![]() |
Thời gian tới, giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân. Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Cụ thể, theo Bộ GD-ĐT, thời gian tới, Thông tư 30 sẽ sửa đổi theo hướng như sau:
Về đánh giá thường xuyên: giữ quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số nhưng Thông tư 30 sửa đổi không quy định hàng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân cho phù hợp.
Về hồ sơ đánh giá: gồm Học bạ của học sinh và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (thay sổ theo dõi chất lượng giáo dục).
Về việc giúp cha mẹ học sinh nắm bắt mức độ học tập, rèn luyện của con em: Bổ sung, tổng hợp đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa thành các mức A, B, C vào giữa và cuối mỗi học kỳ.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn rõ đối tượng học sinh được khen thưởng.
Bộ GD-ĐT cho biết, hiện vẫn đang xin ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 30. Trong ngày mai, dự thảo sửa đổi Thông tư 30 sẽ được đưa lên mạng.
Cách đánh giá thường xuyên như sau: Đối với các môn học, hoạt động giáo dục: Giữa và cuối kỳ, giáo viên căn cứ vàoquá trình đánh giá thường xuyên, chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học, đánh giáhọc sinh theo: -Mức A: nắm vững kiến thức, thành thạokỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập,hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục. -Mức B: nắm được kiến thức, có kỹ năng,biết vận dụng kiến thức kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạtđộng giáo dục. -Mức C: chưa nắm được kiến thức, thiếuhụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục. Đốivới năng lực và phẩm chất: Giữa và cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủnhiệm căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên, đánh giá mức độ hình thành vàphát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh theo: -Mức A: nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứngthú, tự tin. -Mức B: nhận thức được, làm được, chưathật hứng thú, chưa thật tự tin. -Mức C: nhận thức chưa đầy đủ, chưa làmđược, chưa hứng thú, thiếu tự tin. |
Được đánh giá là người có kỹ năng quản lý tốt, trong suốt quá trình công tác, chuyên gia từng có nhiều cơ hội thay đổi để không làm lâm sàng nữa. Tuy nhiên, bà từ chối tất cả vì “đã yêu và say mê với lâm sàng”.
PGS. Hoàng Thị Phượng nói về tâm huyết với nghề, “Bác sĩ lâm sàng như những người đi giải toán, ẩn số thường ảo mà đáp số thì thật. Những xét nghiệm nó là định lượng, nhưng các triệu chứng của bệnh nhân là định tính. Mà định tính sai, người dân thiệt. Chính vì thế, kinh nghiệm lâm sàng và kiến thức y học cập nhật là tối quan trọng.
Có những bệnh nhân, tôi muốn tự tay phải lấy mẫu bệnh phẩm và sinh thiết tổn thương để làm chẩn đoán, cuối cùng thành ra là những ca bệnh hiếm gặp, ca bệnh đầu tiên của Việt Nam. Từ sự nghiên cứu, mày mò qua các tài liệu y học trong và ngoài nước, từ kinh nghiệm lâm sàng của người làm nghề, tôi đưa ra chẩn đoán mà đã có người cho đó là ảo tưởng. Nhưng sự “ảo tưởng” đó, bệnh nhân được cứu sống, nó tạo cho tôi sự thanh thản”.
Nhờ sự “ảo tưởng” của mình mà PGS. Phượng chẩn đoán và tìm ra được nhiều ca bệnh lạ, chữa trị thành công cho các ca bệnh khó, hiếm gặp như: trường hợp bệnh hiếm gặp đầu tiên tại Việt Nam nhiễm nấm đa tạng (Penicilin Marnerfei) trên bệnh nhân HIV âm tính; trường hợp bệnh hiếm gặp đầu tiên tại Bệnh viện Phổi TW: hội chứng thực bào máu/ Lao phổi AFB; trường hợp bệnh hiếm gặp đầu tiên tại Việt Nam: u nội mô mạch máu dạng biểu mô, bệnh Kikuchi hậu Covid-19…
Ngoài ra, chuyên gia đã cho ra cuốn cẩm nang mang tên “Thực hành lâm sàng bệnh nhiễm trùng do Nontuberculous Mycobacteria (NTM)”.
