Victoria và Len gặp nhau tại quán rượu địa phương vào tháng 3/2011. Len từng kết hôn trước đó và có ba người con, nay đều ngoài 30 tuổi, nhưng cuộc hôn nhân của Len không thuận lợi.
Trong quá trình trò chuyện với Victoria, Len nhận ra, họ có sở thích chung về chơi game và phim ảnh. Cặp đôi trao đổi số điện thoại và hẹn nhau uống cà phê vào sáng hôm sau.
Trong ba tuần tiếp theo, họ trở nên thân thiết hơn và vào tháng Tư, Len đề nghị Victoria ở lại căn hộ của mình sau một lần hẹn hò.
![]() |
Cả hai đang có cuộc hôn nhân viên mãn. |
Cảm xúc bắt đầu phát triển khi hai người cùng xem phim trong lúc Len nấu bữa tối. Một tháng sau, Victoria đã mở lòng mình khi Len nói với cô rằng anh yêu cô. Cô nhớ lại: ‘Ngay lập tức chúng tôi hôn nhau say đắm’.
Họ kết hôn vào tháng 6/2017. Victoria kết luận: ‘Đây là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Tôi rất lo lắng thời gian của chúng tôi có thể bị cắt ngắn vì tuổi tác của Len. Vì vậy, tôi cố gắng tận hưởng mỗi ngày chúng tôi còn có với nhau.
Cả hai chúng tôi đều phớt lờ những bình luận không hay vì chúng tôi biết chúng tôi yêu nhau và đó mới là điều quan trọng’.
Lên một danh sách những tiêu chuẩn bạn cần ở người kia chưa chắc đã là cách hay - bà mối 32 tuổi chia sẻ.
" alt=""/>Cô gái đính hôn với ông lão hơn mình 40 tuổi sau 1 tháng hẹn hòBộ TT&TT và các Sở TT&TT phải nhận vai "nhạc trưởng "xung phong, dẫn dắt để điều phối việc xây dựng Chính phur điện tử.
Sở TT&TT phải thay đổi quan điểm về Chính phủ điện tử của lãnh đạo tỉnh
Ngày 28/12, Bộ TT&TT tổ chức đã hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020. Trong bài phát biểu kết luân tại hội nghị,Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, để làm Chính phủ điện tử (CPĐT), điều đầu tiên phải có sự quyết tâm và cam kết của người đứng đầu. Bởi vì, CPĐT không phải là công nghệ mà là thay đổi thói quen làm việc, cách vận hành hệ thống mà chỉ có duy nhất một người làm được việc này, đó là người đứng đầu. Nếu người đứng đầu ra một quyết định mà cá nhân người đó không thay đổi hành vi của mình, ví dụ như không dùng smartphone, iPad hay không truy cập hệ thống dịch vụ công xem tỷ lệ người dùng theo thời gian thực, thì hệ thống CPĐT cũng sẽ không chạy tốt được. "Vậy làm thế nào để thay đổi được người đứng đầu, cụ thể là Chủ tịch hay Bí thứ tỉnh ?", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây là việc không dễ dàng và phải cho người đứng đầu thấy được giá trị từ những việc rất nhỏ, việc này phải do Giám đốc Sở TT&TT mỗi địa phương thực hiện. "Một số Sở TT&TT đã mời lãnh đạo Bộ TT&TT làm việc với tỉnh để từ đó có ảnh hưởng hay thay đổi người đứng đầu địa phương. Nhưng cách này khó thực hiện do Việt Nam có đến 63 tỉnh, thành", Bộ trưởng nói.
Vì thế, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã nghĩ ra một cách trung gian hơn, đó là ký thoả thuận hợp tác giữa Bộ với tỉnh, để thông qua đó trở thành một "cây gậy" tác động đến người lãnh đạo các địa phương. "Tuy nhiên, một số Giám đốc Sở lại không tích cực thực hiện việc này", Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Ngoài ra, mỗi người đứng đầu mỗi tỉnh lại có một phong cách, một cách tiếp cận khác nhau và chỉ có Giám đốc Sở TT&TT nắm rõ nhất, nếu có gì khó khăn có thể "đẩy" lên Bộ nhưng phải luôn xác định người thay đổi lãnh đạo tỉnh phải là mình và nếu chưa thay đổi được thì việc phát triển CPĐT sẽ rất khó khăn.
Mặc dù có điểm thuận lợi là sức ép cũng như Nghị quyết của Chính phủ nhưng nếu cảm thấy khó tác động đến lãnh đạo tỉnh, các Sở có thể đề nghị Bộ TT&TT viết công văn, thậm chí thư tay gửi Chủ tịch, Bí thư tỉnh để tác động hay trình bày những điểm đáng chú ý trong Nghị quyết 17 với người đứng đầu địa phương. "Chúng ta phải coi việc thay đổi người đứng đầu mỗi địa phương là quan trọng nhất trong thực hiện CPĐT", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Bên cạnh đó, nếu việc thực hiện CPĐT mà cứ bị phụ thuộc vào người đứng đầu thì cũng không được vì chủ tịch, Bí thư tỉnh cũng liên tục thay đổi theo nhiệm kì. Do đó, các địa phương cần có một chiến lược xuyên suốt nhiều năm, từ nhiệm kì này qua nhiệm kì khác vì CPĐT không bao giờ kết thúc hoặc một chương trình để đưa thành Nghị quyết. "Chưa kể việc xây dựng chiến lược CPĐT tưởng là khó nhưng đều có khung sẵn giống nhau đến 80% có thể do Viện Chiến lược, Cục tin học hoá xây dựng, từ đó mỗi tỉnh chỉ còn 20% khối lượng công việc thực hiện nên có thể làm rất nhanh", Bộ trưởng nói.
