinh vào học, phía công ty đã vào tỉa cành, mé nhánh và chăm sóc cây” - bà Thủy cho hay.
Cũng theo bà Thủy, giáo viên của trường cũng nâng cao trách nhiệm, chủ động chăm sóc và quan sát, nếu thấy có bất thường thì báo ngay cho nhà trường để báo cho công ty.
Sau sự việc xảy ra ở Trường THCS Bạch Đằng, bà Thủy “khá lo lắng” cả về mặt cảm xúc và sự an toàn, bởi nhìn cây ở trường rất xanh nhưng phía trong không rõ như thế nào.
Còn ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) cho biết tại đây có hơn 10 cây lâu năm.
Trường đã ký hợp đồng với công ty TNHH MTV Cây xanh thành phố vào đánh giá chăm sóc. Hàng năm, các cây trong trường đều được kiểm tra, mé nhánh hai lần. Lần đầu vào cuối tháng 3 trước mùa mưa, lần thứ hai vào trước năm học mới. Ngoài ra, giáo viên của trường cũng thường xuyên quan sát nhằm phát hiện dấu hiệu bất thường để đề xuất xử lý.
 |
Sau sự cố, Trường THCS Bạch Đằng cho đốn bỏ cây phượng còn lại |
Khi xảy ra sự việc phượng đổ đè 18 học sinh, ông Nguyễn Vạn Phúc, hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, cho hay cây được trồng từ năm 1996 nay đã 24 năm tuổi. Hàng năm, nhà trường trường đều thuê công ty quản lý cây xanh đến chăm sóc và cắt nhánh cây.
Trong đợt dịch vừa qua, công ty cây xanh cũng vào chăm sóc cây và cắt nhánh những cây không an toàn. Xin nhận trách nhiệm việc cây đổ, nhưng ông Phúc cũng nói rất bất ngờ bởi cây phượng nhìn bên ngoài rất tươi tốt, lá xanh. Nhưng khi đổ thì lộ ra thân đã mục ruỗng.
Đặc biệt, cây phượng còn lại trong sân vừa được trường cho đốn hạ ngày 28/5 nhìn phía ngoài cũng rất xanh tốt, nhưng khi đốn thì từ rễ tới thân đã mục ruỗng.
Quản lý cây trong trường như thế nào để hiệu quả
Trước đó, tại buổi họp báo về sự việc phượng đổ đè 18 học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng, ông Lê Quang Đạo, Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định cây nằm trong khuôn viên trường do nhà trường quản lý, không thuộc Sở Xây dựng. Theo ông Đạo, Sở Xây dựng chỉ quản lý cây xanh trên đô thị. Trước mỗi mùa mưa đều có văn bản gửi các quận, huyện rà soát lại các cây để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, lại cho rằng cây cối trong trường thuộc trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng nhưng cũng cần có nhiều cơ quan cùng tham gia. Cụ thể như việc trồng mới, đốn cây phải do bên chuyên môn và do Sở Xây dựng quản lý. Hiệu trưởng không được phép tự quyết định đốn cây mà phải xin ý kiến của cơ quan chức năng với cây cao trên 10m.
Ông Lê Thành Phương, Giám đốc công ty THHH MTV Cây xanh TP.HCM, đơn vị đốn cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng, cũng khẳng định theo quy định về quản lý xây xanh trên địa bàn TP.HCM, cây trong khuôn viên nhà trường, bệnh viện, văn phòng các cơ quan… thuộc quyền quản lý của đơn vị và đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.
 |
Dù bên ngoài tươi xanh nhưng từ rễ tới thân cây phượng đã mục ruỗng |
Việc nhận diện, đánh giá những dấu hiệu nguy hiểm của cây rất khó vì có thể bên ngoài nhìn thấy bình thường, lá vẫn xanh nhưng bên trong nhiều khi đã mục ruỗng. Cây cũng có thể bật gốc do nhiều nguyên nhân như quá trình đô thị hóa, thời tiết, biến đổi khí hậu, ngập úng, triều cường, mưa dông, lốc xoáy…
Ông Phương khuyến cáo các cơ quan nên liên hệ các đơn vị chuyên ngành có chuyên môn để tư vấn chọn chủng loại cây phù hợp để trồng. Có kiểm tra, đánh giá, xử lý định kỳ phát hiện kịp thời nguy hiểm. Các dự án trồng cây xanh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.
Ông Huỳnh Thanh Phú lại cho rằng quản lý cây xanh trong khuôn viên thuộc về nhà trường, nhưng trường không có chuyên môn để đánh giá. Vì vậy, phải rạch ròi là xảy ra tai nạn do cành khô bị gãy thì trách nhiệm của nhà trường. Nhưng cây bật gốc, giông lốc cây đổ là do thiên tai chứ không thể quy cho hiệu trưởng, và trách nhiệm này phải thuộc về cơ quan có chuyên môn.
Vị Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du đề xuất thành phố phải có cơ chế kiểm định nghiêm ngặt đánh giá chất lượng cây xanh để có hướng xử lý.
Còn TS La Vĩnh Hải Hà, Phó trưởng khoa lâm nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết theo tiêu chuẩn cây xanh Việt Nam chia 8 nhóm thì cây phượng thuộc nhóm 7 - nhóm có phẩm chất đứng áp chót với gỗ xốp, dễ bị sâu bệnh. Do truyền thống văn hóa, cây phượng được xem là biểu tượng của học trò, nên nếu giữ lại trồng phải có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Cụ thể như khi cây bắt đầu lớn, đường kính từ 20cm trở lên thì tỉa cành, hạ bớt độ cao, chống đỡ cho cây vững…
Theo ông Hà, cây trong trường trách nhiệm là hiệu trưởng nhưng để nắm về thực trạng phải là cơ quan chuyên môn đánh giá, quan sát hàng năm để từ đó có biện pháp đảm bảo an toàn.
Ông TS Đinh Quang Diệp, nguyên giảng viên bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng đồng ý rằng nhà trường quản lý nhưng không có chuyên môn, do vậy khi ký hợp đồng với công ty chăm sóc phải ghi rõ đơn vị chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Không thể khi xảy ra sự cố rồi đổ thừa và để một đơn vị không có chuyên môn chịu trách nhiệm.
Lê Huyền

