Sau 16 năm, Hyundai mất địa vị số 2 Hàn Quốc vào tay ‘ông lớn’ bán dẫn
2025-05-01 08:53:12 Nguồn:NEWS Tác Giả:Kinh doanh View:552lượt xem
Hyundai Motor nắm giữ vị trí này trong 16 năm. SK nay chỉ còn đứng sau Samsung nhờ tổng tài sản tăng 22% so với năm 2020 lên 292 nghìn tỷ won (232,ămHyundaimấtđịavịsốHànQuốcvàotayônglớnbándẫthe thao 24h.com7 tỷ USD). Mảng kinh doanh bán dẫn, pin và dược phẩm của SK tăng trưởng tốt.
Chủ tịch Hyundai Motor Chung Euisun (phải) và Chủ tịch SK Chey Taewon trong buổi ký kết biên bản hợp tác năm 2021.
Hàng năm, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc đều công bố thông tin về các tập đoàn hay chaebol sở hữu tài sản từ 5 nghìn tỷ won trở lên. Những công ty này là đối tượng của các quy định nghiêm khắc, bao gồm yêu cầu tiết lộ các khoản thanh toán cho chủ sở hữu.
Nếu tài sản của một chaebol vượt 10 nghìn tỷ won, họ đối mặt với các hạn chế về đầu tư đối ứng giữa các công ty con và mức trần quyền biểu quyết nếu tập đoàn bao gồm một công ty tài chính. Quy định nhằm ngăn chặn độc quyền nhóm hình thành.
Samsung tiếp tục là chaebol số 1 của Hàn Quốc, trong đó Samsung Electronics dẫn đầu với doanh thu 274 nghìn tỷ won năm 2021. Tập đoàn còn có các công ty xây dựng và thương mại như Samsung C&T, công ty bảo hiểm nhân thọ Samsung Life Insurance, công ty đóng tàu Samsung Heavy Industries, nhà sản xuất dược phẩm Samsung Biologics… Tổng tài sản Samsung tăng 6% so với năm 2020, đạt 484 nghìn tỷ won.
Ở vị trí thứ 3, tài sản của Hyundai Motor tăng 5% lên 258 nghìn tỷ won trong cùng kỳ. Công ty đang tăng cường đầu tư vào xe điện nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng của SK.
Sự bành trướng của SK chủ yếu do mảng kinh doanh bán dẫn của SK Hynix. Tháng 12/2021, SK Hynix mua một phần mảng memory chip của Intel tại Mỹ và một nhà máy bán dẫn tại Trung Quốc. Hai công ty vật liệu bán dẫn SK Siltron và SK Materials cũng cải thiện kinh doanh nhờ SK Hynix. Trên hết, SK On - bộ phận pin của SK Innovation, thực hiện hàng loạt khoản đầu tư quan trọng vào năm ngoái, bao gồm kế hoạch xây dựng ba nhà máy liên doanh với Ford Motor tại Mỹ. Công ty củng cố sự hiện diện trong ngành công nghiệp pin xe điện khi mở rộng các nhà máy riêng.
Các công ty dược phẩm con của SK niêm yết trên sàn chứng khoán cũng dẫn đến gia tăng vốn đầu tư và chi phí R&D.
SK xuất thân từ một doanh nghiệp dệt may thành lập năm 1953. Công ty đã mua lại Korea Oil (nay là SK Innovation) năm 1980, Korea Mobile Telecommunications (SK Telecom) năm 1994, Hynix Semiconductor (SK Hynix) năm 2012, trở thành một tập đoàn lớn mạnh như ngày nay. SK hiện tập trung vào năng lượng, viễn thông và bán dẫn.
Chủ tịch Chey Tae Won phụ trách vụ thâu tóm Hynix Semiconductor trị giá 3,4 nghìn tỷ won vào năm 2012, khi thị trường memory chip ở giai đoạn tồi tệ nhất. Lợi nhuận ròng tích lũy từ năm 2012 tới 2021 của SK Hynix là 56 nghìn tỷ won, là “cỗ máy kiếm tiền” lớn nhất tập đoàn.
10 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc năm 2021 theo thứ tự: Samsung (484 nghìn tỷ won), SK (292 nghìn tỷ won), Hyundai Motor (258 nghìn tỷ won), LG (168 nghìn tỷ won), Lotte (122 nghìn tỷ won), Posco (96 nghìn tỷ won), Hanwha (80 nghìn tỷ won), GS (77 nghìn tỷ won), Hyundai Heavy Industries (75 nghìn tỷ won), Nonghyup (67 nghìn tỷ won).
