
Từ mẫu xe cỡ nhỏ, giá rẻ với thiết kế hầm hố và khả năng off-road ấn tượng, Suzuki Jimmy từng được mệnh danh là “tiểu G-Class” và có lúc làm mưa làm gió trên nhiều thị trường bởi mức giá rẻ.
Chú trọng đến khả năng offroad, nội thất của Suzuki Jimmy được thiết kế khá đơn giản và không có nhiều trang bị. Không gian rộng rãi và ghế ngồi được bố trí theo kiểu 2+2.
Tại Việt Nam, mẫu xe này được doanh nghiệp tư nhân nhập về Việt Nam với số lượng ít. Dù chỉ có mức giá khoảng 20.000 USD tại thị trường Châu Âu, nhưng tại Việt Nam mẫu xe này được bán với mức giá lên tới 1,4 tỷ đồng, mức giá từng gây tranh cãi trong giới mê xe tại thị trường Việt Nam.
Land Rover Defender: Giá cao nhất 6,31 tỷ đồng
![]() |
Land Rover Defender vừa xuất hiện tại Việt Nam. Ảnh: Phúc Vinh |
Mẫu SUV địa hình hạng sang Defender thế hệ mới lột xác hoàn toàn về thiết kế và tính năng. Vẫn giữ ngôn ngữ thiết kế cơ bắp, mạnh mẽ vốn có của biểu tượng xe việt dã nhưng nhiều chi tiết và đường nét được thiết kế lại khiến mẫu xe này khác biệt và được cho là dễ tiếp cận hơn so với thế hệ trước. Thế hệ này cũng trang bị thêm nhiều tính năng, công nghệ, hướng đến nhu cầu cá nhân hóa.
Land Rover cho biết, Defender được sản xuất với cấu trúc liền khối bằng nhôm nhẹ và cứng nhất từ trước đến nay.
Tại Việt Nam, mẫu xe được phân phối chính hãng với giá bán từ 3,855 tỷ đồng và bản cao nhất có giá 6,31 tỷ đồng.
Mercedes-AMG G 63: Giá 10,8 tỷ đồng
Mercedes-AMG G 63 có giá hơn 10 tỷ đồng. Ảnh: Mercedes - Benz |
Có thể coi Mercedes-AMG G 63 là mẫu xe địa hình đắt giá và đáng mơ ước nhất ở thị trường Việt Nam. Ông vua off-road này có mức giá lên tới hơn 10 tỷ đồng và được nhiều đại gia Việt ưa chuộng.
G-Class sở hữu ngoại hình hầm hố, cơ bắp và cả khả năng vận hành mạnh mẽ, hỗ trợ người lái tối đa trong việc chinh phục những địa hình khó.
Ở thế hệ mới, nhiều chi tiết thiết kế trên phiên bản G 63 thay đổi khiến mẫu xe mặc dù vẫn giữ được thiết kế đặc trưng, nhưng hiện đại hơn.
Ông vua địa hình này sử dụng động cơ tăng áp kép V8 4.0L. Khối động cơ này sản sinh công suất 577 mã lực và mô-men xoắn 850 Nm.
Mercedes-AMG G 63 được phân phối chính hãng với giá bán niêm yết hơn 10,8 tỷ đồng.
Hoàng Nam
Những tài xế mới hoặc lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân. Dưới đây nhiều gợi ý để lái xe an toàn và thú vị hơn.
" alt=""/>Xe SUV địa hình tiền tỷ ở Việt Nam>> Căn hộ siêu sang ì ạch thoát hàng, đại gia ôm tiền rời Hà Nội?
>> Giật mình: Nghìn người mua nhà bị ‘hớ’
Nội dung này được đưa ra tại báo cáo thị trường nhà ở Việt Nam chủ đề Tầm nhìn và triển vọng do Savills Việt Nam vừa công bố. Báo cáo đã phác hoạ về chân dung người mua nhà trong giai đoạn 2013-2017.
Theo khảo sát của đơn vị này, thị trường nhà ở Việt Nam bị chi phối bởi 3 nhóm đối tượng: người đầu tư, người mua nhà để ở và giới đầu cơ.
