Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, hội sách diễn ra từ ngày 17- 21/4, có nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn dành cho người dân và bạn đọc trải nghiệm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định, sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố sách Hà Nội đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Phố sách ngày càng phát triển, khắc phục những tồn tại; cùng các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhân tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện phát triển văn hóa đọc, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và độc giả.
Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, chỉ tính 3 tháng đầu năm 2024, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra thành công 16 sự kiện về sách; 15 sự kiện về triển lãm ảnh, chương trình nghệ thuật và workshop tương tác; đã có gần 50.000 lượt người tham gia.
Đặc biệt, chuỗi sự kiện “Phố sách cuối tuần” được tổ chức thường xuyên vào thứ Bảy và Chủ nhật đã thu hút được hàng nghìn độc giả, trẻ em đến với không gian này để được nghe, hướng dẫn cách đọc sách, chọn sách, tạo thói quen đọc sách mỗi ngày.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã trao giải thưởng hội thi Xếp sách nghệ thuậtvà Vẽ tranh theo nội dung cuốn sách em yêu, đồng thời tiếp nhận tác phẩm từ các đơn vị trao tặng tủ sách cộng đồng Con tàu tri thức đặt tại Phố sách Hà Nội.
Trong thời gian diễn ra hội sách, có nhiều sự kiện giới thiệu sách, giao lưu tác giả, tác phẩm, nói chuyện chuyên đề về sách và văn hóa đọc, hướng dẫn kỹ năng đọc sách, phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin về sách.
Để tri ân độc giả, các đơn vị xuất bản, nhà sách cũng tổ chức nhiều chương trình ưu đãi, hoạt động tương tác với bạn đọc ngay tại gian hàng với nhiều phần quà tri thức hấp dẫn.
Ảnh: BTC
Sinh năm 1967, ít ai biết được rằng một đạo diễn chuyên làm hoạt hình như Pierre Coffin từng bị bố cấm xem phim hoạt hình khi còn nhỏ. Lý do được đưa ra là bởi theo bố của Coffin, phim hoạt hình khá “bị động” và nhạt nhẽo. Lớn lên, Coffin có sở thích với chơi nhạc, đọc sách và vẽ vời song ông chưa từng nghĩ sẽ theo đuổi hội họa vì nghĩ rằng mình không có tài. Chỉ khi được bạn bè ủng hộ và thuyết phục, Coffin mới chủ động học một số lớp vẽ để nâng cao trình độ.
Năm 1990, Coffin theo học trường hội họa Gobelins tại Paris, Pháp và bắt đầu theo đuổi con đường sản xuất phim hoạt hình. Ông đảm nhận vai trò thiết kế nhân vật, bối cảnh trước khi chính thức trở thành đạo diễn phim. Kẻ trộm mặt trăngđược xem là sản phẩm lớn đầu tay của ông kết hợp cùng đạo diễn Chris Renaud.
Về phần Renaud, vị đạo diễn sinh năm 1966 đã có đam mê bất diệt với nghệ thuật từ khi còn đi học. Thời cấp 2, ông đã nhận thiết kế kỷ yếu, tuần san của trường và mong muốn trở thành một tác giả truyện tranh trong tương lai. Mơ ước này đã trở thành sự thật sau khi Renaud chính thức được cả Marvel và DC Comics chiêu mộ về làm việc vào năm 1989.
Hoạt động đến năm 2005, Renaud chuyển hướng sang làm họa sĩ storyboard cho nhiều tác phẩm như Robots, Ice Age… Đến năm 2010, Renaud chính thức có phim đầu tay với vai trò đạo diễn là Kẻ trộm mặt trăngcùng Coffin. Trong phim, ông cũng tham gia lồng tiếng cho Minion tên Dave.
Sau thành công của phần 1, cặp đôi đạo diễn tiếp tục “cầm trịch” Kẻ trộm mặt trăng. Sang phần 3, Coffin làm đạo diễn còn Renaud giữ vai trò giám đốc sản xuất. Cách làm việc này tiếp tục duy trì sang 2 phần phim riêng của Minion. Cặp bài trùng đã làm nên thành công vang dội, đưa Kẻ trộm mặt trăngtrở thành loạt phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại và là biểu tượng của Illumination.
