Nghĩa là, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng đến phòng giao dịch để đăng ký tài khoản, hoặc có thể đăng ký online. Đối với khách đăng ký tại quầy sẽ được mở đầy đủ dịch vụ và hạn mức, trong khi khách đăng ký qua mạng thời gian đầu sẽ bị giới hạn. Trong phiên họp báo chính phủ thường kỳ gần đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, dự kiến tháng 10 sẽ ban hành thông tư thay thế cho Thông tư 23/2014/TT-NHNN, cho phép các ngân hàng thương mại được quyền quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ.
Với khách đăng ký điện tử, dự thảo thông tư quy định "ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập và kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của bản số hoá giấy tờ tuỳ thân". Đối với những rủi ro phát sinh, ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Từ tháng 7, khoảng 10 ngân hàng được cho phép thử nghiệm eKYC, cho phép khách hàng đăng ký tài khoản online. Các ngân hàng đang triển khai gồm VPBank, HD Bank, TPBank, VietCapital Bank, NCB, Nam A Bank, CIMB, MBBank, VIB, LienVietPostBank…
Để đăng ký tài khoản, khách hàng phải cung cấp hình ảnh CMND/hộ chiếu và chụp ảnh chân dung. Có ngân hàng sẽ thực hiện cuộc gọi video để xác thực. Các thông tin trên là một phần của KYC (Know Your Customer - Nắm thông tin khách hàng), bao gồm các thông tin cá nhân và hình ảnh mà ngân hàng phải lưu trữ.
Với thủ tục đơn giản đó, nhiều ngân hàng đã chứng kiến số khách hàng đăng ký tăng vọt. Các ngân hàng VPBank, HD Bank, TPBank sau 1-2 tháng triển khai thử nghiệm đã đạt 15.000-30.000 tài khoản đăng ký qua hình thức eKYC.
Không đứng ngoài xu thế này, Công ty CP Chứng khoán SSI cũng cho phép các nhà đầu tư mở tài khoản online áp dụng eKYC từ 31/8.
Có thể nói eKYC là giải pháp nền tảng cho ngành tài chính ngân hàng trong thời gian sắp tới.
Để áp dụng eKYC cần có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ OCR bóc tách và so sánh những thông tin trên chứng minh nhân dân, công nghệ biometric để so sánh ảnh chụp selfie và ảnh trên CMND. Một số ngân hàng tích hợp thêm xác thực chữ ký điện tử (eSignature) hoặc gọi điện, gọi video.
Do đang trong giai đoạn đầu nên các ngân hàng triển khai eKYC theo cách khác nhau. Những ngân hàng đủ tiềm lực sẽ tự xây dựng công nghệ định danh cho riêng mình. Một số khác thuê ngoài.
Các công ty cung cấp dịch vụ eKYC hiện nay có VNPT, VNG, FPT,... với nền tảng công nghệ khác nhau, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về lưu trữ và đối chiếu dữ liệu khách hàng, phát hiện gian lận... Các công ty này có thể cung cấp thêm dịch vụ gọi điện cho khách hàng, xác thực thông tin vị trí,...
Trước khi các ngân hàng thử nghiệm eKYC như hiện nay, tất cả ví điện tử tại Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc xác thực thông tin người dùng ví để bảo đảm yêu cầu định danh của Ngân hàng Nhà nước. Chẳng hạn sản phẩm eKYC của VNG (tên thương mại TrueID) thực chất là nền tảng được thử nghiệm và ứng dụng trên tệp dữ liệu lớn và đa dạng của ví điện tử ZaloPay từ trước đó.
Phía Payoo cho biết, trước đây việc eKYC được nhân sự Payoo trực tiếp kiểm duyệt, nhưng hiện nay, công ty đang ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) để xác thực thông tin người dùng. Cụ thể, hệ thống AI của Payoo sẽ xác định tính hợp lệ của giấy tờ tùy thân và người dùng; kiểm tra xem thông tin có bị trùng lắp với đối tượng khác trên hệ thống không; áp dụng công nghệ nhận diện chữ in trên giấy tờ một cách tự động...
Tuy vậy, Payoo nhận định rằng eKYC vẫn còn tồn tại một số rủi ro, chẳng hạn như trường hợp người dùng cố tình giả mạo giấy tờ bằng cách chỉnh sửa hình ảnh một cách tinh vi. Chẳng hạn, VPBank cho biết có trường hợp một khách hàng dùng chứng minh nhân dân và phần mềm chỉnh sửa để thay 12 khuôn mặt khác nhau trên chứng minh nhân dân, song đến lần thứ 2 thì ngân hàng đã phát hiện được.
