Vắng mặt ở 2 lượt trận đầu vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2022 của tuyển Việt Nam, Công Phượng cuối cùng cũng trở lại khi vừa có mặt tại Hà Nội tập luyện với U22 Việt Nam cho tới ngày 16/9 tới.
Sự có mặt của CP10 như thường lệ mang đến niềm hy vọng lớn cho người hâm mộ tuyển Việt Nam sau khi chứng kiến các thất bại mới đây của đội nhà trước Saudi Arabia, Australia tại vòng loại World Cup.
![]() |
Công Phượng trở lại mang nhiều hy vọng |
Hy vọng rất lớn, đồng thời cũng khiến người hâm mộ, HLV Park Hang Seo thêm nhớ nhung chân sút đang khoác áo HAGL là bởi trong những trận đấu vừa qua hàng công của tuyển Việt Nam chơi dưới sức, đặc biệt là Văn Đức.
Bởi vậy, khi Công Phượng giải quyết xong việc gia đình và có mặt sẵn sàng hội quân cùng tuyển Việt Nam chuẩn bị cho các trận đấu gặp Trung Quốc, Oman bài toán ghi bàn đối với HLV Park Hang Seo xem ra cũng kỳ vọng giảm đi nhiều trong thời gian tới.
... câu hỏi lớn cho chính chân sút HAGL
Sự có mặt của Công Phượng mang đến cho HLV Park Hang Seo nhiều hy vọng, khi những trận đấu vừa qua Văn Đức vẫn chơi tương đối kém, trong khi Tiến Linh đá dưới sức.
Nhưng sự trở lại của CP10 cũng mang đến khá nhiều dấu hỏi lớn dành cho chính chân sút người xứ Nghệ, bởi tính từ thời điểm chia tay tuyển Việt Nam đến lúc này hơn 2 tháng để vấn đề phong độ, thể lực cũng phải được đặt ra.
![]() |
nhưng có giải quyết khó khăn cho HLV Park Hang Seo được hay không lại phải chờ thời gian trả lời |
Vấn đề thể lực có thể sớm được giải quyết, bởi trên thực tế chân sút được HLV Park Hang Seo rất “cưng” này vẫn duy trì tập luyện đều đặn, cũng như sớm lấy lại trong những ngày tập luyện cùng U22 Việt Nam.
Nhưng phong độ thì lại khác, với 6 bàn thắng ở V-League mùa giải 2021 rõ ràng CP10 được HLV Park Hang Seo và tuyển Việt Nam kỳ vọng rất lớn cho vòng loại World Cup 2022.
Tuy nhiên, ở các trận đấu cuối cùng tại vòng sơ loại thứ 2 World Cup 2022 tại UAE hồi tháng 6 những gì mà Công Phượng để lại thực sự không quá ấn tượng giống như kỳ vọng của HLV Park Hang Seo lẫn người hâm mộ.
Càng đáng phải lo lắng, bởi cả hành trình tại vòng sơ loại thứ 2 World Cup 2022, chân sút này chỉ được thuyền trưởng người Hàn Quốc xếp đá chính 2 trận, thay người 5 lần với tổng cộng 302 phút nhưng chỉ có được một pha lập công vào lưới Indonesia.
Chơi hay ở CLB, nhưng khi lên tuyển Việt Nam chân sút được yêu mến, kỳ vọng nhất của HLV Park Hang Seo lại khiến ông thầy người Hàn Quốc gặp khó vì ít không đảm bảo được năng lực như tại V-League hay các buổi tập.
Đây là lý do vì sao mà CP10 thường xuyên phải ngồi dự bị trên tuyển Việt Nam trong thời gian vừa qua, kể cả khi Văn Đức đá tệ khiến tất cả phải lo ngại cho tiền đạo của bầu Đức ở lần trở lại này.
Hy vọng với việc “lên chức” và cả khoảng lặng khi lần đầu tiên vắng mặt trong giai đoạn đầu chiến dịch tại vòng sơ loại thứ 3 World Cup 2022 là động lực cho Công Phượng làm cú hích. Chỉ khi đó CP10 mới giúp được thầy Park, cbằng không xem ra lại nhàn nhạt như trước đây. Đợi mà xem!
Xuân Mơ
Tuyển Việt Nam xứng đáng nhận lời khen về tinh thần, tỉ số trước Australia, nhưng nếu chỉ nhìn vào điều đó có lẽ thầy trò HLV Park Hang Seo khó mà tiến xa.
" alt=""/>Công Phượng trở lại tuyển Việt Nam. cú hích hay chỉ để điểm danh?ThS Ngô Trí Trung, Phó trưởng phòng Công tác Học sinh Sinh viên, Khoa Quốc tế (ĐHQG Hà Nội)
Học đại học có thật sự cần thiết?
Theo ThS Trung, thay vì bắt đầu với việc chọn trường đại học trước rồi mới chọn ngành, thí sinh cần phải hiểu điều mình thực sự đam mê là gì; mình phù hợp với ngành nghề nào.
“Nếu bạn không thực sự hiểu bản thân mình đang cần gì thì bạn sẽ không đủ sự kiên định để bước tiếp trên con đường mà mình lựa chọn”.
Nam giảng viên cũng cho rằng, trường đại học sẽ mang đến ảnh hưởng nhất định đối với quãng đường của người học sau này, nhưng đây không phải là con đường duy nhất để chuẩn bị cho 40 năm tiếp theo của cuộc đời.
Do đó, thí sinh nên bắt đầu với việc tìm hiểu rõ bản thân mình muốn gì, sau đó liên hệ điều đó với một ngành nghề cụ thể và bước cuối cùng là mới nên chọn trường đại học để giúp bản thân tiếp cận với ngành nghề đó.