Tuy nhiên bước sang phần 4 Kẻ trộm mặt trăng sắp tới, Pierre Coffin và Chris Renaud sẽ đổi vai trò cho nhau. Chiếc ghế đạo diễn lần này thuộc về duy nhất một mình Renaud trong khi Coffin sẽ giữ nhiệm vụ sản xuất phim, cũng như lồng tiếng cho các Minions như trước giờ.
Kẻ trộm mặt trăngcó thể được xem là “niềm kiêu hãnh” của Illumination, khi loạt phim hoạt hình này liên tục mang về những thành công không tưởng suốt gần 15 năm. Bắt đầu từ phần đầu năm 2010, cả thương hiệu Kẻ trộm mặt trăngđã thu về tổng cộng 4,6 tỷ USD toàn cầu, là loạt phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Đặc biệt vào năm ra mắt, các phim của Kẻ trộm mặt trăngđều lọt top đầu doanh thu cả năm, lần lượt với phần 1 (hạng 9 cả năm 2010 với 543,6 triệu USD) phần 2 (hạng 3 cả năm 2013 với 970,8 triệu USD), phần 3 (hạng 4 năm 2017 với 1.034 tỷ USD) và cũng là phim hoạt hình có doanh thu cao thứ 4 mọi thời đại. Riêng Kẻ trộm mặt trăng 2 còn là phim sinh lời nhất trong 101 năm hoạt động của công ty mẹ Universal Pictures.
Quỳnh An
Nối tiếp truyền thống đó, TBT Báo VietNamNet khẳng định, năm nay chương trình vẫn giữ hồn cốt của kho tàng âm nhạc Việt Nam nhưng có sự đổi mới để tiếp tục đưa Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023đến gần hơn với công chúng.
Nhiều điểm mới trong 'Điều còn mãi 2023'
“Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023lần đầu tiên có Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh, đơn vị phối hợp sản xuất IBgroup”, ông Nguyễn Văn Bá nói.
Chia sẻ về những điều mới mẻ của chương trình, TBT Báo VietNamNet cho biết, với Điều còn mãi 2023, nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng không chỉ biên tập mà còn chuyển soạn, hòa âm và phối khí cho toàn bộ các tác phẩm. Điều này tạo nên tính thống nhất về kịch bản âm nhạc.
Ngoài ra, đội ngũ sản xuất chương trình cũng bàn bạc kỹ khi quyết định mời Đồng Quang Vinh làm nhạc trưởng.
“Sau khi tìm hiểu về Đồng Quang Vinh, tôi thấy phong cách và con người của anh khá thú vị. Chia sẻ điều này với ê-kíp, tôi đều nhận được sự đồng tình. Hơn nữa, Đồng Quang Vinh được đào tạo tại Trung Quốc nên rất phù hợp với nét đặc biệt của Điều còn mãi năm nay - là đưa nhạc dân tộc vào giao hưởng”, ông Nguyễn Văn Bá cho hay.
TBT Nguyễn Văn Bá ghi nhận đóng góp của nhạc trưởng Lê Phi Phi như “tượng đài của Điều còn mãi” suốt nhiều năm qua đồng hành cùng VietNamNet. Tuy nhiên, với mong muốn giới thiệu những gương mặt mới, những nhạc trưởng tài năng thì việc mời Đồng Quang Vinh là lựa chọn phù hợp.
“Thông qua chương trình giới thiệu thêm được một nhạc trưởng tài năng cho nền âm nhạc Việt Nam, tôi nghĩ anh Lê Phi Phi sẽ rất vui. Kết quả mà nhạc trưởng Lê Phi Phi đã để lại cho Điều còn mãisẽ là động lực để Đồng Quang Vinh lan toả hơn nữa tới công chúng”, ông Nguyễn Văn Bá khẳng định.
Là gương mặt thân thuộc của Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi, NSƯT Trịnh Tùng Linh cảm thấy thiếu vắng khi 2 năm trước do dịch bệnh mà chương trình không thể tổ chức.
