Đoàn làm phim hài dân gian “Giấc mộng quan trường” vừa tổ chức ra mắt tại Hà Nội với sự tham gia của các nghệ sĩ Trà My, Tiến Đạt, Thanh Hương, NSƯT Thu Hạnh, Trọng Lân, Đức Hiếu,...và 2 nghệ sĩ tới từ TP.HCM là Trịnh Minh Dũng và Trung Dân.Hiện “Giấc mộng quan trường” là bộ phim hài theo phong cách dân gian duy nhất được tung ra. Đạo diễn Linh Đồng cho biết, những vấn đề thời sự trong một năm qua được anh khéo léo lồng ghép trong phim là vấn đề nước sinh hoạt bẩn tại Hà Nội, vụ cháy nhà máy Rạng Đông hay vụ sàm sỡ nơi thang máy...
 |
Đóng hài Tết và muốn đem tới khán giả hình ảnh chân thật nhất, nghệ sĩ Trà My không ngần ngại tát bạn diễn 3 cái "nổ đom đóm mắt". |
Chia sẻ tại buổi họp báo, đạo diễn Linh Đồng cho biết: "Hài dân gian luôn là đề tài hấp dẫn ngay từ nhỏ với tôi. Khi lớn lên tôi vẫn luôn nghĩ, nếu mình có cơ hội theo nghệ thuật làm đạo diễn, tôi sẽ làm về đề tài dân gian".
Thị trường phim Tết đang hướng đến những dòng phim hiện đại, dễ làm, bối cảnh đơn giản để tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiên dù là đạo diễn trẻ nhưng Linh Đồng lại 'lao vào' làm cái khó, hỏi anh có thấy mình liều, đạo diễn Linh Đồng cho hay: "Chính vì thị trường đang rất thiếu những phim hài tết chất lượng nên tôi luôn tự nhủ rằng có lẽ sứ mệnh của mình là phải làm nên một điều gì đó khác biệt. Vài năm gần đây, hài dân gian vắng bóng hẳn trên thị trường phim cuối năm. Sẵn có đam mê sâu sắc với hài dân gian, hơn nữa tôi đã ấp ủ nguyện vọng này từ lâu nên quyết định năm nay sẽ đầu tư toàn bộ công sức và tâm huyết vào dự án này".
Hỏi Linh Đồng, nghệ sĩ Tự Long mới đây có chia sẻ quan điểm rằng phim hài Tết khó tránh khỏi dung tục vì đó là "chiêu" để câu kéo khán giả, phim của anh thế nào? Nam đạo diễn đáp: "Phim của tôi không sử dụng những chi tiết hài nhảm, lời thoại lố lăng để câu khách. Phim tôi "dụ" khán giả bằng những cái tên "ăn khách" 2 miền Nam - Bắc như nghệ sĩ Trung Dân, Trịnh Minh Dũng, Tiến Đạt, Trà My, Thanh Hương, Hồ Phong, Trọng Lân, MC Thùy Linh.
Tôi quan niệm hài dân gian phải mang đúng bản chất thuần túy và mộc mạc của nó. Nếu phim dân gian mà đu theo những chi tiết phản cảm như phim hiện đại thì nó không còn là phim dân gian nữa. Bản thân tôi không cho phép điều đó. Sản phẩm của tôi hướng tới tất cả đối tượng khán giả, các thế hệ có thể cùng xem, cùng bàn luận. Nếu là phim hài nhảm thì không làm được điều đó.
Tết ai cũng cần hài, cần cười cần sự nhẹ nhàng để "relax" nên tôi cho rằng hài Tết dân gian có sức sống mãnh liệt, chỉ cần kịch bản đủ hay thì dù không có "cảnh nóng" khán giả cũng không bao giờ lãng quên".
Anh thông báo hơn 40 đài truyền hình mua bản quyền phát sóng dịp Tết Nguyên đán 2020. Đạo diễn hứa hẹn phim không có chi tiết hài nhảm. Nhiều nghệ sĩ nói rằng nhận lời tham gia phim bởi lời thoại văn minh, thông điệp sâu sắc lồng ghép trong đó.
 |
Nghệ sĩ Trung Dân trong một cảnh quay. |
Có mặt tại buổi họp báo, nghệ sĩ Trà My, nữ chính của phim chia sẻ, chị cũng cùng sở thích với đạo diễn Linh Đồng, đó là làm phim hài dân gian. Nghệ sĩ hài Trà My chia sẻ, chị chuyên trị vai chanh chua. Ở bộ phim này chị hóa thân thành vợ lý trưởng, thường xuyên bất mãn với tính cách yếu đuối, bạc nhược của chồng.