Du Lam (Theo Nikkei)
Samsung, Intel bàn chuyện hợp tác bán dẫn
Hai người đứng đầu Samsung Electronics và Intel đã gặp nhau, làm dấy lên hi vọng về một cuộc hợp tác tiềm tàng bất chấp cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán dẫn.
Mức giá 699 USD là của iPhone 12 mini, trong khi bản kế nhiệm của iPhone 11 là iPhone 12 có giá từ 799 USD. Ảnh: Apple.
"Những người dùng iPhone chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu khi phải bỏ thêm tiền để mua các phụ kiện như tai nghe. Dù vậy, người dùng Apple là nhóm khách hàng trung thành và có lẽ sẽ không phàn nàn quá nhiều.
Nhìn chung, người dùng iPhone thường có thu nhập cao hơn những người dùng smartphone thông thường, và phần lớn sẽ chịu chi thêm một khoản tiền nhỏ để đổi lại việc dùng smartphone cao cấp như đồ Apple", ông Neil Mawston, Giám đốc phân tích mảng di động của Strategy Analytics nói với Zing.
Đáng chú ý là thay vì cáp USB-A - Lightning thông thường, Apple sẽ để kèm cáp USB-C - Lightning trong hộp các mẫu iPhone 12. Điều này đồng nghĩa phần lớn người dùng đang sử dụng những củ sạc Apple 5 W hoặc 10 W sẽ không thể sạc iPhone mới. Do vậy, lập luận "dùng lại sạc cũ" sẽ không đúng với trường hợp này.
Cục sạc nhanh mới được Apple giới thiệu có công suất cao hơn, nhưng lại rẻ hơn cục sạc cũ.
Cục sạc ra cổng USB-C chỉ được Apple tặng kèm trong hộp những mẫu iPad Pro, iPhone 11 Pro và Pro Max. Do đó, phần lớn người dùng iPhone hay iPad những đời trước, nếu chưa mua thêm cục sạc nhanh, vẫn sẽ phải mua một cục sạc mới để sạc nhanh với iPhone 12.
Cùng với động thái bỏ cục sạc theo hộp, Apple "tình cờ" lại giới thiệu cục sạc nhanh với công suất cao hơn, giá rẻ hơn. Người dùng có thể "tiết kiệm" 10 USD nếu mua cục sạc nhanh mới.
Cũng thật "tình cờ" là Apple đã nâng cấp cục sạc nhanh USB-C ngay sau khi ra mắt iPhone 12. Cục sạc mới có công suất 20 W, giá 19 USD thay thế cho phụ kiện giá 29 USD trước đây. Vậy là thay vì phải bỏ ra 29 USD, giờ đây người dùng iPhone mới "chỉ" mất thêm 19 USD để sở hữu một cục sạc nhanh.
So với cục sạc thì quyết định loại bỏ tai nghe của Apple có lẽ ít gây tranh cãi hơn. Đó là bởi Apple đã thúc đẩy người dùng chuyển sang tai nghe Bluetooth và dòng sản phẩm AirPods từ năm 2016, khi loại bỏ cổng 3,5 mm trên iPhone 7. Những người dùng iPhone, iPad cũ cũng tận dụng được tai nghe EarPods trên iPhone 12.
iPhone không rẻ như Apple thông báo
Mặc dù có mức giá ngang iPhone 11, nhưng iPhone 12 mini có màn hình nhỏ hơn. Không phải ai cũng muốn mua một chiếc iPhone với màn hình nhỏ chỉ để cầm trên tay thoải mái. Do vậy, thế hệ iPhone 12 không hề có giá rẻ tương đương thế hệ cũ. Thiết bị phù hợp để so sánh với iPhone 11 là iPhone 12 với giá 799 USD, tức là đắt hơn 100 USD.
"Tôi cho rằng iPhone 12 sẽ tiếp tục là smartphone bán chạy nhất trong năm. Mẫu điện thoại này có được sự cân bằng giữa tính năng, màn hình đủ rộng và mức giá không quá cao", ông Neil Mawston nhận xét. Với giá báo cao hơn, nếu iPhone 12 tiếp tục thành công, giá bán trung bình của những mẫu iPhone 12 sẽ cao hơn thế hệ trước.
iPhone 12 mini chỉ có giá 699 USD nếu như mua qua 2 nhà mạng AT&T và Verizon.
