Bên cạnh những bộ trang phục cho công việc vô cùng cầu kỳ và thời trang thì streetstyle cũng là một trong những điều mà sao Việt chăm chút kỹ lưỡng. Cách mix match khéo léo và thời thượng mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho các cô gái.
Đăng Quang
Sao Việt hay những con tốt trên bàn cờ gameshow?" alt=""/>Hoàng Yến đón gió đông, Minh Hằng tiểu thư điệu đàThế giới One Piece có quá nhiều điều để trông chờ và khám phá, từ nguồn gốc “Trái ác quỷ” - thứ thức ăn trao cho người ăn sức mạnh bất kỳ, hay 100 năm lịch sử trống mang đến nhiều điều mới mẻ, gây sốc cho khán giả. Xuyên suốt 25 năm, Oda đã đưa độc giả của mình đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chưa một phút giây nào mà One Piece trở nên nhàm chán và rơi vào quên lãng. Thậm chí cho đến hiện tại, Oda cũng vừa xác nhận 25 năm qua chỉ như một “thước phim trailer” và giờ đây cuộc chiến của One Piece mới chính thức bắt đầu.
Những bài học sâu sắc chưa từng lỗi thời
One Pieceđược xem là một trong những bộ phim “dưỡng thành” của biết bao thế hệ khán giả Nhật và trên khắp thế giới. Băng Mũ Rơm đã dạy cho người xem nhiều bài học lý thú, đầu tiên là về quyết tâm theo đuổi ước mơ của Luffy hay cách mà cậu tôn trọng, chấp nhận từng thành viên một vào Băng Mũ Rơm. Những câu chuyện về tình bạn, tình thân, lòng trung thành và ý chí không bỏ cuộc được lồng ghép tự nhiên.
Năm 2008, DIMSDRIVE Researchđã tổ chức cuộc khảo sát nhằm tìm raBộ truyện làm bạn khóc nhiều nhất và One Pieceđã chiến thắng. One Piece là một trong số ít các thương hiệu anime/manga được yêu thích bởi cả nam lẫn nữ. Theo khảo sát tại nhiều sự kiện cosplay tại Nhật Bản, số lượng nữ giới “hóa trang” thành nhân vật One Piecechiếm % cao hơn bất cứ dự án nào khác.
Dàn nhân vật quen thuộc, đáng nhớ trong văn hóa đại chúng
Nhắc đến One Piecethì nhắc đến dàn nhân vật được xây dựng không thể xuất sắc hơn, mỗi người đều có một phong cách, cá tính riêng biệt không lẫn vào đâu được. Trong Băng Mũ Rơm, những cái tên như Luffy, Sanji, Zoro, Nami… đều đã quá quen thuộc, thậm chí với những người chưa từng xem qua One Piece. Hình ảnh cậu bé cao kều mặc áo đỏ, đội mũ rơm hay anh chàng lạnh lùng với con mắt trái bí ẩn, để tóc xanh lá chắc chắn không hề xa lạ với bất kỳ ai.
Ngoài ra, dàn nhân vật của One Piece còn được tác giả Oda xây dựng rất gần gũi, luôn có hai mặt đối lập vô cùng hài hước. Zoro trông ngầu thế nhưng lại… hay lạc đường, “Tân Vua Hải Tặc” Luffy lại tham ăn đến “cạn lời”. Chưa kể, phim còn có các nhân vật thú độc đáo như Chopper hay Quý ngài Cá sấu, tạo nên một bức tranh đa dạng và sinh động về thế giới hải tặc trên màn ảnh.
Ông hoàng của những kỷ lục
Nhắc đếnOne Piecethì phải nhắc đến “ông hoàng của những kỷ lục”. Với manga ra mắt từ năm 1997, One Pieceđã thiết lập nhiều thành tích mà cho đến nay chưa ai vượt qua được. Tính đến tháng 8/2022, One Piecebán ra 516,5 triệu bản tại 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành thương hiệu manga bán chạy nhất lịch sử và cũng là một trong những thương hiệu văn hóa đại chúng được săn đón nhất thế giới. Vào năm 2015 và 2022, One Piece còn lập kỷ lục Guinness cho Bộ truyện tranh có nhiều ấn bản được phát hành nhất của một tác giả đơn lẻ.
Phần phim mới nhất One Piece Film: Redhiện đang là phim điện ảnh anime có doanh thu toàn cầu cao nhất năm 2022, cũng là dự án duy nhất đang vượt ngưỡng 100 triệu USD, vượt quaThám tử lừng danh Conan: Nàng dâu Halloweenvà Bảy viên ngọc rồng siêu cấp: Siêu anh hùng. Tác phẩm này cũng đang khiến khán giả Việt phát sốt. One Piece Film: Red khởi chiếu từ 25/11, suất chiếu đặc biệt nguyên ngày 18, 19, 20/11.
" alt=""/>Giải mã sức hút của One Piece Film RedChỉ thị nhằm tiếp tục thúc đẩy, hình thành thói quen đọc sách và nâng cao văn hóa đọc trong thiếu niên, nhi đồng nói chung, phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” nói riêng.
Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ động tham mưu triển khai hiệu quả, sáng tạo, thiết thực các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho thiếu niên, nhi đồng nói chung và các hoạt động hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng nói riêng.