Vì là phim hài nên có nhiều tính tiết mà đoàn làm phim cũng phải cười lăn lộn mãi mới có thể diễn được. Hơn khá nhiều tuổi diễn viên Minh Dũng nên khi đóng cảnh vợ chồng nằm gác chân lên nhau trên giường, Minh Dũng có vẻ e dè. Tuy nhiên, Trà My đã biết cách khiến cho Minh Dũng thoải mái diễn.
"Trong hoạt cảnh hai vợ chồng rượt đuổi, dưới trời mưa lớn, đây chúng tôi cũng gọi là cảnh "nóng" đấy, tôi cầm đòn gánh phang nhẹ vào người bạn diễn nhưng Minh Dũng thủ thỉ "cứ đánh mạnh cho có cảm giác". Tôi làm thật. Lúc ghi hình lý trưởng đang say giấc thì vợ đánh thức vì ngoài sân có cháy lớn, tôi có tát Minh Dũng. Lần này cũng lại muốn cho khán giả cảm nhận được chân thực nhất, Minh Dũng lại đề nghị tôi tát thật. Tôi cũng lại làm thật. Tôi tát Dũng 3 cái mà sau này Dũng bảo, nếu chị tát thêm cái thứ 4 là em xỉu luôn", nghệ sĩ Trà My kể.
Về phía Trịnh Minh Dũng, dù đoàn làm phim xót vì anh bị đánh và tát thật nhiều nhưng cái anh lo lắng lại chính là chất giọng khác biệt có thể khiến khán giả thấy khó hiểu. Anh khắc phục bằng cách tham khảo kỹ các từ địa phương, nhờ đàn chị Trà My hướng dẫn, khi diễn luôn chú ý nói rành mạch. "Tôi lo lắng vì cách diễn hài miền Nam đã ngấm vào máu liệu có thể hòa quyện với lối hài của anh chị em nghệ sĩ ngoài này hay không. May quá chị Trà My và anh em trong đoàn rất nhiệt tình, chúng tôi như một gia đình vậy, chị bảo em nghe", anh nói.
Tình Lê

Nghệ sĩ Trà My: U50 vẫn thấy mình như 18
Nhiều năm thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người chồng, nhưng nghệ sĩ Trà My bảo, chị đã tìm được hạnh phúc tuổi trung niên, rất đơn giản...
" alt=""/>Chỉ vì cảnh 'nóng', nghệ sĩ Trà My tát bạn diễn rát mặt
- VietNamNet nhận được đơn thư phản ánh của bà Trần Thị Bằng (trú tại khu Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, HN) về việc yêu cầu phường Phú La cưỡng chế thu hồi mảnh đất 230m2 của ông Đỗ Tiến Gia để trả cho mình theo QĐ giải quyết tranh chấp QSDĐ do quân Hà Đông ký.Tuy nhiên, chính quyền cơ sở khó khăn trong việc thi hành QĐ vì yếu tố lịch sử.
Quận cho thu hồi...
Theo nội dung phản ánh của bà Trần Thị Bằng, tại QĐ số 82 ngày 09/1/2013, UBND quận Hà Đông đã công nhận thửa đất số 28, tờ bản đồ số 57, diện tích 230m2 (đo đạc thực tế 103,1m2 – bản đồ đo đạc thực tế năm 1998) tại khu Văn Phú, phường Phú La thuộc quyền sử dụng của bà Trần Thị Bằng.
 |
Mảnh đất tranh chấp. |
Ông Đỗ Tiến Gia trú tại thôn Văn Phú (người bị tranh chấp) có trách nhiệm trả lại toàn bộ thửa đất nói trên cho bà Bằng.
QĐ ghi rõ, có hiệu lực sau 30 ngày ký. Tuy nhiên, từ đó đến nay, UBND phường Phú La vẫn không thực hiện theo QĐ 82 mà quận Hà Đông đã ban hành.
