
















Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tuấn – Chủ tịch Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 cho biết, hiện đơn vị có hơn 30.000 phương tiện của các hợp tác xã và công ty vận tải, chủ yếu là taxi công nghệ, do đó, tác động của chính sách giãn chu kỳ đăng kiểm cho ô tô kinh doanh là rất rõ ràng đến đơn vị. Ông Tuấn cho rằng, nếu đề xuất này được thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp và lái xe toàn quốc tiết kiệm đến cả nghìn tỷ đồng mỗi năm.
“Thực tế, các doanh nghiệp như chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT về việc giãn chu kỳ đăng kiểm. Điều này không chỉ góp phần thiết thực giúp doanh nghiệp vận tải, lái xe giảm thời gian và chi phí đăng kiểm mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, trợ giúp cho người lao động yếu thế vượt qua khó khăn trong dịch bệnh kéo dài hiện nay”, ông Tuấn nói.
Anh Trần Đình Quân, một tài xế taxi Grab chia sẻ, chiếc xe của anh hồi mới mua năm 2018 đã phải đi đăng kiểm lần đầu với thời gian 18 tháng. Đến nay, cứ 6 tháng anh lại phải mang xe đi kiểm định một lần dù chiếc xe của anh mới sử dụng 3 năm, còn rất mới và vẫn được bảo dưỡng thường xuyên.
“Thời gian vừa rồi đúng thời điểm dịch bệnh nên tôi chạy khá ít. Nếu tăng thời gian kiểm định lên 12 tháng thì những lái xe như chúng tôi sẽ rất vui bởi sẽ không mất thêm tiền đăng kiểm 1 lần/năm và quan trọng hơn là đỡ tốn thời gian mang xe đến trung tâm đăng kiểm và chờ cả buổi. Thời gian cũng là tiền mà”, anh Quân bày tỏ.
Vẫn cần cân nhắc
Nếu áp dụng hai đề xuất trên trong thời gian tới sẽ giúp tiết kiệm được hàng nghìn tỷ mỗi năm và giảm rủi ro, phiền hà cho lái xe.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, việc áp dụng giãn thời gian đăng kiểm đối với xe kinh doanh vận tải như taxi cần phải được nghiên cứu một cách kỹ càng bởi đây là phương tiện có tần suất sử dụng nhiều hơn rất nhiều đối với xe cá nhân.
![]() |
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (Hà Nội) |
Là một trong những đơn vị đăng kiểm lớn của Hà Nội, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (có địa chỉ tại Mỹ Đình, Hà Nội) đón tiếp khoảng 30.000 lượt xe mỗi năm, trong đó có trên 10% là xe kinh doanh dịch vụ. Nếu đề xuất giãn thời gian kiểm định cho xe kinh doanh vận tải được thực hiện thì sẽ giảm tải đáng kể cho đơn vị này.
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S Nguyễn Minh Hải cho biết, trên thực tế, khi xây dựng Thông tư sửa đổi cho Thông tư 70/2015, Cục Đăng kiểm đã giao cho các đơn vị thực hiện các khảo sát về cường độ vận hành của các phương tiện kinh doanh vận tải. Kết quả là xe kinh doanh vận tải có số km đi trong tháng gấp 8-10 lần so với các phương tiện cá nhân.
![]() |
Những xe kinh doanh vận tải có cường độ vận hành gấp 8-10 lần so với phương tiện cá nhân. |
“Việc giãn chu kỳ kiểm định góp phần giúp giảm chi phí và thời gian đăng kiểm, nhưng chúng tôi cũng khuyến cáo các chủ phương tiện cần quan tâm hơn đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện, tránh các nguy cơ mất an toàn do kỹ thuật của phương tiện gây ra”, ông Hải nói.
Về đề xuất nghiên cứu bỏ giấy đăng kiểm như hiện nay mà chỉ cần dán tem có mã QR trên xe, ông Nguyễn Minh Hải cho rằng, việc bỏ giấy chứng nhận kiểm định nếu được thực hiện thì cơ bản không làm thay đổi quy trình kiểm định, chỉ giảm thời gian chờ cho chủ phương tiện (do giảm các khâu in ấn, pho to lưu trữ,…).
“Để thực hiện việc bỏ giấy chứng nhận kiểm định đòi hỏi phải có hạ tầng về công nghệ thông tin tốt. Nếu không đáp ứng được về công nghệ thì việc số hóa dữ liệu về đăng kiểm không những không tạo được đột phá mà còn gây phiền hà cho chủ phương tiện cũng như các lực lượng chức năng khi tuần tra kiểm soát, đặc biệt là các vùng sâu, xa, miền núi, hải đảo,…”, ông Hải chia sẻ với VietNamNet.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamnet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dù mới dừng ở mức độ nghiên cứu đề xuất nhưng việc bỏ giấy chứng nhận đăng kiểm ô tô sẽ tạo nên sự thuận tiện cho nhiều bên, đặc biệt là người dân.
" alt=""/>Bỏ giấy đăng kiểm, giãn thời gian kiểm định, tiết kiệm cả ngàn tỷ
Nối tiếp tập phát sóng trước của chương trình Ký ức ngọt ngào, Cẩm Ly – Minh Tuyết tiếp tục hoài niệm về những câu chuyện liên quan đến nghề. Đặc biệt là chia sẻ những kỷ niệm của 3 chị em Cẩm Ly – Minh Tuyết và Hà Phương từng gắn bó cùng nhau trên sân khấu.
Hà Phương hay múa may quay cuồng, tay chân tùm lum
Thừa hưởng dòng máu yêu ca hát từ gia đình và được nuôi dưỡng niềm đam mê từ nhỏ nên cả 3 sớm đã chọn cho mình phong cách âm nhạc riêng. Chính vì vậy số lần cùng xuất hiện, hòa ca trên sân khấu lớn của 3 chị em hiếm hoi.
![]() |
Cẩm Ly – Minh Tuyết song ca trên sân khấu. |
Cẩm Ly cho biết, ngày xưa chỉ có cô và Minh Tuyết hát song ca còn Hà Phương hát đơn vì không cùng thể loại nhạc. Cô nhấn mạnh, nếu hát cùng Hà Phương, ba chị em phải đứng cách xa nhau để bớt nguy hiểm.
“Tôi nhớ về ngày đó ở Bách Tùng Diệp, trong một lần ngẫu hứng nên 3 chị em hát tam ca Người tình mùa đông. Hà Phương đứng giữa nhảy qua nhảy lại đạp trúng thế là đứt luôn dây micro. Thế nên khi hát với Hà Phương phải rất cẩn trọng vì hay múa may quay cuồng, tay chân tùm lum”, chị Tư hào hứng kể lại.
Tiếp lời Cẩm Ly, Minh Tuyết khẳng định thường xuyên song ca cùng Cẩm Ly nên rất tâm đầu ý hợp. Riêng Hà Phương lại định hướng một phong cách khác so với các chị em nên khó ăn ý khi hát cùng nhau.
“Hà Phương luôn một mình một cõi, không để ý xung quanh, nếu muốn hát tam ca ba chị em phải tập trơn tru từ trước nếu không muốn Hà Phương phá đội hình”, Minh Tuyết hài hước.
![]() |
Ba chị em Cẩm Ly, Minh Tuyết và Hà Phương hiếm hoi những lần xuất hiện cùng nhau. |
Cẩm Ly không dùng lời ngọt ngào hoa mỹ dạy học trò
Bên cạnh nhắc lại kỷ niệm khó quên cùng Hà Phương, Cẩm Ly – Minh Tuyết say sưa tâm sự về hành trình truyền lửa cho thế hệ trẻ. Là một nghệ sĩ thành công bằng sự cố gắng của bản thân, Minh Tuyết luôn tìm cách giúp đỡ học trò.
“Ở Việt Nam, các ca sĩ có điều kiện kinh tế dễ dàng hơn trong vấn đề thâm nhập thị trường âm nhạc. Nhưng có một số bạn không có điều kiện, không có kinh nghiệm như tôi từng trải qua. Tôi đã có điều đó tại sao không san sẻ cho thí sinh để rút ngắn thời gian đạt tới đỉnh cao”, Minh Tuyết tâm sự.
Là người sát cánh bên nữ ca sĩ trong nhiều cuộc thi, Nguyên Khang xúc động cho biết, dù cả ngày không ăn và mệt mỏi tới mức phải truyền nước biển, Minh Tuyết vẫn sẵn lòng lên sân khấu thị phạm, uốn nắn để thí sinh có phần trình diễn hoàn hảo.
![]() |
Cẩm Ly thẳng tính khi dạy học trò. |
Bắt đầu sự nghiệp truyền lửa từ năm 2014, Cẩm Ly từng hoang mang, bỡ ngỡ khi đảm nhiệm vai trò là người thầy truyền đạt kinh nghiệm làm nghề. Cô khẳng định mình là một người thực tế nên không bao giờ dùng lời ngọt ngào hoa mỹ mà luôn đi thẳng vào vấn đề: “Tôi biết các bạn sẽ tự ái nhưng tôi luôn nói thật để học trò nhận ra, con đường này không hề trải đầy hoa hồng, ngôi vị cũng chỉ là bước đệm cho khán giả biết mình nhiều. Hành trình phía trước còn rất dài và phải phụ thuộc vào năng lực của các bạn và cách khán giả có chấp nhận hay không”.
Tiếp lời Cẩm Ly, MC Liêu Hà Trinh bày tỏ sự quý mến cho đàn chị. “Khi thấy mọi người đang quay, chị Ly sẽ không khuyên cố gắng lên đâu mà mua 100 gói xôi để sẵn, đợi quay xong thì đưa cho từng người, MC, BGK... nhưng quan trọng là hôm đó chị không quay mà chỉ theo anh Minh Vy thôi”.
Huỳnh Quyên
“Tôi thực sự không muốn Minh Tuyết đi nước ngoài nhưng không có quyền ngăn bước tương lai của em gái”, Cẩm Ly chia sẻ.
" alt=""/>Cẩm Ly tiết lộ 'em gái tỷ phú' hát toàn phá đội hình, nhảy đứt cả dây micro20 năm chưa xong câu chuyện đấu giá biển số
Việc đấu giá biển số xe đã được Cục CSGT (Bộ Công an) đề xuất từ năm 1993, thời điểm đó Hải Phòng là địa phương đầu tiên tự tổ chức đấu giá biển số xe, tuy nhiên bị các cơ quan chức năng “tuýt còi”. Hơn 10 năm sau, Bình Thuận, Nghệ An là hai địa phương “vượt rào” tổ chức đấu giá biển số xe, số tiền thu được hàng tỉ đồng để hỗ trợ người nghèo. Nhiều biển số có giá trị đến 900 triệu đồng, tuy nhiên sau đó Bộ Tài Chính, Bộ Công an tiếp tục “tuýt còi” việc đấu giá này vì vướng mắc thủ tục pháp lý.
Có nhiều ý kiến cho rằng đấu giá quyền sử dụng biển số xe ôtô, xe máy đẹp không chỉ xuất phát từ mục đích tăng thu ngân sách cho nhà nước mà do nhu cầu muốn sở hữu biển số đẹp của một bộ phận người có tiền, muốn sở hữu những số mình thích. Hơn nữa, đấu giá cũng là cơ sở để tăng tính minh bạch, tránh hiện tượng cò mồi, tiêu cực trong khâu cấp biển số.
Đến năm 2008, Cục CSGT tiếp tục đề xuất đấu giá biển số xe, Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương và giao cho các bộ nghiên cứu triển khai. Hai Bộ Công an và Tài chính đã xây dựng dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn việc đấu giá quyền sử dụng số đăng ký biển xe cơ giới đường bộ, chế độ thu, quản lý, sử dụng tiền đấu giá, nhưng sau đó thông tư không được thông qua vì vướng Luật Đấu giá tài sản.