Để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện eKYC, Payoo cho hay công ty vẫn áp dụng quy trình kết hợp giữa công nghệ và con người nhằm tránh việc kẻ gian có trình độ công nghệ cao, có mức độ giả mạo tinh vi. Theo đó, trong trường hợp công nghệ AI phát hiện các trường hợp nghi ngờ, hệ thống sẽ tự động chuyển về đầu mối nhân sự phụ trách để kiểm tra và đối chiếu lại nhằm đảm bảo tính chính xác về thông tin.
Nhằm hạn chế gian lận, Payoo đề xuất Chính phủ sớm xây dựng các kho dữ liệu mở hoặc dịch vụ cho phép kiểm tra tính chính xác về thông tin công dân như CMND/CCCD hay thông tin sinh trắc học như khuôn mặt, vân tay... Nếu có được nguồn dữ liệu hay dịch vụ này, các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính có thể dễ dàng kiểm tra, đối chiếu để xác định danh tính khách hàng.
Một nghiên cứu của McKinsey năm 2019 cho thấy việc cho phép áp dụng eKYC có thể giúp giảm 90% chi phí đăng ký khách hàng. Công nghệ này cũng chính là nền tảng để các ngân hàng xây dựng ngân hàng số. Quan trọng hơn là cả khách hàng lẫn ngân hàng đều đang thấy được lợi ích từ eKYC sau 1-2 tháng triển khai, do đó phương thức này hứa hẹn phổ biến rộng trong thời gian tới. Tuy vậy, những hạn chế của eKYC vẫn cần được nghiên cứu và khắc phục.
Hải Đăng
Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm phục vụ, Trung tâm Thông tin và Cục Tin học hóa đã thống nhất cách làm để đến cuối năm nay tất cả các dịch vụ công của Bộ TT&TT đều có thể tiếp nhận, định danh và thanh toán online.
" alt=""/>Cần kho dữ liệu mở để phục vụ định danh điện tử1. Honda triệu hồi 1.524 xe City vì lỗi túi khí
![]() |
Honda City |
1.524 xe Honda City được sản xuất tại nhà máy Honda Việt Nam ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 25/5/2013 đến 6/1/2014, bao gồm cả bản số sàn và số tự động đã bị ra thông báo phải triệu hồi từ đầu năm nay.
Lý do cho đợt triệu hồi này là lỗi túi khí. Bộ thổi của túi khí có thể tạo ra áp suất quá lớn tại thời điểm túi khí bị kích hoạt khi xe va chạm, vỏ bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ có thể bị vỡ, bắn ra gây tổn thương cho người lái và hành khách.
2. Misubishi triệu hồi 918 xe vì lỗi hệ thống điện
Tháng 4, 918 xe Mitsubishi được Cục Đăng kiểm công bố phải triệu hồi để thay rơ le trong điều khiển nguồn điện. Cụ thể, số xe dính lỗi bao gồm: Lancer và Outlander Sport (sản xuất 2015); Outlander PHEV và Outlander (sản xuất 2016).
![]() |
Misubishi Outlander |
Mối hàn bên trong rơ-le sử dụng cho hộp điều khiển động cơ lô xe trên không đủ tiêu chuẩn, có thể bị bong tróc do nhiệt phát sinh bên trong khi hoạt động và gây ra sự dẫn điện kém của rơ-le.
Điều này có thể làm cho động cơ bị dừng hoạt động khi xe đang chạy, không thể khởi động lại được, đèn cảnh báo động cơ sẽ sáng lên và chuyển sang chế độ an toàn. Lỗi này sẽ đặc biệt nguy hiểm khi xe đang lưu thông ở tốc độ cao. Chương trình triệu hồi sẽ kéo dài đến 6/5/2020.
3. Ford triệu hồi 26.000 xe, mẫu bán tải bán chạy nhất cũng lỗi
Cả năm qua, hãng xe Mỹ có 3 đợt triệu hồi với tổng số lên tới hơn 26.000 xe tại Việt Nam.
Đợt đầu tiên là tháng 7, 2.566 chiếc Ford Ranger bị triệu hồi để kiểm tra và khắc phục hiện tượng cáp chuyển số tiếp xúc với trục các đăng. Các xe này được sản xuất từ 5/6/2015 đến 2/2/2016.
![]() |
Ford Ranger |
Nguyên nhân là do kẹp giữ cáp chuyển số có thể không được lắp vào khớp hoàn toàn với phần kim loại của cáp phanh tay, theo thời gian có thể dẫn đến việc các cáp chuyển số tiếp xúc với trục các đăng (láp dọc), kéo theo làm hư hỏng các cáp chuyển số và láp dọc, dẫn đến khó chuyển số hoặc mất dẫn động.
Tháng 10, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo triệu hồi khoảng 6.938 chiếc xe ôtô Ford Transit sản xuất tại nhà máy của Ford tại Hải Dương bị lỗi ở hệ thống cảm biến trục khuỷu (CKP).
Lỗi này gây ra số triệu chứng như sáng đèn cảnh báo lỗi động cơ (MIL), chết máy; động cơ tắt máy trong khi vận hành, có thể không khởi động lại được động cơ. Chương trình triệu hồi kéo dài đến 31/8/2022.
Đến tháng 12, Ford lại tiếp tục công bố triệu hồi 17.132 xe thuộc 2 dòng Ranger và Fiesta tại thị trường Việt Nam do lỗi khóa cửa. Trong đó, có 10.814 chiếc Ranger nhập khẩu từ Thái sản xuất trong thời gian từ 23/5/2011 đến 20/5/2015 và 6.318 chiếc Fiesta sản xuất từ 2/11/2010 đến 15/11/2013.
Xe có thể gặp phải hiện tượng chốt khóa cửa (không gồm cửa hậu) không vào khớp hoàn toàn (có thể chỉ khóa 1 nấc). Do đó, lỗi khiến cửa xe tự mở ra trong khi xe đang vận hành do cửa không được đóng kín hoàn toàn, có nguy cơ gây tai nạn cho người ngồi trong.
4. Toyota Việt Nam triệu hồi Altis, Vios, Yaris vì lỗi túi khí
Hai đợt triệu hồi của hãng Toyota có tổng số xe lên tới 37.000 xe tại Việt Nam.
Tháng 3, Toyota tổ chức đợt triệu hồi 16.964 xe Toyota Corolla Altis được sản xuất và lắp ráp tại Vĩnh Phúc từ 04/01/2010 đến 29/12/2012.
![]() |
Toyota có 3 đợt triệu hồi |
Tháng 8 năm nay, hãng tiếp tục công bố triệu hồi 20.015 chiếc Vios và Yaris để kiểm tra và thay thế cụm bơm khí của túi khí phía trước. Trong đó, có khoảng 18.138 xe ôtô Toyota Vios được sản xuất tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 05/01/2009 đến 29/12/2012 và 1.877 xe Yaris nhập khẩu chính hãng được sản xuất từ ngày 01/09/2009 đến 31/08/2012.
Hai đợt triệu hồi này đều liên quan đến lỗi túi khí. của Takata. Do được nhà sản xuất sản xuất không đúng cách nên nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian. Trong trường hợp xe gặp tai nạn và hệ thống túi khí được kích hoạt, lỗi gây ra khả năng cụm bơm khí bị nứt vỡ, các mảnh kim loại của bơm khí có thể bắn văng ra xuyên qua túi khí đã được bơm phồng, nên có nguy cơ gây chấn thương cho hành khách.
Tính từ năm 2015, Toyota Việt Nam phải triệu hồi 5 đợt các mẫu xe bị lỗi túi khí Takata. Theo thông báo gửi đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe Toyota sử dụng túi khí Takata là hơn 71.000 chiếc.
5. Hyundai Thành công triệu hồi 11.540 xe Grand i10
![]() |
Grand I10 |
Tháng 10, Hyundai Thành Công đã thông báo triệu hồi 11.540 chiếc Grand i10 để kiểm tra và thay thế bu lông bắt puly đầu trục khuỷu. Những chiếc xe này đều được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 07/06/2017 đến 31/03/2018.
Nguyên nhân do bu lông bắt puly trong quá trình lắp ráp đã siết quá lực so với giá trị lực tiêu chuẩn dẫn đến bu lông có thể bị gãy trong quá trình sử dụng xe.
6. Audi Việt Nam triệu hồi 2 đợt A4, A5, A6 và Q5
Hãng xe sang cũng dính án triệu hồi với 2 đợt, nhưng tổng số xe dính lỗi cần khắc phục ít ỏi nhất trong ngành xe hơi tại Việt Nam.
![]() |
Xe sang Audi cũng không tránh khỏi việc triệu hồi |
Tháng 7, 20 chiếc xe A4, A5, A6 và Q5 được công bố có hiện tượng độ ẩm xâm nhập vào bảng mạch điều khiển, gây ra tình trạng quá nhiệt và gây lỗi hệ thống nước làm mát trên động cơ 2.0L TFSI. Các mẫu Audi A5 và A6 có thời gian sản xuất từ năm 2011 đến tháng 3/2017
Đến tháng 12, Cục Đăng kiểm Việt Nam lại tiếp tục công bố có khoảng 103 chiếc xe sang Audi A6 được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam phải triệu hồi để thay thế túi khí ghế phụ phía trước. Đây là lô xe sản xuất từ 01/01/2009 đến 01/12/2011.
Cụ thể, đối với bộ phận túi khí trên xe Audi phía trước ghế phụ do Takata sản xuất, lỗi có thể xảy ra như cụm bơm khí có thể bị vỡ hoặc nứt khi túi khí phía trước ghế phụ được kích hoạt. Điều này có thể làm cho những mảnh kim loại nhỏ của vỏ cụm bơm khí có thể bị văng ra, xuyên qua vỏ túi khí và có khả năng gây thương tích cho người ngồi ở hàng ghế phụ.
7. Mercedes triệu hồi 4 đợt với khoảng 11.000 xe tại Việt Nam
Mercedes- Benz triệu hồi quy mô lớn với tổng cộng 4 lần triệu hồi kể từ tháng 4-12/2018. Tổng cộng có khoảng 11.762 xe và lượt xe triệu hồi.
![]() |
Mercedes triệu hồi 4 đợt |
Trong đó, đợt triệu hồi đầu tiên là để sửa lỗi liên quan đến hệ thống điện tiếp âm trên một số bộ phận đối với 3.624 xe thuộc các dòng xe C 200, C 250, C300, E 200, GLC 250 4MATIC và GLC 300 4MATIC sản xuất từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2017. Nguyên nhân triệu hồi được xác định do bộ giới hạn dòng khởi động có thể bị quá tải trong những điều kiện nhất định trong lúc khởi động động cơ, có thể gây cháy các chi tiết xung quanh dẫn đến cháy xe.
Khoảng 3.300 xe còn lại phải triệu hồi là các dòng xe A-Class, C-Class, GLC, V-Class, VITO, GLA, B-Class được sản xuất từ tháng 11/2011 đến tháng 7/2017. Các dòng xe này đều sử dụng mô đun công tắc và cuộn dây từ nhà cung cấp Valeo. Tuy nhiên, do chất lượng phụ tùng của nhà cung cấp này nên trong trường hợp dẫn động vô lăng lái bị thiếu tiếp xúc nguồn điện âm (thiếu mass), cuộn dây dẫn điện điều khiển túi khí bị đứt, hỏng, túi khí có thể kích nổ gây nguy hiểm cho người lái xe và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Đến ngày 21/12, hãng tiếp tục phải công bố triệu hồi 4.802 chiếc SUV GLC, được sản xuất trong thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 2/2018, gồm cả ba phiên bản GLC 250 4matic, GLC 300 4matic và GLC 200 vì lỗi khóa gài trên dây đai an toàn ở hai ghế bên phía sau. Lỗi gây nguy cơ gây chấn thương trong trường hợp xảy ra tai nạn mà người dùng không thắt dây an toàn.
Phạm Huyền
Toyota Australia đang phải đối mặt với vụ kiện do lỗi bộ lọc DPF trên động cơ Diesel 2.8L khiến xe tốn nhiên liệu và mất nhiều động năng hơn khi vận hành.
" alt=""/>Kỷ lục sự cố, tràn lan xe lỗi từ bình dân tới sang chảnhCách tiếp cận mới của người Nhật về bệnh viêm đại tràng
Để giảm bớt những cơn đau bụng, trướng hơi, đại tiện thất thường đang hành hạ người viêm đại tràng các chuyên gia Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến viêm loét đại tràng dai dẳng, khó trị dứt điểm. Đó chính là vi khuẩn có ích (lợi khuẩn) trong đường ruột, đặc biệt trong đại tràng bị suy giảm trầm trọng do dùng các loại thuốc điều trị lâu ngày, thuốc điều trị triệu chứng như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, nguy hại nhất là kháng sinh để chữa lành các vết loét.
Viêm đại tràng dai dẳng phải làm sao?
Trong đường ruột con người có 1 hệ vi sinh vật trong đó có cả lợi khuẩn và hại khuẩn, tỷ lệ vàng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh là (85% lợi khuẩn - 15% vi khuẩn gây hại). Lợi khuẩn làm nhiệm vụ ức chế vi khuẩn gây hại, cân bằng hệ vi sinh vật, tiết enzym để tiêu hóa thức ăn, đào thải các chất cặn bã tống ra ngoài. Trong cuốn sách The enzym factor - tác giả người Nhật Hiromi Shinya có viết: Hơn 5.000 loại enzym, trong số enzym được tạo ra bên trong cơ thể, có khoảng 3.000 loại được tạo ra bởi lợi khuẩn đường ruột.
Vì thiếu hụt lợi khuẩn không đủ enzym tiêu hóa thức ăn, vi khuẩn gây hại có cơ hội bùng phát gây ra các triệu chứng: đau bụng đi ngoài, phân lúc táo lúc lỏng, nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, buồn nôn, các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi đại tiện.
Người Nhật còn chỉ ra rằng, lợi khuẩn sống bám trên các nhung mao trên thành ruột tiết ra dịch nhầy trám tạo thành lá chắn kép để bảo vệ niêm mạc ruột và đại tràng, đặc biệt là những vết loét mới được chữa lành đang lên da non. Chính vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ quá trình điều trị viêm đại tràng là yếu tố tiên quyết giúp người bệnh có cuộc sống thoải mái hơn và phòng tránh ung thư đại trực tràng. Nhưng hầu hết người bệnh lại không chú trọng việc này.
Giải pháp giúp người bệnh viêm đại tràng yên tâm tận hưởng cuộc sống
Bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì đây là lợi mấu chốt giúp đại tràng khoẻ mạnh. Lợi khuẩn Bifido chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng, lợi khuẩn Bifido sống bám trên các lông nhung và tiết dịch nhầy bao phủ lên bề mặt lông nhung, tạo thành lớp lá chắn kép bảo vệ cho thành đại tràng. Lớp lông nhung còn có tác dụng hút và giữ lại các chất độc hại từ thức ăn đưa vào để lợi khuẩn xử lý và đào thải ra ngoài. Vì vậy, bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifido giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, ổn định tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Nhưng lợi khuẩn Bifido rất nhạy và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua axit dạ dày. Nếu không có công nghệ bảo vệ thì lượng lợi khuẩn đi qua dạ dày vào ruột non rất ít, chỉ khoảng 1%, thậm chí không xuống được đại tràng nên tác dụng với viêm đại tràng rất thấp.
Người Nhật đã phát minh ra công nghệ đột phá SMC (Seamless Multi Capsule) giúp bọc các lợi khuẩn sống Bifido trong viên nang có 2 lớp màng bọc kép kháng được axit dạ dày để sản xuất ra men vi sinh Bfifina giúp đưa được hơn 90% lợi khuẩn sống vào đến đường ruột, đặc biệt là vào tận đại tràng.
Lợi khuẩn Bifido được bao bao 2 lớp màng siêu bảo vệ đi qua axit dạ dày xuống đến tận ruột non và đại tràng
Khi uống đủ một lượng lợi khuẩn Bifido sẽ nhanh chóng bám lên chỗ loét tiết ra chất nhầy giúp bảo vệ vết loét và tiết kháng sinh tự nhiên giúp vết loét mau lành, tái tạo lông nhung, tái tạo lá chắn bảo vệ vết loét mới lành, nên thức ăn hay chất thải đi qua vết loét nhưng không chạm được vào vết loét, các chất độc hại hại không ngấm vào được vết loét, do vậy tránh được khả năng viêm loét trở lại.
Các lợi khuẩn Bifido khi được bổ sung vào đại tràng giúp hấp thụ hết thức ăn từ ruột non đổ xuống, đào thải cặn bã tạo khuôn phân, các chức năng tiêu hoá bình thường trở lại nên dần giảm các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, trướng bụng, đầy bụng, ăn không tiêu.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Men vi sinh Bifina Nhật Bản hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa. Thành phần: lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido), lợi khuẩn Lactobacillus và chất xơ hòa tan Oligosaccharide. Sản phẩm của Công ty Morishita Jintan Nhật Bản, phân phối bởi Công ty TNHH Ecopath Việt Nam. ĐC: Tầng 4, số 35A, ngõ 45, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024 73 04 69 69 - 0936 404 366 - 0912. 224. 836 Website: http://bifina.vn/ SĐK: 9726/2016/ATTP-XNCB - SĐK: 01230/2016/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thời gian phát huy hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người Sản phẩm hiện có bán tại tất cả các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. |
Nguyễn Vinh
" alt=""/>Phương pháp mới của Nhật Bản dành cho người viêm đại tràng