![]() |
Bức tranh của họa sĩ Thành Chương bị tảy xóa tên và 'hô biến' thành tranh Tạ Tỵ trong cuộc triển lãm. |
Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay
Anh có quan tâm đến cuộc triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu' diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gây xôn xao giới mỹ thuật vì hầu hết là tranh giả không?
- Tôi có nghe bàn về việc này nhưng không quan tâm lắm dù có đọc thông tin trên mạng rằng hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều là tranh giả. Khách quan mà nói, khi một dân tộc, một đất nước mà văn hóa cũng có sự giả dối là rất nguy rồi. Trong giai đoạn hội nhập mà có những tệ nạn văn hóa kiểu như thế để đi lừa công chúng người Việt thì tôi cho đó là dấu hiệu của sự nguy nan vì người ta không còn coi trọng văn hóa nữa. Khi một xã hội mà văn hóa cũng bị làm giả thì nó còn liên quan đến đạo đức.
Nhưng nghệ thuật rất hay ở chỗ nó không thể đánh lừa được, dù làm giả có tinh vi đến mấy. Ví dụ nhà sưu tập Lê Minh vừa rồi có mang tranh Lê Phổ về Việt Nam nhưng không ai nói đó là tranh Lê Phổ giả, dù tranh đó với tôi không phải là bức xuất sắc nhất Lê Phổ. Không phải mọi bức tranh của các họa sĩ đều xuất sắc nhất nhưng tình cảm, phong cách đích thực thì chan hòa khắp các tác phẩm của họ. Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay. Tôi cho nghệ thuật là giá trị đích thực không thể làm giả được còn nếu họ cố tình làm giả giá trị nghệ thuật thì cần phải xem xét lại sự lâm nguy của một xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp triển lãm lần này, có ý kiến cho rằng 'sự cố tình' nhiều hơn là vô tình trưng bày tranh giả. Bởi không thể mang triển lãm một bộ sưu tập mà người ta không biết tất cả đều là giả?
Tôi nghĩ cố tình hay không thì kết luận còn phụ thuộc vào cơ quan điều tra. Còn nghệ sĩ, công chúng thì chỉ cảm thấy một sự thất vọng trước các tác giả mình yêu mến. Biết đâu người chủ sở hữu tranh đó cũng bị lừa thì sao? Có thể người ta được mua rẻ những bức tranh đó thì sao? có nhiều động cơ lắm mà tôi nghĩ mình không thể chụp mũ cho họ bởi tôi chưa được gặp họ. Bởi chuyện bị mắc lừa là chuyện thường xuyên xảy ra, nhất là nghệ thuật tương đối trừu tượng với những người thiếu tri thức. Những người quan tâm đến nghệ thuật đôi khi họ xem tranh bằng tai, cứ nghĩ tác giả đó nổi tiếng thì đương nhiên bức tranh của họ là đẹp.
![]() |
Phác thảo bức 'Trừu Tượng' vẫn được họa sĩ Thành Chương lưu giữ. |
Tôi nhớ câu chuyện anh chia sẻ với tôi cách đây vài năm về việc hiện tại xuất hiện tầng lớp những người giàu nhanh chóng và tranh như một thứ trang sức làm sang cho họ. Nhiều khi họ bỏ tiền ra mua cho oai mà không biết tường tận về tác phẩm mình mua, đó có phải lý do dẫn đến việc xuất hiện tranh giả ngày càng nhiều?
Tôi biết có nhiều đại gia, đặc biệt là ở Trung Quốc, trước hết họ cứ bỏ tiền ra mua để 'chiếm đoạt' tranh của những họa sĩ nổi tiếng đã xong rồi sẽ đi tìm hiểu. Và con cái họ, dù mới ngoài 20 tuổi nhưng được đi học ở nước ngoài sẽ về 'giáo dục' lại bố mẹ cách thưởng thức nghệ thuật. Họ có thể không nghe bạn bè khuyên nhưng lại nghe lời con cái mình với sự vui mừng rằng chúng đã trưởng thành. Cùng với đó, họ được sự cổ xúy của những người xung quanh, nó trở thành niềm vui lớn, to hơn cả tiền bạc. Lúc đó họ sẽ quan tâm tìm hiểu thêm về tác giả những bức tranh ấy.
Việt Nam đang là thị trường ê chề nhất về tranh
Với sự xuất hiện của tầng lớp những người siêu giàu, xem ra thị trường tranh sẽ ngày một sôi động?
Không! Việt Nam hiện giờ đang là thị trường ê chề nhất về tranh vì nhiều yếu tố. Thứ nhất người ta không tin VN có những họa sĩ có được những điều đó. Thứ hai là tệ nạn tranh giả và rởm. Điều đó làm người mua nước ngoài nản và không muốn dây vào thứ đó làm gì. Còn người giàu trong nước thì đa số văn hóa không song hành với túi tiền của họ. Cuối cùng, tranh không dành cho số đông.
![]() |
Họa sĩ Đào Hải Phong |
Anh nói nhiều người sưu tập tranh thì tri thức không tỉ lệ thuận với túi tiền, đó là nguyên cớ khiến thị trường tranh giả trở nên sôi động?
Có nhiều người sở hữu tranh của những họa sĩ tên tuổi không đơn thuần là giữ tranh cho mai sau mà có yếu tố đầu cơ trong đó. Khi đã có động cơ trục lợi thì đương nhiên có người lừa. Còn khi thưởng thức tranh thật, yêu bằng con tim thật thì những người sở hữu những bức tranh của các họa sĩ tên tuổi quá cố cũng chỉ có 50% giữ cho xã hội chứ không giữ cho bản thân mình. Tất cả các bộ sưu tập của các tỷ phú khi quá cố họ đều hiến tặng hết cho các bảo tàng chứ không giữ cho riêng mình.
Trong thời buổi mọi giá trị đảo lộn như hiện nay thì chuyện một triển lãm bày toàn tranh giả tại bảo tàng có gì là lạ?
Tôi cho đó là dấu hiệu đáng buồn khi chính người Việt cũng hoang mang không biết mình lưu giữ những bản tranh này là thật hay giả. Chưa kể những người có điều kiện sở hữu thì đáng buồn là họ không được giáo dục về nghệ thuật.
Nhưng triển lãm ở gallery thì không sao, đằng này họ ngang nhiên mang tranh giả triển lãm ở một bảo tàng lớn như bảo tàng mỹ thuật, anh nghĩ sao?
Chính vì điều đó là cái rất đau đớn. Tôi tin những người ở bảo tàng có khi họ không đủ kiến thức chứ không phải không có. Và tôi nghĩ có thể không coi đó là chuyện quan trọng để kiểm duyệt.
Hoàng Vy
" alt=""/>Họa sĩ Đào Hải Phong nói về vụ triển lãm tranh giả chấn độngThậm chí tôi còn nghĩ đến việc trúng số sẽ mua chiếc xe máy mới, thuê ngôi nhà nguyên căn hoặc về quê mua đất, xây nhà... Thế nhưng, sau 16h30 ngày hôm sau, tôi lại chán nản xé hoặc vứt bỏ những tờ vé số tôi nâng niu, vuốt thẳng, kẹp kỹ trong ví.
Đúng lúc tôi tuyệt vọng nhất và chấp nhận sự thật mình không phải là người may mắn, tôi lại trúng số. Bất ngờ hơn, tôi trúng thưởng 12 vé độc đắc với trị giá trên 20 tỉ đồng.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi mua vé số với số lượng nhiều đến thế. Hôm đó, sau khi trả tiền sửa chiếc xe cũ, tôi còn trong túi 150.000 đồng.
Nghĩ 150.000 đồng chẳng làm được việc gì, tôi đem mua vé số với một người bán vé số dạo không hề quen biết. Lúc mua, tôi cũng không lựa chọn mà tùy tiện lấy một tập 12 tờ cùng một dãy số. Số tiền còn lại, tôi mua thêm vài vé lẻ khác.
Như mọi lần, mua xong, tôi kẹp vào ví rồi thảy vào cốp xe. Hai hôm sau, tôi mở cốp xe lên kiểm tra xem xăng còn hay hết mới nhìn thấy tập vé số.
Tôi mở điện thoại, bấm trang dò số để dò cho có lệ vì đã quen với cảm giác chẳng trúng một giải nào. Nào ngờ, khi dò xuống đến giải độc đắc, tôi thấy dãy số này trùng với những con số ghi trên tệp 12 tờ vé số của tôi.
Tôi sung sướng đến ngộp thở. Tim tôi đập loạn xạ, người lâng lâng, miệng nói cười lảm nhảm. Tôi chỉ muốn hét lớn thật to, vứt bỏ chiếc nệm cũ xỉn màu, bán luôn chiếc xe máy cà tàng cho đồng nát, đốt hết đống quần áo cũ bạc màu, nhăn nhúm…
Tôi cũng định chạy đi lãnh giải rồi vác về cái ti vi mới cho con xem hoạt hình, tặng vợ chiếc tủ lạnh, cái bếp gas mới…
Trong niềm sung sướng tột bậc, tôi bắt đầu nghĩ về tương lai không còn là một thằng công nhân sáng làm, tối ngủ, ngày đêm tăng ca. Tôi mường tượng về cuộc sống xa hoa có xe sang, nhà rộng, được bà con, bạn bè trọng vọng…
Tuy nhiên, sau ít phút định thần, suy nghĩ thật kỹ về việc sử dụng số tiền quá lớn, tôi cảm thấy lo lắng, hoang mang. Tôi sợ khi biết mình có quá nhiều tiền, tôi sẽ trở thành trung tâm chú ý của người thân, bạn bè, cuộc sống sẽ xáo trộn.
Các con tôi cũng sẽ không học được cách sống tiết kiệm, thậm chí sống buông thả, ăn chơi… rồi hư người. Tôi cũng sợ có tiền vợ chồng tôi sẽ sinh tật, sa đà vào những thú vui vô bổ gây phương hại đến gia đình.
Vợ chồng tôi đều là công nhân, không có kinh nghiệm làm kinh doanh. Tôi lo sợ nếu đem tiền đi kinh doanh thì khó tránh khỏi thua lỗ… Những câu chuyện về người trúng số, giàu có trong chốc lát rồi tán gia bại sản về sau càng khiến tôi lo sợ.
Đến giờ, tôi vẫn chưa nghĩ ra được cách quản lý, sử dụng số tiền trời cho ấy như thế nào cho hợp lý. Việc vừa phải giấu chuyện trúng số vừa suy nghĩ, tìm ra phương án sử dụng, quản lý số tiền ấy khiến tôi nhiều đêm không thể ngủ.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người.
Độc giả Q.H.
Trận này, đoàn quân của HLV Polking cầm bóng gần 72%, tung ra 30 cú dứt điểm, nhiều gấp sáu lần chủ nhà nhưng không ghi được bàn. Trái lại, HAGL ghi bàn duy nhất phút 25 nhờ cú dứt điểm của Châu Ngọc Quang sau khi bóng nảy ra từ tình huống truy cản của Hugo Gomes.
Hiệp hai trận đấu trên sân Pleiku có tới 12 phút bù giờ, vì cầu thủ HAGL nhiều lần nằm sân. Thủ môn Filip Nguyễn lên tham gia tấn công nhưng cũng không thể giúp CAHN có bàn gỡ hoà.