Những hình ảnh của các em học sinh trường tiểu học Xiniu đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Bạn sẽ không bao giờ còn phàn nàn về việc cảm thấy như bị tra tấn vì phải đi bộ ba phút đến trạm xe buýt trong cái lạnh giá của mùa đông sau khi nhìn thấy hình ảnh của những em học sinh tiểu học của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với mái tóc đã hoàn toàn đóng băng vì lạnh giá.
TờShanghaiist đưa tin, sau khi vượt qua chặng đường dài trong giá rét với nhiệt độ -5 độ C, những học sinh của trường Tiểu học Xiniu ở ngôi làng có tên là Makou thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc như bị đóng băng khi đến trường mà không có đủ quần áo ấm, mũ len hay khăn quàng cổ.
![]() |
Mái tóc của các em như được "phủ bạc" bởi những lớp băng tuyết mùa đông |
Nhiệt độ ngoài trời thì luôn ở mức dưới 0 độ C vào mùa đông khiến con đường tới trường của các em ngập đầy tuyết và trơn trượt, khó đi . Trang Chungcheng Evening Newscho biết, nhiều em học sinh ở xa trường phải mất 2 tiếng đồng hồ để vượt qua con đường này trong cái rét -5 độ C.
Thầy Ning Shiwei , hiệu trưởng của trường Tiểu học Xiniu đã chụp lại hình ảnh những học sinh của mình và đăng tải lên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc để nhiều người thấy được cuộc sống khó khăn và tình cảnh thiếu thốn của học sinh với mong muốn nhiều người có thể giúp đỡ các em.
![]() |
Hai má đỏ ửng vì cái rét -5 độ C |
Thầy cho biết mỗi lần tới trường, má các em đỏ ửng vì lạnh, tóc các em như được "phủ bạc" bởi những lớp băng tuyết mùa đông. Mặc dù rất buồn nhưng thầy cũng không làm được gì nhiều để giúp đỡ các em học sinh của mình.
"Tuy nhiệt độ trong lớp học ấm hơn bên ngoài nhưng khi đó, băng tuyết tan khiến giày và quần áo của các em ướt nhẹp. Đôi khi, bọn trẻ còn phải ngồi học trên 1 vũng nước. Lúc đó, các em lại phải chịu đựng cái lạnh buốt từ những bộ quần áo ướt." - thầy Ning chia sẻ.
Những hình ảnh này sau khi được đăng tải lên mạng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Được biết sau đó, nhiều người đã đứng lên phát động chiến dịch từ thiện quần áo và trợ cấp để giúp đỡ các em học sinh ở đây.
Chia sẻ với VietNamNet, Như Ý kể có cuộc sống bình yên tại xứ người. Ca sĩ biểu diễn cho một trung tâm ca nhạc dành cho người Việt ở hải ngoại, còn lại nhận show hát cuối tuần. Các ngày còn lại, cô dành thời gian cho gia đình, bạn bè và bản thân.
“Ban đầu tôi có lạc lõng vì chưa quen nhịp sống ở đây. Nhưng lâu dần mọi thứ ổn hơn, mỗi ngày của tôi trôi qua cũng nhẹ nhàng. Khu tôi sống tập trung đông cộng đồng người Việt. Vô số trải nghiệm, va chạm trong 10 năm giúp tôi bản lĩnh, tự chủ hơn”, cô chia sẻ.
Việc trở về Việt Nam hoạt động được Như Ý cân nhắc kỹ lưỡng. Cô đưa ra quyết định vì bản thân cần sự thay đổi sau thời gian dài vốn dĩ quen với guồng quay cố định.
Chị nghĩ sao khi nhiều khán giả trong nước dường như quên mất cái tên Như Ý?, ca sĩ cho biết không buồn hay nuối tiếc bởi mỗi lựa chọn ở từng thời điểm đều có lý do. Cô thấy an ủi vì sau quãng thời gian lập nghiệp xứ người có vị trí nhất định, kinh tế khá thoải mái.