PGS. Hoàng Thị Phượng cũng sở hữu nhiều tài liệu nghiên cứu giá trị đăng tải trên các tạp chí; báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, được giới chuyên môn đề cao.
Người “nghiện” giảng, nhiệt huyết truyền lửa cho thế hệ sau
Bên cạnh khám chữa bệnh, PGS. Hoàng Thị Phượng còn không ngừng say mê truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm quý giá của mình cho lớp học trò kế cận. Tự nhận mình là người “nghiện” giảng, mỗi lần đứng lớp hay giảng giải về một ca bệnh nào đó, bà say mê đến quên giờ giấc.
Với bà, người bác sĩ ngoài khám chữa bệnh còn phải truyền nghề cho thế hệ sau, như thế mới làm tròn trách nhiệm của mình.
BS. Vũ Thị Ánh, một học trò xuất sắc của PGS. Phượng chia sẻ, thời sinh viên, mỗi lần đến tiết học của cô Phượng, các sinh viên đều hào hứng.
“Cô Phượng luôn lên lớp với 200% sức lực. Cô giảng dễ hiểu, sinh động và logic, chúng tôi ngày ấy nghe cuốn theo quên cả giờ nghỉ”, BS. Ánh cho biết.
Nhận xét về đồng nghiệp, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Chủ tịch Hội đồng cố vấn MEDLATEC Group chia sẻ: “PGS. Phượng là người phụ nữ đặc biệt lắm. Ở người phụ nữ ấy, tôi thấy sự miệt mài học tập, tích cực phát hiện cái mới, cái khó và đặc biệt sẽ tìm mọi cách xử lý bằng được cái khó đó chứ không khi nào bỏ cuộc. Là người đi đầu, khởi xướng và song hành cùng các y bác sĩ trong chẩn đoán, chữa trị. Phó Giáo sư còn là người biết dìu dắt, truyền kinh nghiệm cho người đi sau… Đó là những điều khiến tôi nể phục cô”.
Say mê công việc hơn khi chữa khỏi cho bệnh nhân
Chuyên gia chia sẻ, hạnh phúc nhất của đời bà là được làm nghề phù hợp với mình. Vì thế, bà luôn đam mê, say nghề một cách lạ thường.
Hiện tại, dù đến tuổi nghỉ hưu nhưng hằng ngày bà vẫn miệt mài làm việc. Theo chuyên gia, làm nghề y tuy vất vả, nhưng niềm vui lớn nhất là khi chữa khỏi cho bệnh nhân. Với bà đó là niềm vui, động lực để cố gắng hơn nữa mỗi ngày.
Ông Trần Văn Hòa (SN 1954, quê Hưng Yên), một bệnh nhân từng mắc bệnh phổi nghẽn mạn tính nặng, bị bệnh viện trả về. Tuy nhiên, sau khi gặp được chuyên gia này tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, ông đã có cơ hội hồi phục.
“Bác sĩ Phượng là một người rất giỏi, làm việc chuyên nghiệp và rất quan tâm bệnh nhân. Tôi sống được đến ngày hôm nay là do bác sĩ Phượng cứu. Tôi thực sự biết ơn bác sĩ Phượng”, ông Hòa tâm sự.
Bích Đào
" alt=""/>Nữ phó giáo sư 'yêu và say mê lâm sàng'Anh không chút nghi ngờ. Tối đến, anh còn giúp tôi ủi, xếp quần áo và chuẩn bị một số loại thuốc tôi vẫn thường mang theo khi đi chơi xa.