Đây là chiến thuật "up-sell" quen thuộc của Apple. Cách đây vài năm, hãng từng áp dụng chiến thuật tương tự với những mẫu iPhone 6s trở về trước. Dung lượng mặc định của iPhone khi đó chỉ 16 GB, và bộ nhớ trong sẽ nhanh chóng bị đầy sau một thời gian sử dụng. Kết quả là người dùng tiết kiệm vẫn sẽ chọn iPhone giá rẻ nhất và cho rằng giá đó là hợp lý, trong khi người có nhu cầu cao và muốn chắc chắn sẽ mua bản 64 GB với giá cao hơn 100 USD.
"Giống như tâm lý 199 USD thì rẻ hơn 200 USD, khi chúng ta thấy mức giá càng thấp thì càng cảm thấy tự tin hơn. Mẫu iPhone giá rẻ không đem lại cho Apple hay bất cứ hãng nào khác lợi nhuận tốt nhất, và cũng chẳng phải mẫu có giá trị tốt nhất, nhưng nó hạ rào cản tâm lý và khuyến khích người mua. Từ đây, chiến thuật bán thêm và săn hàng giảm giá bắt đầu", trang iMore bình luận về chiến thuật đặt dung lượng của iPhone.
Bên cạnh đó, 699 USD cũng không hẳn là giá "chuẩn" của iPhone 12 mini. Trên trang web của Apple, người dùng chỉ có thể sở hữu máy với giá này khi mua qua 2 nhà mạng là AT&T và Verizon. Nếu chọn những nhà mạng khác hoặc bản không khóa mạng, giá bán sẽ tăng 30 USD. Tương tự, iPhone 12 cũng sẽ có giá 829 USD cho bản khóa mạng và nhà mạng Sprint, T-Mobile.
Đặt giá rẻ giúp hạ rào cản tâm lý và khuyến khích người dùng mua hàng. Từ đây, chiến thuật bán kèm bắt đầu.
Bình luận của iMore về chiến thuật đặt dung lượng iPhone của Apple trước đây.
Thay vì mức giá 699 USD như iPhone 11, thực chất người dùng sẽ phải bỏ ra 799-829 USD để sở hữu thiết bị kế nhiệm iPhone 12. Nếu tính thêm giá mua sạc (19 USD) và tai nghe EarPods (19 USD), bạn sẽ phải bỏ thêm gần 140 USD để có một chiếc iPhone 12 "hoàn chỉnh".
Những mức giá trên chưa tính đến con số dành cho iCloud (tối thiểu 0,99 USD/tháng cho gói 50 GB, hoặc 19.000/tháng nếu mua ở Việt Nam) để có thể sao lưu, đồng bộ một cách nhẹ đầu và không bị iPhone "dội bom" bằng những thông báo đã hết dung lượng iCloud. Theo nhiều nguồn tin, Apple cũng sắp ra gói dịch vụ Apple One, kết hợp nhiều dịch vụ như iCloud, Apple Music, Apple Arcade với giá khoảng 20 USD/tháng. Đây sẽ tiếp tục là một cách để Apple thuyết phục người dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, dịch vụ của hãng.
Không trực tiếp bán iPhone hay các dịch vụ đắt hơn, Apple đang cho thấy nghệ thuật bán hàng của mình bằng những chiến lược "móc túi" người dùng cực kỳ khéo léo. Bên cạnh sản phẩm tốt, chiến lược kinh doanh tài tình là yếu tố giúp Táo khuyết đạt được thành công như hôm nay.
'iPhone 12 là phiên bản đáng mua nhất ở Việt Nam'
Các chuyên gia nhận định iPhone 12 sẽ tiếp nối thành công của iPhone 11 nhờ mức giá hợp lý. Sản phẩm này cũng có kiểu dáng và cấu hình giống như iPhone 12 Pro và 12 Pro Max.
(Theo Zing)
Apple đặt giá 'ảo' cho iPhone 12?
Thế hệ iPhone 12 vừa ra mắt có giá khởi điểm bằng với iPhone 11. Tuy nhiên, không phải ai cũng mua được giá này.
" alt=""/>Apple ngày càng 'móc túi' người dùng một cách khéo léo