“Những năm không tổ chức Điều còn mãi, đến tháng 8 tôi cứ nhớ nhung, bồi hồi. Hoà nhạc diễn ra lúc 14h là điều rất đặc biệt bởi dàn nhạc thường chơi vào buổi tối.
Không giống như nhiều chương trình khác, trước khi Hoà nhạc Quốc giaĐiều còn mãidiễn ra khoảng 10 ngày, điện thoại của tôi réo liên tục, thậm chí phải lấy sổ ghi chép ai đăng ký xin vé, ai nên mời hay không vì số vé có hạn. Có nghĩa là không phải tôi mà tất cả mọi người đều háo hức chờ đợi.
Chúng tôi luôn muốn được tham gia những sự kiện ý nghĩa như thế nên động viên nhau, bằng mọi cách để giữ được chương trình, khó khăn mấy cũng phải làm. Tất nhiên, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam chỉ đóng góp chút công sức nhỏ bé, quan trọng là người đứng đầu chương trình - TBT báo VietNamNet”, NSƯT Trịnh Tùng Linh bày tỏ.
![]() | ![]() |
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và ca sĩ Đỗ Tố Hoa.
Tự tin làm hết mình, tạo ra nét riêng của 'Điều còn mãi'
Tại họp báo, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh nhận được nhiều câu hỏi về việc: Có áp lực khi là người tiếp nối nhạc trưởng Lê Phi Phi?, anh hóm hỉnh cho biết “đã sống chung với rất nhiều mẹ chồng nên chịu được áp lực”.
Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh luôn coi mỗi tác phẩm khi thai nghén, xử lý xong là một sản phẩm và cần những người "mẹ chồng" nghiêm khắc thẩm định.
“Với tôi, Giám đốc âm nhạc Trần Mạnh Hùng là một 'mẹ chồng', chỉ cần sai một tí thôi mà cảm giác như ‘trời sập’. Mẹ đẻ tôi cũng như mẹ chồng, lúc đi học không được điểm 10 là không vừa lòng.
Dưới những ách 'mẹ chồng' như vậy, tôi thấy phải có trách nhiệm với bản thân, tập trung làm việc hết sức. Điều đó khiến tôi tự tin để làm tốt, nỗ lực hết mình và tạo ra nét riêng ở Điều còn mãi”, nhạc trưởng Đồng Quang Vinh tâm sự.
Không dám nhận là sẽ “vượt nhạc trưởng Lê Phi Phi” nhưng Đồng Quang Vinh khẳng định coi chất lượng chương trình là trên hết.
“Quá trình chuẩn bị, chúng tôi phải nhập tâm vào đó, sống với tác phẩm, luyện tập để diễn giải sao cho khán giả cảm nhận được cái hồn của tác phẩm. Có những tác phẩm tôi đã thực sự lên đồng, quên mất mình là ai khi biểu diễn. Nhiều người không rõ vai trò của nhạc trưởng, chỉ thấy anh ấy múa đũa ‘có vẻ nhàn’ nhưng thực sự phía sau đó muôn vàn khó khăn", Đồng Quang Vinh trải lòng.
Lần đầu tiên hát trong Điều còn mãi, Đỗ Tố Hoa thể hiện niềm vui vì được tham dự một chương trình rất quan trọng.
Là ca sĩ mặc áo lính, với Đỗ Tố Hoa, tất cả mọi việc được giao đều là nhiệm vụ nên luôn đau đáu để có những tác phẩm hay nhất tới khán giả.
“Tôi biết hát trước khi biết nói, coi việc lên sân khấu là lúc được hưởng thụ nhất. Tôi không thích sự nhạt nhoà, lên sân khấu phải ghi lại dấu ấn cho khán giả. Do vậy, tôi rất hồi hộp khi được mời tham gia chương trình.
Khi coi nhiệm vụ này là quan trọng, tôi sẽ dành tâm thế tốt nhất để biểu diễn. Ngoài giọng hát, cách trình diễn cũng vô cùng quan trọng, từ ánh nhìn, động tác, tôi sẽ không bỏ sót giây phút nào khi được đứng trên sân khấu Điều còn mãi”, Đỗ Tố Hoa tâm sự.