Đến đầu tháng 3.2017 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý về mặt chủ trương, giao cho Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu xây dựng cơ chế về việc đấu giá biển số xe.
Năm ngoái, khi trình dự thảo về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ thì vấn đề sở hữu, cá nhân hoá hay đấu giá biển số xe cơ giới đã một lần nữa được đặt ra.
Lãnh đạo Cục CSGT phân tích: “Thực hiện đấu giá biển số xe có nhiều lợi ích. Thứ nhất, đáp ứng một số nguyện vọng của người dân trong việc sở hữu và sử dụng biển số xe. Thứ hai, đem lại nguồn ngân sách cho Nhà nước.
Thứ ba, thông qua đấu giá biển số xe, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt, đảm bảo vừa đăng ký, quản lý biển số nói chung và biển số xe tham gia giao thông nói riêng, đảm bảo công bằng, khách quan trong nhiệm vụ quản lý Nhà nước và đảm bảo quyền lợi nhu cầu người dân về sử dụng biển số theo sở thích và ý muốn”.
Giải thích rõ hơn một số điều trong dự thảo luật, phía CSGT đưa ra 3 vấn đề:
Thứ nhất là cấp biển số xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe.
Thứ hai là cấp biển số ôtô thông qua đấu giá. Đối với hình thức này, hội đồng đấu giá sẽ được thành lập, đồng thời thiết lập, vận hành trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để đấu giá trực tuyến biển số xe. Người trúng đấu giá có quyền sở hữu biển số xe đó, không phải nộp lệ phí đăng ký cấp biển số ô tô.
Thứ ba là cấp biển số xe theo sở thích có thu phí.
Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, hệ thống dữ liệu sẽ phân loại biển số dạng tứ quý hoặc số đẹp để đấu giá. Với các dãy số theo sở thích, người dân có nhu cầu được lựa chọn và chỉ phải đóng một khoản tiền theo quy định.
Trong trường hợp nhiều người có cùng sở thích (ví dụ trùng năm sinh), biển số liên quan sẽ được đấu giá trên hệ thống điện tử, ai trả giá cao, người đó được sở hữu.
Vướng luật
Trên thực tế, dù có tiềm năng và mang lại lợi ích cho người dân và ngân sách thì việc đấu giá hay sở hữu biển số xe suốt đời đang vướng nhiều bởi các quy định hiện hành.
Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định: Biển số xe được cấp cho phương tiện cơ giới đủ điều kiện, mỗi phương tiện chỉ được cấp một biển số xe duy nhất.
Bên cạnh đó, hành vi sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ.
Như vậy, người dân không thể bán biển số xe của mình. Đây bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Nếu người mua thích biển số xe của ai đó thì chỉ có thể mua lại cả chiếc xe và làm các thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Thông tư 58/2020 nêu rõ trường hợp sang tên xe khác tỉnh, chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe. Trường hợp bán xe cùng tỉnh của chủ xe thì mới được giữ biển số xe cũ còn nếu mua bán xe khác tỉnh thì sẽ được cấp lại biển số xe khác.
Ngoài ra, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 kho số của biển số xe do Bộ Công an đang quản lý để đăng ký, cấp biển số xe là tài sản công, nếu mang đấu giá phải thực hiện Luật Đấu giá tài sản.
Rõ ràng, việc triển khai đấu giá biển số, hoặc biến biển số thành vật sở hữu suốt đời là việc nên làm và càng để lâu thì “nguồn tài nguyên” càng lãng phí và ngân sách càng thất thu. Cơ quan chức năng cần xem xét, sửa rất nhiều quy định, thậm chí sử luật để nhu cầu của người dân được đáp ứng.
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Để nhận diện ô tô điện, mỗi quốc gia trên thế giới có nhiều quy định nhận diện khác nhau, tập trung chủ yếu ở biển số và ngoại thất xe.
" alt=""/>Đấu giá, sở hữu biển số xe suốt đời: Lợi nhiều, sao vẫn chưa làm?