Bên trong cây phượng còn lại vừa được Trường Bạch Đằng đốn hạ
- Sáng nay cây phượng còn lại của Trường THCS Bạch Đằng- nơi diễn ra việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, cũng đã được đốn hạ hoàn toàn.
" alt=""/>Để không còn cây đổ đè học sinh tử vong như Trường Bạch Đằng
Dự án Hoàng Mai là dự án khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 thuộc địa phận phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, tổng diện tích khu đất 200ha là một trong những dự án được Kiểm toán Nhà nước liệt kê vào danh sách bị "khám". |
Khu đô thị The Manor Central Park là một trong những dự án được kiểm toán nêu tên |
Kiểm toán Nhà nước đã ban hành quyết định kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất khu đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội. Danh sách kiểm toán theo quyết định này gồm các đơn vị được kiểm toán tổng hợp, nhiều dự án được kiểm toán chi tiết và hàng chục dự án giao đất được kiểm tra đối chiếu.
Nội dung kiểm toán bao gồm việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán và chế độ đầu tư xây dựng của Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất khu đô thị. Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất khu đô thị trên địa bàn thủ đô, thời hạn kiểm toán 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Mới đây, thị trường cũng được một phen "dậy sóng" sau khi Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch thanh tra đối với dự án có dấu hiệu không thực hiện đúng mục đích đầu tư, có dấu hiệu vi phạm pháp Luật Đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá thị trường làm thất thu ngân sách nhà nước.
Thông tin chủ đầu tư công bố trên website cho biết, dự án với hơn 1.000 căn thấp tầng và hơn 7.000 căn hộ, đây là sự chắt lọc tinh hoa của các nhà quy hoạch tổng thể, kiến trúc sư và kỹ sư danh tiếng thế giới để thiết kế nên một khu đô thị đặc trưng phản ánh lịch sử và văn hóa của mảnh đất nơi mà nó được xây dựng nên. Carlos Zapata Studio/EEK, nhà thiết kế quý hoạch tổng thể đầy kinh nghiệm có trụ sở tại New York, nổi tiếng qua việc thiết kế lại khu vực Hạ Manhattan, và công ty từng đoạt giải thưởng kiến trúc KumeSekkei của Nhật Bản đã phối hợp rất chuẩn xác và cùng nhau tỏa sáng trong tất cả các khía cạnh của bản thiết kế cho khu đô thị The Manor Central Park.
Dự án khu đô thị The Manor Central Park nằm sát vành đai 3 với tổng diện tích 200ha, chạy dọc từ giữa đường Nguyễn Xiển đến đoạn tiếp giáp với ngã tư Đại Kim. Đô thị này nằm trên địa bàn xã Thanh Liên, huyện Thanh Trì và phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên Nhadautu.vn vừa ghi lại tại dự án sẽ bị Kiểm toàn Nhà nước “khám” trong thời gian tới:
 |
Phối cảnh tổng thể của dự án

Cổng vào dự án mặt đường nguyễn Xiển nơi thường mở cửa cho công nhân và vận chuyển vật liệu vào thi công

Đã có những tòa nhà xây xong phần thô mọc lên ở một góc của đô thị này

Bên trong đại công trường tấp nập triển khai thi công với máy móc và xe tập kết vật liệu xây dựng

Một số nơi chủ đầu tư đang cho triển khai xây dựng hạ tầng giao thông xung quanh khu đô thị

Do dự án có diện tích quá lớn nên rất nhiều nơi phía trong vẫn như một hoang mạc

Biển thông tin giới thiệu dự án được đặt ở giữa đường Nguyễn Xiển nơi tiếp giáp với dự án khác

Vị trí của khu đô thị phía sau trung tâm thể dục thể thao Bộ Công an

Một khu phố đẹp trong tương lai được chủ đầu tư giới thiệu |
TheoNhà đầu tư
 Xôn xao rà soát 60 khu đất vàng, khách hàng đi rút tiền thắt hầu baoThông tin 60 dự án được Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thanh tra đưa ra khiến nhiều người đã đặt cọc mua nhà, căn hộ hoang mang. " alt=""/>Dự án Hoàng Mai: Cận cảnh dự án 200ha sẽ bị kiểm toán “khám” trong năm nay
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm lich am duong hom nay
-
|