Lần đầu tiên đồng hành cùng VietNamNet, ông Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch IBgroup Việt Nam, bày tỏ sự hãnh diện vì đây là chương trình hòa nhạc quốc gia, tất cả những tác phẩm âm nhạc có giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước đều được chuyển thể sang nhạc giao hưởng - dòng nhạc bác học khiến ai cũng háo hức.
“Đây là lần đầu chúng tôi bắt tay trực tiếp sản xuất một chương trình hòa nhạc quốc gia lớn như vậy. Âm nhạc giao hưởng thính phòng cực kỳ kén người nghe, không phải ai cũng nghe được nhưng năm nay có sự sáng tạo đặc biệt khi đưa âm hưởng nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào giao hưởng".
Tôi có niềm tin những nghệ sĩ, những người chịu trách nhiệm về chỉ huy dàn nhạc, về âm nhạc và những nhân tố hát nhạc nhẹ có thể hát thính phòng sẽ tạo nên một đêm nhạc lan tỏa rộng rãi.
Tôi tin không chỉ người chuyên nghe thính phòng mà cả những người nghe nhạc nhẹ, nhạc trẻ cũng sẽ yêu thích và có cảm xúc khi xem và nghe Điều còn mãi năm nay”, ông Dương nhận định.
Ông Dương cho biết, dù Hoà nhạc Quốc giaĐiều còn mãi không bán vé nhưng với ông, âm nhạc phải biến thành một sản phẩm, nghĩa là phải có người đón nhận.
“Điều còn mãi không giống chương trình doanh thu bán vé tôi đã làm. Nhưng cuối cùng vẫn là cảm xúc của khán giả - đó mới là điều giá trị nhất. Tất cả các nghệ sĩ, các anh các chị tham gia chương trình gần như là không lấy cát-sê. Điều đó chứng tỏ họ yêuĐiều còn mãi,sẵn sàng làm vì cộng đồng, vì đam mê, lan tỏa nghệ thuật tới công chúng. Tôi tin tâm huyết, cái hồn của Điều còn mãisẽ lan tỏa”, ông Dương khẳng định.
'Nhà em ở lưng đồi' - Đỗ Tố Hoa, Đồng Quang Vinh:
Bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng đi cùng năm tháng như:Bóng cây Kơ Nia(Phan Huỳnh Điểu), Trăng sáng đôi miền (An Chung), Áo mùa đông(Đỗ Nhuận), Đất nước lời ru (Văn Thành Nho), Giai điệu Tổ quốc(Trần Tiến), Tổ quốc yêu thương(Hồ Bắc), Lên ngàn (Hoàng Việt),Đàn chim Việt(Văn Cao) được phối khí mới, Hòa nhạc quốc giaĐiều còn mãinăm nay còn giới thiệu ca khúc mới được nhiều người trẻ yêu thích như: My Kool Việt Nam(Thanh Bùi) và Những trái tim Việt Nam (Phương Uyên). Điều còn mãi2023 quy tụ các ca sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng cổ điển như: NSƯT Đăng Dương, Phạm Thu Hà, Đỗ Tố Hoa, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác. Bên cạnh đó, ca sĩ Tùng Dương, nhóm nhạc Oplus cũng có khả năng thích ứng với dàn nhạc giao hưởng sẽ tham gia để tạo nên sự đa dạng về màu sắc giọng hát. Sự góp mặt của Dàn Nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn hợp xướng Kosmos Operavà NSƯT Lệ Giang nghệ sĩ độc tấu đàn bầu và jazz, nghệ sĩ saxophone An Trần, nghệ sĩ trống sấm Trương Thị Thu Hà cũng là một cách để giới thiệu với công chúng những nghệ sĩ tài năng của nước nhà, nhằm hướng Điều còn mãi 2023tới một không gian âm nhạc vừa sang trọng nhưng vẫn hiện đại và truyền thống. |