Dù khá im ắng, Như Ý tự tin vào giọng hát và tên tuổi của bản thân. Đối tượng nghe nhạc cô ở độ tuổi từ 25-45 – nhóm người ít nhiều đã bước qua trắc trở đời sống để có suy nghĩ và cảm xúc chín muồi theo thời gian.
Theo Như Ý, cô vẫn có lượng khán giả riêng đã theo suốt nhiều năm. Không ít fan còn nhắn tin động viên, thăm hỏi, mong cô sớm về nước ca hát. Điều này giúp ca sĩ có thêm động lực tiếp tục làm nghề.
![]() | ![]() | ![]() |
Ở tuổi U40, ca sĩ vẫn trung thành với hình ảnh sexy, sang trọng. Cô chọn các bộ váy áo được cắt xẻ vừa phải để tôn dáng thon, săn chắc. Như Ý rất ý thức giữ dáng, hạn chế tinh bột, chất béo và kết hợp tập luyện để bản thân luôn tự tin mỗi khi xuất hiện.
Sống khép kín, độc thân sau nhiều lần đổ vỡ tình cảm
Như Ý tự nhận sống khép kín, tính hướng nội so với nhiều đồng nghiệp. Sau giây phút thăng hoa trên sân khấu, cô trở về nhà và dành trọn thời gian cho cuộc sống riêng tư. Việc này khiến ca sĩ mất đi nhiều cơ hội nghề nghiệp, ít được số đông chú ý song đổi lại giữ được sự cân bằng, bình yên.
“Với tôi đó cũng là một sự lựa chọn. Tôi không cần gây chú ý nhờ scandal hay ồn ào. Trở về nhà, tôi vẫn là một người phụ nữ bình thường”, cô nói.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Vài năm qua, Như Ý sống độc thân, tận hưởng niềm vui một mình, cảm giác tự do, dành mọi thứ cho công việc. Ca sĩ tự nhận số lận đận, kém may mắn trong chuyện lứa đôi. Những người đàn ông đi qua đời cô dù yêu thương mặn nồng đến cuối cùng đều chia tay.
“Công việc của tôi là ca hát nên cần sự thấu hiểu, cảm thông. Tôi sợ người đàn ông ghen tuông, không hiểu chuyện. Nếu yêu nhau mà cứ giận hờn, gây khó dễ mệt mỏi lắm. Tôi càng chưa dám nghĩ đến chuyện sẽ kết hôn hay sinh con lúc này, chỉ 2 người bên nhau đôi khi cũng vui”, cô chia sẻ.
Ca sĩ cho rằng chuyện tình cảm trắc trở đôi khi giúp cô hát cảm xúc, thăng hoa, dễ tạo sự đồng cảm cho người nghe hơn.
Dù nhiều lần đổ vỡ, cô vẫn mong đợi một người đàn ông lý tưởng để tựa vào. Ca sĩ không đòi hỏi về kinh tế, chỉ cần một người tinh tế, biết quan tâm cảm xúc đối phương là đủ.
Mới đây, Như Ý cũng cho ra mắt sản phẩm âm nhạc Tình cũ. Thông qua ca khúc này, nữ ca sĩ mong muốn truyền tải thông điệp ý nghĩa trong tình yêu.
Ca sĩ vẫn trung thành với dòng nhạc ballad nhẹ nhàng, tự sự nhưng sẽ chọn các ca khúc phù hợp thị hiếu với số đông. Như Ý muốn tiếp cận với khán giả trẻ, bên cạnh giữ lượng fan trung thành đã đi theo mình trong nhiều năm.