Tôi rời nhà, một mình bắt xe đến khách sạn đã hẹn trước với người tôi yêu thương. Chúng tôi đã lên kế hoạch tự mình đến khách sạn để đảm bảo bí mật. Nhưng trớ trêu thay, khách sạn tôi thuê lại là nơi làm việc của một người bạn của chồng tôi.
Những cử chỉ mặn nồng của chúng tôi ở bể bơi, bãi biển… đều bị người này bí mật ghi lại. Một ngày sau khi tôi đến khách sạn, chồng tôi cũng có mặt ở đây. Anh bất ngờ xuất hiện đúng lúc chàng MC đang âu yếm tôi bên bể bơi.
Anh đi lướt qua chúng tôi và không hề dừng lại. Anh cũng không ném về phía tôi ánh nhìn đau đớn hay căm phẫn. Nhưng lúc ấy, sau phút giật bắn mình, tôi run rẩy đẩy anh MC ra khỏi người mình. Tôi chạy một mạch về phòng khóc nức nở.
Tôi bắt xe về nhà trong ngày. Tôi đợi anh trong căn phòng thênh thang bằng sự sợ hãi, bẽ bàng tột độ. Nửa đêm, anh mới về. Tôi biết mình chẳng thể bào chữa, chẳng thể van xin. Tôi đã sẵn sàng hứng chịu cơn thịnh nộ của anh và chờ đợi cuộc hôn nhân tan nát.
Nhưng không. Anh không nổi giận hay nhìn tôi với ánh mắt khinh bỉ như nhìn một con đàn bà lăng loàn. Anh bật đèn, đến ngồi bên tôi rồi nói: “Tôi đã xử lý xong nỗi buồn của mình trước khi bước vào căn phòng này. Tôi không muốn ồn ào. Tôi không muốn có thêm người thứ tư biết chuyện này”.
“Suy cho cùng, cũng tại tôi nên em mới trở thành người như vậy. Tôi đồng ý cho em đến với người kia. Nhưng tôi cũng mong em giữ cuộc hôn nhân này. Nói thẳng ra là ở ngoài, chúng ta có thể yêu ai, quan hệ với ai tùy thích. Nhưng về nhà, trong gia đình, chúng ta phải là 2 vợ chồng hạnh phúc”.
Tôi bàng hoàng trước những câu nói này của anh. Nó cho tôi thấy anh không hề yêu thương gì tôi ngay từ đầu. Suốt bao năm qua, tôi chỉ là thứ gì đó mà anh đang dùng để che đậy những bí mật nào đó của mình.
Đến lúc này, tôi không thể kìm nén thêm nỗi đau này nữa. Tôi gào vào mặt anh rằng tại sao anh lại cưới tôi, lại ràng buộc tôi dù không có chút tình cảm, không có một chút yêu thương nào dành cho tôi.
Tôi hận anh vì đã hủy hoại thanh xuân, cướp đi những hạnh phúc mà một người như tôi đáng lẽ ra phải được nhận. Tôi yêu cầu được biết vì sao. Tôi muốn được nghe anh giải thích.
Anh lặng thinh một hồi lâu rồi nói những điều khiến tôi lạnh buốt sống lưng: “Tôi không có cảm giác với phụ nữ. Tôi cưới em vì phải làm như vậy. Nếu không, cha mẹ tôi sẽ đau lòng và sẽ không còn chỗ đứng trong dòng họ”.
“Tôi biết em chịu đựng nhiều và cũng cố gắng bù đắp cho em. Tôi mong em hiểu và tiếp tục cuộc hôn nhân này”.
Đến lúc này, khi bình tâm, tôi trách mình ngu ngốc và hối hận vì không sớm nhận ra vai trò thật của mình trong mối quan hệ này. Nhưng khi nhận ra, tôi lại không biết phải làm thế nào.
Tôi có nên tiếp tục đóng vai một người vợ hiền, yêu thương chồng hay rời bỏ cuộc hôn nhân dối trá vốn đã tan nát ngay từ khi bắt đầu?
Độc giả Linh