Theo lịch sử, vụ tranh chấp QSDĐ giữa bà Bằng và ông Gia đã kéo dài hơn 20 năm (từ năm 1990). Theo nguồn gốc, ông bà nội của bà Bằng thời kỳ Cải cách ruộng đất, một số tài sản đã ị trưng mua được liệt kê tại Công phiếu tạm thời (bao gồm 4 mẫu 6 sào ruộng; một con bò, 17 nông cụ, một cái nhà thừa, các tài sản khác gồm 38 cái).
Năm 1990, UBND xã (khi đó là xã Văn Khê) thông báo gửi Ban quản trị HTX, Ban kiểm soát HTX Văn Phú và thông báo cho bà Bằng, ông Chữ và ông Gia nếu có giấy tờ công nhận của đội Cải cách ruộng đất hoặc chính quyền thì mang lên UBND xã làm thủ tục công nhận. Nếu không ai có giấy tờ, UBND xã sẽ quyết định giao 4 thước ao này cho HTX quản lý sử dụng.
Năm 1996, UBND xã nhận được đơn của bà Trần Thị Bằng đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai với ông Đỗ Tiến Gia, xã tổ chức hòa giải nhiều lần nhưng không thành.
Ngày 08/9/1998, UBND xã Văn Khê tổ chức hội nghị hòa giải và kết luận: sự việc trên do lịch sử để lại và hiện nay gia đình ông Gia đang quản lý, sử dụng bốn thước ao nói trên.
Để đảm bảo có lý tình giải quyết chỗ ở cho con của bà Bằng đã trưởng thành, UBND xã sẽ đề nghị HTX Văn Phú khi xin cấp đất giãn dân sẽ đưa gia đình bà Bằng vào danh sách để cấp 01 tiêu chuẩn.
Phường nói khó thực hiện
Ngay sau khi có QĐ 82 về việc xử lý đất tranh chấp của UBND quận Hà Đông, gia đình ông Đỗ Tiến Gia đã khiếu nại QĐ này ra UBND TP. Hà Nội.
Theo trình bày của gia đình ông Gia: nguồn gốc thửa đất của gia đình được đội Cải cách ruộng đất chia cho từ năm 1956. Do đặc điểm lịch sử thời bấy giờ, người được chia đất không có giấy tờ gì, và ở ổn định lâu dài từ đó đến nay.
Trước đó, gia đình bà Bằng đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại về việc đòi lại thửa đất mà gia đình ông Gia được chia. Rất nhiều cấp chính quyền đã xử lý, trong đó có phiên tòa dân sự năm 2007 của TAND tỉnh Hà Tây (cũ) phân xử tranh chấp xung quanh thửa đất này.
TAND tỉnh Hà Tây khi đó đã đi xác thực tới từng nhận chứng, vật chứng… để đi tới kết luận: bác nội dung khiếu kiện của gia đình bà Bằng về việc đòi lại 4 thước ao đã được HTX Văn Phú chia cho gia đình ông Gia từ thời kỳ cải cách ruộng đất.
Sau khi có QĐ 82 về việc phân xử của UBND quận Hà Đông, gia đình ông Gia đã tiếp tục khiếu nại QĐ 82 này. Hiện tại, ông Đỗ Tiến Gia đã chết và ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Phú (con rể) khiếu nại cho mình.
Chủ tịch UBND phường Phú La, Nguyễn Khắc Huy cho hay: sự việc khiếu kiện của gia đình bà Bằng kéo dài, phường đã nhiều lần hòa giải nhưng không thành.
Về nội dung thi hành QĐ 82 của UBND quận Hà Đông, theo ông Huy, phường chưa thi hành được vì QĐ này vẫn đang bị người dân khiếu nại lên UBND TP Hà Nội.
“Gia đình ông Gia đề nghị dừng thi hành QĐ 82 của UBND quận Hà Đông cho đến khi có QĐ giải quyết cuối cùng, gia đình ông Gia sẽ tự nguyện chấp hành” – chủ tịch phường Phú La cho biết.
Vụ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gần 20 năm nhưng nhiều cấp chính quyền vẫn chưa xử lý được dứt điểm, một trong những nguyên nhân gây kéo dài, có nguyên nhân về nguồn gốc đất tranh chấp (từ thời cải cách ruộng đất) và vấn đề lịch sử.
Thái Linh
" alt=""/>Đất tranh chấp từ thời hợp tác xã, phân xử thế nào?