Trong đó, các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn, trực tiếp là Báo Thiếu niên Tiền phongvà Nhi đồng, Nhà Xuất bản Kim Đồng có vai trò quan trọng, đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng cho thiếu niên, nhi đồng; là kênh thông tin phản ánh sinh động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở cơ sở.
![]() |
Chỉ thị nhằm tiếp tục thúc đẩy, hình thành thói quen đọc sách và nâng cao văn hóa đọc trong thiếu niên, nhi đồng nói chung, phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” nói riêng.
Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chủ động tham mưu triển khai hiệu quả, sáng tạo, thiết thực các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống văn hóa cho thiếu niên, nhi đồng nói chung và các hoạt động hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng nói riêng.
Trong đó, các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn, trực tiếp là Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Nhà Xuất bản Kim Đồng có vai trò quan trọng, đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng cho thiếu niên, nhi đồng; là kênh thông tin phản ánh sinh động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở cơ sở.
![]() |
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen đọc sách của thiếu niên nhi đồng. Bên cạnh những nội dung tích cực, vẫn có nhiều thông tin sai lệch, không phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu tiếp cận của thiếu nhi; công tác đầu tư cho sáng tác tác phẩm dành chi thiếu nhi chưa được quan tâm đúng mức; các hoạt động và không gian giúp hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi chưa đầy đủ, toàn diện; còn có sự chênh lệch về tiếp cận thông tin, các ấn phẩm sách, báo giữa thành thị và nông thôn, miền núi, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...
Chỉ thị về việc tiếp tục nâng cao văn hoá đọc cho thiếu niên, nhi đồng của Ban Bí thư T.Ư Đoàn yêu cầu các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn, đặc biệt là Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Nhà xuất bản Kim Đồng có nhiệm vụ tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, hình thức các ấn phẩm ngày càng hấp dẫn, phong phú, sinh động, đáp ứng nhu cầu, sở thích và nguyện vọng chính đáng của thiếu nhi một cách có định hướng.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu mở rộng, nâng cao chất lượng các trang báo điện tử, triển khai các ứng dụng báo chí, truyền thông đa phương tiện hiện đại. Quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên viết về mảng thiếu nhi; hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ” tại các địa phương; tăng cường hoạt động xã hội, hoạt động giao lưu giữa bạn đọc với các tác giả, tác phẩm và các đơn vị báo chí, xuất bản. Đẩy mạnh công tác phát hành thông qua cơ chế phối hợp với ngành giáo dục vào đào tạo; hệ thống Nhà Thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi và các Liên đội.
Hàng năm, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức các giải thưởng, hoạt động sáng tác dành cho thiếu nhi; tập trung xây dựng các kế hoạch, dự án hỗ trợ ấn phẩm sách, báo Đội dành cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, thiếu nhi là con thanh niên công nhân…
![]() |
Ban Bí thư T.Ư Đoàn yêu cầu BTV các tỉnh, thành Đoàn, Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố chủ động tham mưu, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan định kỳ tổ chức các chương trình, hoạt động hình thành và phát triển thói quen đọc sách, báo trong thiếu nhi, tiếp tục đẩy mạnh triển khai và thực hiện hiệu quả phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, các gương thiếu nhi tiêu biểu có thành tích xuất sắc và tích cực tham gia phong trào.
Đề xuất với cấp ủy và chính quyền đảm bảo nguồn kinh phí trong ngân sách bố trí hàng năm và sử dụng các nguồn thu hợp pháp, các nguồn thu từ phong trào, hoạt động Đội để trang bị các ấn phẩm sách, báo chính thống dành cho thiếu nhi, trong đó có sách, báo giáo dục lịch sử, truyền thống, kỹ năng của NXB Kim Đồng và Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.
BTV các tỉnh, thành Đoàn cần ướng dẫn các cấp bộ Đoàn, Đội hỗ trợ Liên Đội xây dựng kế hoạch, huy động kinh phí trang bị tủ sách, xây dựng không gian đọc sách, tương tác sinh hoạt Đội. Hàng tuần, phấn đầu mỗi Chi đội đều được trang bị Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng; đồng thời, định hướng các em học sinh lựa chọn các ấn phẩm khác theo tinh thần tự nguyện.
Các cấp bộ Đoàn, Đội cần tăng cường tổ chức các sân chơi, hoạt động khơi dậy niềm đam mê, hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi. Tập trung tuyên truyền rộng rãi trong thiếu niên, nhi đồng và các em đội viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, báo và phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”; hướng dẫn, hỗ trợ thiếu nhi tham gia các nhóm bút, câu lạc bộ phát thanh măng non, câu lạc bộ sáng tác thơ văn của thiếu nhi; tổ chức cho đội viên, thiếu nhi tích cực tham gia sinh hoạt chuyên đề “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”, sân chơi “Đọc sách vì tương lai”.
Thường xuyên tổ chức, trao đổi các chuyên đề, chuyên mục, bài viết, các cuốn sách, bài báo về truyền thống lịch sử của Đội, các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi, các gương thiếu nhi tiêu biểu trong các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chi đội, liên đội. Cổ vũ, khuyến khích và hỗ trợ các em thiếu niên, nhi đồng sáng tác các tác phẩm văn học gửi các cơ quan báo chí của Đoàn, Đội, góp phần tuyên truyền phản ánh các hoạt động Đoàn, Đội và phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở.
" alt=""/>Thúc đẩy nâng cao văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng