Dù là đi du học ở Anh ba năm trở về, tôi gần như bị sốc khi mẹ tôi khuyên tôi nếu yêu ai thì cứ quan hệ trước rồi có con mình nuôi cũng được vì tôi cũng đã quá lứa nhỡ thì. Tôi cự nự với mẹ, thế có mà mặt mo. Bố mẹ còn mặt mũi nào mà nhìn hàng xóm, họ hàng. Những năm sáng xa nhà, nếu không nghĩ đến danh dự của bố mẹ, chắc tôi đã chung đụng buông thả.
Nếu chỉ có mình tôi trên đời, sợ gì mà không sống chung với ai cho thỏa khao khát của tuổi trẻ. Nhưng vì cha mẹ, tôi chỉ tập trung vào học hành và mơ sẽ có một gia đình của riêng mình, ở đó tôi hạnh phúc và có thể thỏa mọi khao khát của riêng mình.
Hình ảnh người phụ nữ chung thủy tiết hạnh trong văn chương mà tôi học từ khi còn nhỏ đã ngấm sâu vào tâm trí. Việc sống thử và phản bội trong tình yêu và gia đình với tôi là điều gì đó thật xấu xa, vô đạo đức.
 |
|
Khi tôi nói những điều này với mẹ, mẹ tôi phản bác ngay, các ca sĩ, diễn viên sống như thế có sao đâu. Họ làm mẹ một mình. Họ sống thử... Tôi cãi, ca sĩ, diễn viên không thể là mẫu mực để cả xã hội theo được. Mẹ tôi nói một câu làm tôi “cứng lưỡi”: đã đưa lên vô tuyến thì có nghĩa là chuẩn rồi.
Quả thực, trên báo đài, gần đây, những chuyện này lại được tô màu như là một lối sống lý tưởng. Ca sĩ này, diễn viên kia hãnh diện về cuộc sống làm mẹ đơn thân. Đi kèm việc miêu tả cuộc sống của những bà mẹ đơn thân hay những đôi sống thử, là cuộc sống giàu sang và thành đạt của họ.
Họ lại được khen ngợi cứ như là những mẫu hình văn hóa của xã hội mà quên đi rằng, thế giới showbiz chỉ là một mặt rất phù phiếm của văn hóa. Văn hóa thực sự của một dân tộc nằm trong mỗi con người, ở mọi vùng miền và ở tất cả các ngành, các nghề. Nguy hiểm thay là giờ đây, showbiz Việt được coi như là chuẩn mực của văn hóa Việt Nam.
Hệ quả kéo theo nó, và đúng như thực tế đang diễn ra, giới trẻ, và không loại trừ ở các lứa tuổi khác, say sưa ăn mặc hở hang, tiêu thụ mĩ phẩm ồ ạt; ăn nói và ứng xử vô lễ; sống dễ dãi buông thả, chạy theo bản năng.
Sẽ có người biện luận rằng ở các nước phương Tây phát triển, quan hệ tình dục không có ràng buộc đạo đức và Việt Nam, một nước đang cố gắng hướng tới hòa nhập thì không có lí do gì mà không học tập phong cách văn hóa đó. Nhưng trong thực tế, nếu ai đã từng sống tại các nước Tây phương này, chịu khó hòa nhập và quan sát lối sống của người bản địa thì sẽ nhận thấy phương Tây là một thế giới nề nếp.
Tôi có những người bạn coi trọng giá trị gia đình. Một người bạn của tôi, quốc tịch người Mỹ, da trắng, hiện là giáo sư một trường đại học ở Mỹ, rất nghiêm khắc trong việc dạy các nguyên tắc về ăn mặc kín đáo, nghiêm túc và biết cách chi tiêu tiết kiệm cho ba người con của mình. Tôi đã chứng kiến bạn tôi dạy cô con gái 7 tuổi của mình về việc không được làm lộ cơ thể trước người lạ và nơi công cộng. Lần đó, tôi đến chơi, cô bé quá sung sướng, chạy vội từ trong buồng tắm ra ôm chầm lấy tôi mà quên mặc quần áo. Bạn tôi ngay lập tức lấy áo choàng kín cho cô bé và nghiêm mặt nói với cô bé là không được ở trần nơi công cộng và phải biết xấu hổ nếu trường hợp không mong đợi đó xảy ra.
Tôi từng sống hai năm ở kí túc xá một trường đại học ở Anh; cha mẹ của người bạn cùng phòng thường xuyên gọi điện vào mười giờ đêm để chắc chắn cô con gái của mình không ngủ qua đêm ở nhà bạn trai. Đặc biệt, ở phương Tây, tôi không thấy có các mối quan hệ ngoài luồng: chung thủy và tin tưởng nhau là một điều rất tự nhiên trong đời sống gia đình và lứa đôi. Những gắn kết mặt gia đình không chỉ là trách nhiệm mà còn là đạo đức và lòng tự trọng của các bạn người bản địa mà tôi từng tiếp xúc.
 |
Ảnh: bee.net |
Ấy vậy mà, từ “phương Tây” lại được dùng để bào chữa cho phong cách sống buông thả, ích kỉ, phù phiếm và tôn sùng tiêu dùng ở Việt Nam. Gần đây, ngày 29 tháng 9 năm 2013, một kênh giải trí đã cho phát một chương trình truyền hình về chuyện phòng the. Chuyện này không có gì đáng nói nếu như được nhìn nhận một cách khoa học và nhân văn vì dù sao, việc giáo dục giới tính và nghệ thuật tình dục cũng là cần thiết. Nhưng điểm đáng nói của chương trình là thành phần tham gia: toàn bộ là từ giới showbiz. Các đạo diễn, diễn viên, người mẫu này ba hoa về khả năng tình dục của họ với những ngôn từ mà người ta chỉ sử dụng trong những cuộc buôn chuyện hơn là trong một show truyền hình.
Điều kinh ngạc hơn là cả người dẫn chương trình và các khách mời đều đi đến thống nhất một điểm là sex không liên quan đến đạo đức. Điều này vô hình trung cổ vũ cho việc quan hệ bừa bãi, cứ có nhu cầu là quan hệ, cứ thích là quan hệ?!
Nếu không có những chế định xã hội và đạo đức đối với tình dục, gia đình không mất đi sợi dây nối kết. Kéo theo nó là cả một hệ lụy về lối sống ích kỉ, buông thả và nền văn hóa dân tộc sẽ không còn gì ngoài một mớ bòng bong của những lối sống không biết là phương Tây hay phương Đông. Cần nhớ rằng, không dân tộc nào được thế giới tôn trọng nếu như nó làm mất đi bản sắc dân tộc mình. Vì thế, việc giữ lấy những thứ thuộc về thuần phong mĩ tục của dân tộc hay phẩm cách Á Đông, có thể nói, là một chiến lược cần duy trì và phát huy để Việt Nam có chỗ đứng chính trường thế giới.
Và vì thế, các cơ quan chức năng nên vào cuộc để kiểm duyệt chặt chẽ hơn nội dung truyền hình vì sự duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa đạo đức của dân tộc. Người dân ở mọi miền đất nước này có những phong tục tập quán và trình độ hiểu biết khác nhau. Các chương trình truyền hình cần phản ánh tính đa dạng đó càng nhiều càng tốt, chứ không phải chỉ tập trung vào một nhóm người, nhóm nghề chỉ có thành phố.
Độc giả Tạ Lê Chi Quan
BẠN NGHĨ GÌ VỀ CÂU CHUYỆN NÀY? |
" alt=""/>Mẹ khuyên con gái hãy 'ăn cơm trước kẻng'
Vợ chồng đi cùng nhau chặng đường dài cần phải chấp nhận ưu khuyết điểm của đối phương. Hãy động viên và cổ vũ nhau cùng cố gắng, đừng bao giờ mỉa mai, khinh thường người bạn đời của mình.Lấy cô vợ ít học vì "nó giỏi xốc vác"
Liên (33 tuổi) chia sẻ cô và Nghĩa kết hôn vừa tròn 5 năm, đã sinh được 2 bé, trai gái đủ cả.
"Nhà đông anh chị em nên học hết phổ thông tôi đã ra đời bươn chải kiếm tiền. Sau mấy năm các em dần lớn khôn, tôi tích góp được chút vốn liền mở cửa hàng kinh doanh và làm ăn rất tốt", Liên kể.
Trái ngược với Liên, Nghĩa có bằng thạc sĩ, công tác trong một cơ quan nhà nước. Hai người dường như không có điểm chung về cả học vấn và cuộc sống riêng. Tuy nhiên Nghĩa lại ưng ý Liên ngay từ khi được bạn bè giới thiệu. Anh quyết tâm tán tỉnh và cầu hôn cô.
Có lần Liên tình cờ đọc được dòng tin nhắn Nghĩa trò chuyện với bạn. Anh bảo muốn lấy Liên làm vợ vì cô giỏi xốc vác, đảm đang, có khả năng cáng đáng gia đình.
Lúc ấy Liên buồn vì Nghĩa đến với cô không phải bởi tình yêu. Nhưng cô nghĩ vợ chồng về chung sống lâu dài, tình nghĩa sẽ được vun đắp. Nghĩa học cao hiểu rộng, chắc chắn hai người sẽ xây dựng được một gia đình hạnh phúc.
"Sau khi kết hôn, mọi việc chủ yếu do tôi lo liệu bởi lương chồng khá thấp. Bố mẹ chồng không có thu nhập, em gái chồng vừa tốt nghiệp ra trường chưa xin được việc làm, tôi chi tiêu cho cả nhà nhưng chưa bao giờ kêu ca phàn nàn. Lương chồng có vài triệu, tháng anh đưa cho tôi vài trăm, 1 triệu, có tháng không đưa. Tôi cũng chẳng đòi hỏi vì bản thân vẫn lo được", Liên tâm sự.
 |
|
Rồi hai đứa con lần lượt ra đời, Liên vừa thực hiện nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ, làm dâu vừa quản lý việc kinh doanh. Cô cứ nghĩ chồng sẽ tự hào và cảm kích trước sự hi sinh và công lao của vợ, ai ngờ càng ngày Nghĩa càng bất mãn với cô vợ “ít học”.
Nghĩa thường xuyên so sánh Liên với những người phụ nữ khí chất, tri thức khác. Hễ anh đề cập tới chuyện gì mà Liên không hiểu, anh lập tức liếc xéo vợ đầy khinh miệt: “Đúng là đồ nông cạn, ít học!”.
“Mày sướng thế, vợ lo hết, chẳng cần bận tâm gì…”, một người đồng nghiệp xuýt xoa ngưỡng mộ Nghĩa. Anh lại thở dài chán nản: “Con buôn ấy tính làm gì, làm ra chút tiền thôi chứ dốt nát, tư duy thấp kém lắm…”. Liên nghe mà nghẹn đắng không thốt nên lời.
Cô vợ “ít học” vùng lên khiến chồng sợ tái mặt
Đợt vừa rồi Nghĩa quyết định sửa nhà vì em gái anh sắp kết hôn, muốn có nhà cửa đàng hoàng cho đẹp mặt với nhà trai. Nghĩa thản nhiên bàn chuyện với bố mẹ, trong khi bản thân anh không có tiền tiết kiệm, vì cho rằng Liên phải là người chi tiền.
Liên không phản đối chuyện đó, sửa nhà cũng để cả đại gia đình ở. Nhưng trong lúc bàn bạc, cô và Nghĩa bất đồng ý kiến. “Cô im đi, cái loại học hết phổ thông thì biết gì mà nói!”, Nghĩa lườm vợ rồi thốt ra một câu khiến Liên sững người. Cô lẳng lặng bỏ vào phòng riêng.
Sáng hôm sau, Liên rành rọt nói với chồng: “Từ bây giờ anh phải cùng tôi lo cho gia đình, tiền chi tiêu sinh hoạt hàng tháng sẽ chia đôi. Tôi lo cho 2 con còn anh chịu trách nhiệm ăn uống, chi tiêu hàng tháng. Thiết nghĩ phân chia như vậy đã là nhân nhượng với anh rồi, vì bản thân tôi là phụ nữ còn phải chăm con, làm việc nhà…”.
Liên tuyên bố thêm nếu Nghĩa có tiền thì hãy nghĩ tới sửa nhà, cô sẽ không bỏ tiền ra vì căn nhà này đứng tên bố mẹ chồng. Ban đầu Nghĩa rất bất mãn vì đã quen với việc Liên cho đi không cần nhận lại. Anh tức tối tự nhủ không có cô thì mọi chuyện vẫn ổn thỏa. Nhưng chỉ sau 1 tháng Nghĩa đã nhận ra chi tiêu trong nhà tốn kém thế nào. 10 triệu tiền lương của anh thậm chí còn không đủ cho gia đình 4 người lớn, 2 đứa trẻ, chưa tính tiền học và mua sắm riêng cho các con. Bởi vì riêng chi phí thuốc và khám bệnh của bố mẹ Nghĩa đã lên đến vài triệu đồng.
“Chỉ sau 1 tháng chồng đã rối rít xin lỗi tôi, hứa hẹn từ giờ không bao giờ nói lời quá đáng nữa. Vậy nhưng tôi không đồng ý. 5 năm qua như thế là quá đủ rồi, tôi nói thẳng nếu anh ấy thấy có lỗi thì hãy cố gắng làm tròn trách nhiệm với gia đình. Còn tôi sẽ chỉ làm tốt phận sự của mình mà thôi, chẳng việc gì phải hi sinh vì người khác nữa”, Liên nói. Thiết nghĩ Liên đã làm đúng, cho đi quá nhiều đôi khi sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược.
Theo Gia đình & Xã hội

Chồng vô tâm, bỏ vợ theo tiểu tam, giờ xin quay lại vì lý do không ngờ
Cuộc hôn nhân của tôi mới chỉ kéo dài 3 năm nhưng đầy sóng gió. Khi tôi có bầu, chồng tôi bội bạc, bỏ đi theo người khác. Chúng tôi sống ly thân từ đó và đang chờ để hoàn tất thủ tục ly hôn.
" alt=""/>Vợ kiếm tiền lo cho cả gia đình vẫn bị chồng miệt thị là 'con buôn dốt nát'