MV 'Tình cũ' của Như Ý
Như Ý sinh năm 1985 ở Đồng Nai, từng đoạt giải cao tại Tiếng hát Truyền hình TP.HCM năm 2002. Cô sở hữu giọng nữ trung trầm cảm xúc nổi tiếng qua các ca khúc như Cho một lần chia ly, Thương một người quá lâu… Ca sĩ đã có được 6 album của chính mình và 4 ca khúc tự sáng tác. Năm 2013, cô bất ngờ rời Việt Nam sang Mỹ định cư.Được Cục An toàn thông tin phối hợp với các Sở TT&TT Lào Cai, Yên Bái tổ chức ngày 11/12, chương trình diễn tập chủ đề “Điều tra, xử lý tấn công hệ thống dịch vụ web và phá hủy dữ liệu” có sự tham gia của các cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, CNTT đại diện của các đơn vị thành viên Cụm 2.
Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia có hơn 200 thành viên, được chia thành 11 cụm. Trong đó, Cụm 2 có đơn vị thành viên là Sở TT&TT các tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Yên Bái.
Chia sẻ tại sự kiện, đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin cho rằng, thách thức trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng ngày càng cấp thiết.
Trong năm 2020, thế giới đã đối mặt với hàng loạt sự cố rò rỉ dữ liệu, phá hủy hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bằng những hình thức tấn công, công cụ khai thác lỗ hổng mới sử dụng công nghệ như trí tuệ (AI), dữ liệu lớn (Big Data)...
Theo dự báo mới nhất về an ninh mạng, những cuộc tấn công mạng tới đây sẽ vượt ra ngoài các cuộc tấn công DDoS, Botnet... Sự phát triển của công nghệ mới như AI, Big Data sẽ dẫn đến nhiều hình thức tấn công mới, nguy hiểm hơn.
“Đây chính là những thách thức mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin cho cho các hệ thống thông tin nói chung và các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử nói riêng”, đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam nhận định.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó với các sự cố tấn công mạng thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, CNTT thông qua hoạt động diễn tập càng phải được chú trọng.
Cán bộ 9 Sở TT&TT diễn tập điều tra, xử lý sự cố tấn công
Với chủ đề “Điều tra, xử lý tấn công hệ thống dịch vụ web và phá hủy dữ liệu”, chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 của Cụm 2 được thiết kế để giả định tình huống cần phối hợp ứng phó với các sự cố tấn công mạng giữa những thành viên trong cụm.
![]() |
Chương trình diễn tập tạo cơ hội cọ xát, thực hành xử lý tình huống đã xảy ra thực tế cho các cán bộ kỹ thuật trong Cụm 2. (Ảnh: Thu Hồng) |
Theo đó, tham gia diễn tập, những cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, CNTT của các đơn vị thuộc Cụm 2 đã tập dượt triển khai cung cấp, hỗ trợ xử lý sự cố liên quan đến an toàn, an ninh thông tin và các cuộc tấn công leo thang để các bên liên quan xử lý khắc phục; điều tra truy tìm dấu vết, bằng chứng số liên quan đến sự cố.
Đồng thời, tư vấn cho các cơ quan, đơn vị bị ảnh hưởng biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu và phòng ngừa sự cố; và tổng hợp, báo cáo sự cố, các dấu vết, bằng chứng số về các hành động của kẻ tấn công.
Chương trình diễn tập đã tạo cơ hội cọ xát, thực hành xử lý tình huống đã xảy ra thực tế cho cán bộ kỹ thuật trong Cụm 2. Đây cũng là dịp để các cán bộ gặp gỡ, trao đổi, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó xử lý sự cố cho đơn vị và bản thân.
Ngoài ra, diễn tập này còn là tiền đề cho các thành viên trong Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 2 triển khai hoạt động diễn tập nâng cao năng lực ứng phó và xử lý sự cố trong các năm tới, tăng cường phối hợp trong mạng lưới.
Trước đó, trong tháng 11/2020, Cục An toàn thông tin đã lần lượt chủ trì tổ chức chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 cho hai Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 1 và số 9, với các chủ đề “Phối hợp ứng phó sự cố tấn công mạng trong khu vực”, “Phân tích, điều tra, bóc gỡ mã độc trong hệ thống thông tin”." alt=""/>Cụm ứng cứu số 2 tập dượt xử lý sự cố tấn công hệ thống dịch vụ web