“Khi làm thêm cho một tổ chức xã hội ở Mỹ, tôi đã từng gọi điện cho rất nhiều anh chị người Mỹ để hỏi tại sao họ lại thấy ngành này có giá trị? Tại sao với họ, ngành này lại đem tới hạnh phúc? Hàng ngày, anh chị làm những gì, học được những gì? Điều gì trong công việc khiến anh chị vui/ buồn mỗi ngày?”, ThS Trung chia sẻ.
Để có thêm thông tin về ngành học, theo ThS Trung, người học nên hỏi kinh nghiệm của những anh chị đi trước, những người đã làm trong nghề để giúp mình có cái nhìn tổng quan nhất.
Tiêu chí nào để chọn một trường đại học phù hợp?
Bên cạnh đó, ThS Trung cũng cho rằng, điều quan trọng nhất khiến học sinh chưa có tâm thế đúng đắn khi lựa chọn trường đại học là các em chỉ lo lắng không có đủ sức và không đủ tốt để vào trường.
Thay vào đó, học sinh hãy tiếp cận theo hướng ngược lại: Liệu trường học sẽ cho chúng ta được điều gì? Liệu trường có giúp cho chúng ta được nhiều điều như kỳ vọng không? Liệu trường có những giá trị mà chúng ta tìm kiếm hay không?
“Trường đại học không phải là nơi làm khó chúng ta. Mục đích của trường đại học là cho chúng ta giá trị hỗ trợ trung chuyển cho các bước tiếp theo của cuộc đời. Một môi trường đại học tốt là nơi có thể cung cấp cho sinh viên các kỹ năng từ sớm bên cạnh việc giảng dạy kiến thức.
Người học nên mạnh dạn hỏi ngôi trường mà mình định theo học xem trường sẽ cho mình kỹ năng và trải nghiệm như thế nào.
Ví dụ: “Lần gần nhất trường làm hoạt động gì và làm như thế nào? Bao nhiêu bạn sinh viên ra trường làm việc đúng ngành nghề? Tại sao em nên chọn trường mình? Trường có những cơ hội/hoạt động nào? Câu lạc bộ nào để cho em rèn luyện những kỹ năng? Những kỹ năng đó cụ thể là gì? Lần gần nhất trường tổ chức cuộc thi cho sinh viên là khi nào? Năm nhất em có được định hướng về nghề nghiệp không? Trường đang có danh mục hợp tác với bao nhiêu doanh nghiệp?…
Khi các em đưa ra được đáp án cho những câu trả lời đó thì mọi thứ sẽ rõ ràng hơn cho câu hỏi nên theo học ngôi trường nào”, ông Trung nói.
Ngoài việc lấy thông tin từ cán bộ tuyển sinh của trường, một kênh thông tin hữu hiệu khác, theo ông Trung, chính là những người làm trong ngành, là cựu sinh viên của trường. Đây đều là những chia sẻ chân thật nhất về trường.
“Hãy tránh chọn trường có điểm đầu vào cao, khiến mình có cảm giác tự hào vì thấy mình giỏi, nhưng khi ra trường lại chưa chắc mình đã giỏi như mình tưởng. Thay vào đó hãy chọn cho mình một ngôi trường mà khi từ đầu vào mình đang dừng ở nấc “3-4”, đến khi ra trường sẽ được ở nấc “7-8”.
Giá trị bản thân không nằm ở danh hiệu trên tấm bằng. Bởi dù các bạn có học tập tại một ngôi trường tốt nhất thì khi đi làm mới là lúc chúng ta học thực sự. Môi trường đại học chỉ là chất xúc tác, còn điều quan trọng vẫn là những nỗ lực của chính bản thân mình”, ThS Trung chia sẻ.
Thời Vũ
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có 1/3 số lượng nguyện vọng đăng ký vào nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý. Trong khi đó, ở ngành Giáo dục mầm non, lượng nguyện vọng đăng ký thậm chí chưa đạt tới mức chỉ tiêu của các trường đề ra.
" alt=""/>Giảng viên giúp học sinh trả lời câu hỏi 'Chọn trường trước hay chọn ngành trước?'8 ngành có số lượng nguyện vong đăng ký xét tuyển bằng học bạ nhiều nhất hệ đại trà gồm: Logistic và quản lý chuỗi cung ứng: 2.943 nguyện vọng; Công nghệ thông tin: 2.291 nguyện vọng; Công nghệ kỹ thuật ô tô: 1.737 nguyện vọng; Kinh doanh quốc tế: 1.660 nguyện vọng; Thương mại điện tử: 1.272 nguyện vọng; Công nghệ điều khiển và tự động hóa: 1.199 nguyện vọng; Công nghệ thông tin: 1.152 nguyện vọng…
![]() |
Thống kê nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng học bạ |
Tuy nhiên ở hệ đào tạo nhân tài những ngành này chỉ nhận được được nhiều nhất 2 nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng học bạ.
Ông Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho hay hơn 37.000 ngyện vọng xét tuyển bằng học bạ nhưng không phải tất cả đều nguyện vọng 1, mà có thể có nhiều nguyện vọng. Tuy nhiên với tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ là hơn 3.000 thí sinh nên việc xét tuyển vào 1 số ngành là rất nóng
Lê Huyền
Hai ngày cuối nhiệm kỳ Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, PGS.TS Đỗ Văn Dũng dành cho VietNamNet một cuộc trò chuyện, về niềm vui và những trăn trở với giáo dục đại học.
" alt=""/>Hơn 37.000 nguyện vọng xét học bạ vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM