![]() |
Dự án lấy ý tưởng từ hình ảnh một bông hoa đang nở, với khu vực trung tâm là nhụy hoa, nơi diễn ra quá trình thụ phấn. "Nhụy hoa" là một tháp cao, có chứa một thang máy bằng kính chạy thẳng từ dưới đất lên đài quan sát trên đỉnh, nơi người xem có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh công viên.
Một thang máy bên trong tháp "nhụy hoa" nối thẳng với đài quan sát ở trên đỉnh.
Từ tháp trung tâm này, các khối kiến trúc mô phỏng nhị hoa, bao phấn, các đài hoa và tràng hoa được tái hiện một cách sinh động. Những khối này tỏa ra nhiều phía bao quanh nhụy hoa, được quy hoạch dưới dạng các khu đất nông nghiệp và nhà kính phục vụ sản xuất và triển lãm.
Các kiến trúc mô phỏng nhị hoa, đài hoa và tràng hoa bao quanh tháp "nhụy hoa".
Mỗi nhà kính sẽ sử dụng gỗ nhiều lớp và các vật liệu tái chế có nguồn gốc sinh học. Bên ngoài lớp vỏ này là những tấm quang điện mặt trời để đảm bảo sự cân bằng về ánh sáng và nhiệt độ cho cây trồng trong nhà kính phát triển.
Bên rìa của công viên thụ phấn là một cánh đồng gồm các tua-bin gió và tháp gió, vừa tạo ra năng lượng phục vụ vận hành, vừa tận dụng quán tính nhiệt từ mặt đất để điều hòa khí hậu phù hợp với không gian trong nhà kính.
Vincent Callebaut cho biết: "Các tháp gió sử dụng năng lượng địa nhiệt để làm mát các nhà kính vào mùa hè và sưởi ấm chúng vào mùa đông. Từ đó, duy trì nhiệt độ quanh năm của mặt đất ở mức 18⁰C".
Công viên thụ phấn nhìn từ trên cao.
Người xem có thể "ghé thăm" công viên thụ phấn qua công nghệ thực tế ảo hoặc trực tuyến tại trang web chính thức của dự án. Các hình ảnh sống động giúp người xem thấy được mối tương quan giữa các loài thụ phấn với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ đó, khuyến khích ý thức bảo vệ hệ động thực vật tự nhiên và đa dạng sinh học.
Theo Liên Hợp Quốc, các loài thụ phấn trên toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng với tốc độ tuyệt chủng cao gấp 100 đến 1.000 lần so với bình thường. Các dự án như công viên thụ phấn ảo cho thấy vai trò của ngành nông nghiệp và các thực hành tốt trong việc bảo tồn các loài thụ phấn ở nhiều cấp độ, từ sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và phát triển đô thị.
Vincent Callebaut nổi tiếng với các thiết kế phỏng sinh học. Các tác phẩm của ông theo đuổi xu hướng vị lai và tích hợp công nghệ hiện đại để tạo ra sự hài hòa với thiên nhiên và cổ vũ mạnh mẽ cho việc bảo vệ môi trường.
" alt=""/>Chiêm ngưỡng công viên thụ phấn ảo đầu tiên trên thế giớiĐược thông xe từ năm 2020, đường hầm Eysturoyartunnilin trị giá 166 triệu USD là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất từng được thực hiện trên quần đảo Faroe. Theo CGTN, mạng lưới đường hầm và bùng binh được kỹ sư Tronsdur Patursson thiết kế giống hình dạng con sứa. Khu vực trung tâm nổi bật với các tác phẩm điêu khắc và hệ thống ánh sáng.
![]() |
Hệ thống đường hầm dài 11 km giúp cắt giảm thời gian di chuyển từ thủ đô Torshavn đến Runavik từ 1 giờ 14 phút xuống còn 16 phút. Điểm sâu nhất của đường hầm là 187 m so với mực nước biển. Teitur Samuelsen, Giám đốc điều hành của Estunlar - công ty xây dựng đường hầm thừa nhận đây là một dự án khó về mặt kỹ thuật. |
![]() |
Hệ thống đường hầm được xây dựng trong 3 năm. Để an toàn cho những người sử dụng, nhà thầu phải đảm bảo độ dốc lớn nhất không vượt quá 5%. |
![]() |
Các phương tiện giao thông đi qua tuyến đường này đều phải trả phí. Người dân địa phương có thể đăng ký theo gói giúp tiết kiệm chi phí. Với công trình này, 90% dân số trên quần đảo có thể di chuyển một cách dễ dàng hơn giữa các đảo. |
![]() |
Quần đảo Faroe là chuỗi 18 hòn đảo lớn nhỏ ở Bắc Đại Tây Dương. Hoạt động xây dựng đường hầm xuyên qua những ngọn núi dốc trên quần đảo đã diễn ra từ những năm 1960. Hiện, quần đảo sở hữu 19 đường hầm. |
![]() |
Hvalbiartunnilin là đường hầm lâu đời nhất trên quần đảo này. Tuyến đường được xây dựng từ năm 1961, với chiều dài 1.450 m cùng một làn xe. Do diện tích làn đường hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, chính quyền địa phương đã xây dựng lại và thông xe trong tháng 5. Trong hình là tuyến đường hầm trước khi được xây mới. |
![]() |
Hiện Đan Mạch đang xây dựng tuyến đường hầm vượt biển dài nhất thế giới nối nước này với Đức. Đường hầm có tên chính thức là Fehmarnbelt Fixed Link với chiều dài 18 km, là một trong những dự án xây dựng lớn nhất châu Âu với ngân sách lên đến 8,2 tỷ USD. Đường hầm sẽ là sự kết hợp đường bộ và đường sắt, bao gồm 2 đường ô tô 2 làn, được ngăn cách bởi lối đi cho người đi bộ và 2 đường ray. |
Theo Zing
Tommy Thompson - một cựu thợ săn kho báu đã phải ở tù 5 năm vì từ chối tiết lộ tung tích của 500 đồng xu vàng bị thất lạc trong một vụ đắm tàu lịch sử của nước Mỹ.
" alt=""/>Bùng binh dưới biển đầu tiên trên thế giới