Với chủ đề “ Ngày hạnh phúc”, mới đây, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM đã tổ chức lễ cưới tập thể miễn phí dành cho 60 cặp đôi khuyết tật ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Đây là lần thứ 3 hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM tổ chức cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt. Các cặp đôi khuyết tật tham gia đám cưới lần này có những người hơn 60 tuổi, có con nhưng trong đời chưa từng được tổ chức đám cưới và chưa có tấm ảnh cưới của mình.
Mỗi đôi tân lang - tân nương được tặng một cặp nhẫn cưới, một bàn tiệc dành cho người thân bạn bè. Cô dâu được trang điểm, mượn trang phục cưới, chụp ảnh cưới miễn phí và nhận những phần quà từ các nhà hảo tâm.
Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em TP.HCM cùng các nhà tài trợ đã chuẩn bị 30 xe lăn phục vụ cô dâu, chú rể đi lại khó khăn và sau đó xem xét tài trợ cho những cặp đôi có hoàn cảnh đặc biệt.
Đây là lần thứ 3 hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM tổ chức lễ cưới cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt. |
Mỗi đôi tân lang - tân nương được tặng một cặp nhẫn cưới, một bàn tiệc dành cho người thân bạn bè. Cô dâu được trang điểm, mượn trang phục cưới và chụp ảnh cưới miễn phí và nhận những phần quà từ các nhà hảo tâm. |
Các cặp đôi khuyết tật tham gia đám cưới lần này có những người hơn 60 tuổi, có con nhưng trong đời chưa từng được tổ chức đám cưới và chưa có tấm ảnh cưới của mình. |
![]() |
Cặp đôi Vũ Văn Tú và Bùi Thị Giang (28 tuổi), nhà ở Vũng Tàu, cả hai người đều bị khiếm thị do bẩm sinh từ nhỏ. Anh chị làm nghề massage, bấm huyệt. Được tổ chức lần này, cả hai anh chị đều rất vui mừng vì được nhiều người còn quan tâm. |
Trong số này, nhiều đôi khuyết tật sống với nhau cả chục năm nhưng chưa một lần tổ chức đám cưới, chưa có tấm ảnh chung. |
Được chính thức mặc áo cô dâu, chú rể, các cặp đôi không giấu được niềm hạnh phúc. |
Cặp đôi Lê Bá Tùng và Nguyễn Thị Nga, nhà ở Lâm Đồng, có hai con nhỏ. Cả hai đều xuất thân từ làm nông, hoàn cảnh khó khăn, sống chung với nhau hơn 20 năm đến nay mới được làm đám cưới. |
Nở cười rạng rỡ trong ngày đặc biệt, họ tay trong tay tiến lên sân khấu làm nghi thức của ngày cưới. |
Đôi tay lúc nào cũng nắm chặt lấy nhau. |
Giây phút trao nhẫn cưới, họ thuộc về nhau đã lâu nhưng đến nay mới chính thức về mặt thủ tục. |
Tất cả cùng đồng loạt với nghi thức cắt bánh. |
Cùng nhau rót rượu. |
Bài và ảnh: Đinh Quang Tuấn
" alt=""/>Lễ cưới tập thể của 60 cặp đôi khuyết tậtĐặc biệt với hệ thống cửa kính từ sàn tới trần mở ra tầm nhìn tuyệt mỹ bao trọn dải xanh đa sắc ngút ngàn tạo nên một không gian ấn tượng, một tầm nhìn không giới hạn, thiên nhiên và nội thất được chuyển tiếp một cách mềm mại, uyển chuyển mang đến cho chủ sở hữu một chốn trở về bình yên độc đáo và cá tính.
Được đánh giá là căn “biệt thự triệu đô”, dòng tinh hoa bảo lưu Villa Novotel Style hứa hẹn là niềm kiêu hãnh của nhiều gia chủ. Phòng Master với thiết kế cửa kính mở rộng lấy ánh sáng thiên nhiên từ bên ngoài vào, bên cạnh đó tạo sự lưu thông khí giúp gia chủ có được giấc ngủ ngon sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.
Không chỉ là không gian sống xa xỉ hiếm có, biệt thự đảo Regal Victoria còn là chốn mong về mang đậm dấu ấn cá nhân của những chủ nhân tinh hoa. Mỗi căn biệt thự sẽ là tuyên ngôn về đẳng cấp, phong cách thượng lưu và gu thẩm mỹ riêng của gia chủ, nơi chủ nhân thực sự thuộc về.
Sở hữu chuỗi giá trị vượt trội, Villa Novotel Style được bàn giao hoàn thiện nội thất 5 sao, hứa hẹn là dòng sản phẩm được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn trong bối cảnh quỹ đất sạch ven sông và nguồn cung biệt thự khu vực khan hiếm.
Sự kiện ra mắt dòng sản phẩm đặc biệt “Biệt thự siêu sang bàn giao full nội thất tiêu chuẩn 5 sao quốc tế” tại khu villa compound Regal Victoria. Thời gian: 8h00, Chủ nhật, ngày 27/8 Địa điểm: For You Palace, đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Thông tin liên hệ: Công ty cổ phần Bất động sản Nam miền Trung Hotline: 0932 43 43 88 Website: https://bdsnammientrung.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/bdsnammientrung |
Lệ Thanh
" alt=""/>Hé lộ không gian sống đẳng cấp tại Villa Novotel StyleNhững chuyến tàu đầu tiên
![]() |
Một chuyến tàu đợi khách trong sân ga |
Ông ngồi với tôi nhâm nhi ly cà phê trước rạp hát Long An. Vốn là bạn vong niên, ít có dịp gặp nên khi ngồi với nhau ông có nhiều chuyện để nói. Nhưng, không biết tại sao hôm nay ông trầm ngâm như thế... Chợt, ông chỉ tay xéo về phía quốc lộ rồi hỏi tôi: "Chú có còn nhớ nơi đây là sân ga Tân An của tuyến xe lửa Saigon - Mỹ Tho không?
Ông Sáu Tâm (90 tuổi, TP Long An) kể: "Sân ga Tân An trước 1975 được dùng làm đồn Quân cảnh tư pháp. Khi tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho còn hoạt động, nơi đây hàng ngày rất đông người đến và đi bằng phương tiện hiện đại nhất thời bấy giờ là xe lửa.
Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho được xây dựng từ năm 1881 khi giao thương giữa Sài Gòn và các tỉnh miền tây chỉ có đi ghe và xe ngựa.
Sau khi toàn bộ miền Nam trở thành thuộc địa, người Pháp nhìn thấy rõ tiềm năng kinh tế của miền Tây nên đã quyết định xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua Nam kỳ lục tỉnh.
Tuy nhiên do mức vốn đầu tư quá lớn, họ chỉ làm được đến Mỹ Tho có chiều dài 70km với khổ đường 1m. Tuyến đường sắt này là tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam, đánh dấu bước mở đầu của đường sắt trên toàn cõi Đông Dương.
![]() |
Chuyến tàu "mở hàng" tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885. Ảnh: Maison Asie-Pacifique (MAP) |
Sau 4 năm xây dựng ngày 20/7/1885 chuyền tàu đầu tiên rời ga Sài Gòn hụ còi vang rền tiến về Mỹ Tho. Tuy nhiên, một trở ngại đã làm chậm chuyến đi do sự ngăn cách của 2 con sông Vàm Cỏ Đông qua Bến Lức và Vàm Cỏ Tây của Tân An.
Trong 4 năm xây dựng đó nhà thầu là công ty Société Générale des tramways à vapeur de Cochinchine (SGTVC) đưa toàn bộ vật liệu xây dựng từ Pháp sang. Họ đã huy động một lực lượng lao động lên đến 11.000 người để phục vụ công trình. Chính phủ Pháp cũng đã hỗ trợ thêm nhiều sĩ quan công binh, kỹ sư công chánh. Tốn phí cho tuyến đường này lên đến 12 triệu Francs (đơn vị tiền tệ của Pháp)".
Ông Sáu Tâm nói tiếp: "Sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam và đặt Nam kỳ là xứ thuộc địa, người Pháp nghĩ ngay đến việc phát triển giao thông để tận thu tài nguyên.
Ý tưởng ban đầu của họ không phải chỉ một đoạn ngắn từ Sài Gòn đến Mỹ Tho mà muốn nối tuyến xuyên Việt kéo dài sang tận Phnom Penh, Campuchia.
Thế nhưng do trở ngại bởi địa hình. Hai con sông Tiền và sông Hậu đã ngăn bước tiến của người Pháp nên đường sắt chỉ dừng lại ở ga cuối cùng là ga Mỹ Tho, nằm sát bờ sông Tiền.
Mặc dù chỉ là một đoạn đường ngắn nhưng tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho trong suốt 70 năm đã phục vụ một cách thiết thực nhu cầu đi lại của người dân".
Phà 'cõng' xe lửa qua sông
Câu chuyện này ông Sáu Tâm nghe ông nội của ông kể lại. Ông cho biết thêm, ngày đó, trong suốt năm đầu tiên, xe lửa không qua được 2 con sông Vàm Cỏ. Chính ông nội của ông đã từng đứng ở bờ sông Vàm Cỏ Tây xem họ đưa xe lửa qua sông.
![]() |
Cõng tàu qua sông |
Xe lửa tới bờ sông dừng lại. Các toa xe được tách rời ra rồi theo đường ray nối với phà lần lượt lên phà. Chiếc phà này khá lớn chạy bằng hơi nước mỗi chuyến chở được 10 toa. Trên phà có một thiết bị khi sang bờ bên kia sẽ làm động tác nối với đường ray trên đất để tàu lên bờ.
Hồi đó, xe hơi chưa ra đời. Giao thông từ nơi này sang nơi khác chỉ có đi ngựa hoặc ghe. Vì vậy, khi thấy đoàn tàu hỏa chạy băng băng trên đường ai cũng thích thú, lại còn được "cõng" qua sông một cách ngoạn mục như thế thì quả là chuyện có nằm mơ cũng không thấy được.
Phà "cõng" toa tàu không phải là giải pháp hay, chẳng qua là chữa cháy trong lúc chờ đợi. Người Pháp vừa thi công công trình vừa đặt hãng Eiffel khi đó chế tạo nên 2 cây cầu gồm cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) cho xe lửa qua sông.
Tháng 5/1886, 2 cây cầu sắt Bến Lức và Tân An hoàn thành. Tuyến tàu hỏa Sài Gòn - Mỹ Tho chạy suốt không cần phải trung chuyển qua phà và rút ngắn được thời gian. Từ đó người Sài Gòn đến Mỹ Tho và ngược lại sử dụng tàu hỏa rất thuận tiện, nhanh chóng.
Ông Sáu Tâm dứt lời, bùi ngùi nhìn về hướng sân ga cũ. Giờ này, chuyến tàu thứ 2 sắp đi qua. Ông nói: "Hồi đó, tiếng còi tàu như đồng hồ báo giờ. Giờ nhìn lại nơi đây sân ga không còn nhưng tiếng còi tàu vẫn còn vang mãi trong ký ức...".
(Còn tiếp)
Trần Chánh Nghĩa
" alt=""/>chuyện kể xung quanh tuyến đường sắt đầu tiên ở VN