Khi xây dựng CPĐT, chúng ta phải xem ai được lợi nhất. Thực chất CPĐT có 4 mối quan hệ, đầu tiên là người dân, thay vì phải chờ đợi lâu hay phải lót tay thì sẽ nhanh hơn vì không phải xếp hàng hay giá rẻ hơn; chính quyền với doanh nghiệp; giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các tỉnh với nhau, tỉnh với TW như việc gửi văn bản điện tử; giữa chính quyền với công chức như lãnh đạo Bộ có thể nhìn thấy các công việc, tiến trình làm việc của các đơn vị trong Bộ.
Phải nhận vai "nhạc trưởng" để điều phối việc xây dựng Chính phủ điện tử
Khó khăn của CPĐT là thay đổi thói quen làm việc (cải cách thủ tục hành chính) hay thay đổi cách vận hành, quy trình nên nếu tư duy theo kiểu hướng công nghệ thì sẽ không thể thực hiện được. Vì thế, đầu tiên là phải thay đổi thói quen, quy trình nhưng điều này mọi người thường ngại, do phải hiểu quy trình của một đơn vị khác. "Nhưng nếu yêu cầu người khác muốn làm CPĐT phải tự thay đổi quy trình của họ thì sẽ rất khó thực hiện vì đã quen tay. Do đó, mỗi tỉnh cần có một đơn vị xung phong thực hiện, đó là Sở TT&TT. Sở TT&TT sẽ phải đóng vai trò xung phong, dẫn dắt, học hỏi nghề nghiệp của những Sở khác, từ đó biết cần thay đổi những gì để thực hiện CPĐT", Bộ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CPĐT phải đến từ quyết tâm của người đứng đầu![]() |
Thời gian ngọt ngào thường trôi rất nhanh cho đến một ngày, một người bạn của tôi nhìn thấy anh ấy đang hẹn hò với vợ cũ. Anh và vợ cũ ly hôn sau 1 năm cưới nhau và họ có với nhau 1 cậu con trai – cậu bé ra nước ngoài sống với mẹ. Tôi nghĩ, anh hẹn gặp cô gái kia chỉ vì cô ấy là mẹ của con anh và anh đang làm tròn trách nhiệm của một người bố.
Nhưng tôi không thể bình tĩnh trước cảm giác bất an đang ngày càng chiếm lấy mình. Tôi đọc trộm tin nhắn điện thoại của anh – đây là lần đầu tiên tôi làm như vậy vì cả hai thống nhất sẽ tin tưởng nhau và luôn dành cho người kia không gian riêng tư. Tôi như sụp đổ khi nhìn thấy những tin nhắn đong đưa tán tỉnh của hai người họ, họ còn hẹn gặp nhau tại khách sạn vào cuối tuần này mà anh nói với tôi sẽ đi công tác vào đúng ngày hôm đó.
Tôi giận dữ và đuổi anh ra khỏi nhà mình. Anh rất sốc và thề rằng chỉ yêu mình tôi. Nhưng tôi không thể tin tưởng bất cứ lời nào của anh nữa. Anh cố gắng thuyết phục tôi rằng họ chỉ là mối quan hệ bạn bè và xin lỗi tôi rất nhiều vì đã khiến tôi hiểu lầm.
Sau những ngày chiến tranh lạnh, tôi cuối cùng cũng tha thứ cho anh nhưng tôi biết, hai chúng tôi sẽ không bao giờ quay về như ngày xưa được nữa vì tôi không thể thoát khỏi những tổn thương anh gây cho tôi.
Một ngày nọ, tôi cùng vài người bạn ra bar giải sầu thì gặp ngay bạn thân của anh. Anh ta mời tôi một ly và công khai tán tỉnh. Tôi đã nghĩ nếu bây giờ tình một đêm với anh ta thì sẽ không có lối quay lại – nhưng tôi sẽ thoát khỏi cảm giác bị tổn thương lúc này.
Chúng tôi quay về căn hộ của anh ta và làm chuyện ấy. Nhưng tôi không thích cảm giác ở bên anh ta mà chỉ muốn về nhà với người đàn ông của mình. Tôi có nên thành thật nhận lỗi với bạn trai hay vẫn tiếp tục bên cạnh anh với bí mật “siêu to khổng lồ” này.
Sự ghen tuông của nhân tình trẻ khiến tôi rơi vào hoàn cảnh éo le.
" alt=""/>Tâm sự của cô gái bị người yêu phản bội