Trong khi khoảng gần 90% nhà hạng C tại cả TP.HCM và Hà Nội được mua để ở thì hai phân khúc trung và cao cấp (hạng A) lại chịu sự chi phối mạnh của giới đầu tư. Cụ thể, các nhà đầu tư chiếm 45 và 40% tổng giao dịch nhà hạng B tại TP.HCM và Hà Nội. Các con số trên với nhà hạng A chiếm thế thượng phong lần lượt lên tới 65 và hơn 70%.
![]() |
Hơn 70% giao dịch nhà ở cao cấp tại Hà Nội do giới đầu tư chi phối trong khi đó con số này tại TP. HCM là khoảng 65% (Nguồn: Savill Việt Nam). |
Cũng theo Savills Việt Nam, mặc dù giới đầu tư chiếm lĩnh thị phần nhà ở cao cấp và trung cấp nhưng dự báo thời gian tới (2020), nhà ở bình dân (giá rẻ) sẽ trở thành tâm điểm TP.HCM và nhà ở trung cấp sẽ dẫn dắt thị trường Hà Nội. Vào năm 2020, tại TP.HCM, dự kiến có đến 61% nguồn cung là nhà ở bình dân, còn tại Hà Nội dự kiến nhà ở trung cấp chiếm tới 52% nguồn cung.
Báo cáo thị trường nhà ở Việt Nam của công ty tư vấn bất động sản Savills còn tiết lộ giá nhà ở trung bình tại TP.HCM năm 2017 là hơn 1.400 USD/m2. Trong khi đó, giá nhà trung bình tại Hà Nội là gần 1.300 USD/m2.
Tuy nhiên, báo cáo lại cho thấy xu hướng biến động trái ngược về giá nhà tại hai thành phố lớn nhất cả nước trong 5 năm qua. Cụ thể, giá nhà tại TP.HCM đạt mức 1.200 USD/m2 năm 2013 và tăng trưởng liên tục trong 3 năm, chạm đỉnh gần 1.500 USD/m2 trước khi sụt giảm vào năm 2017.
![]() |
Theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở hiện chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân (Ảnh: Chỉ số giá căn hộ tại Hà Nội, TP. HCM theo Savill Việt Nam). |
Ngược lại, tại thị trường Hà Nội, giá nhà bình quân năm 2013 đạt gần 1.400 USD/m2 nhưng sụt giảm trong 2 năm liền và xuống dưới mức 1.200 USD/m2 năm 2015 rồi khôi phục trở lại gần 1.300 USD/m2 trong 12 tháng tiếp theo và hầu như không tăng trong năm 2017.
Trong khi đó, đánh giá về giá cả hàng hóa bất động sản trong báo cáo gửi Quốc hội về các vấn đề của ngành, Bộ Xây dựng cho rằng, giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân. Cơ cấu hàng hóa bất động sản đang có sự lệch pha nhất là nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM lại đang thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, thiếu nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
Bộ này cũng cho biết, thời gian tới, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư…
Hồng Khanh
Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), trên thị trường bất động sản, đã xuất hiện tình trạng “loạn” danh xưng “chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang” để “câu khách” với giá khủng.
" alt=""/>Giới đầu tư nắm 70% nhà ở cao cấpTheo tờ Nikkei Asian Review, trong năm 2018, ở Nhật có 8,46 triệu căn nhà không có người ở, một con số cao chưa từng thấy. Đây là dữ liệu được đưa ra trong một báo cáo được Chính phủ nước này thực hiện 5 năm một lần. So với báo cáo năm 2013, số nhà trống ở Nhật đã tăng thêm 260.000 căn.
![]() |
Một căn nhà bị bỏ hoang ở Kagawa, Nhật Bản đã được tu sửa với sự hỗ trợ của sinh viên đến từ Hà Lan - Ảnh: Nikkei Asian Review. |
Báo cáo của Chính phủ Nhật chia nhà không có người ở thành hai loại: một loại được dành để cho thuê hoặc bán trong tương lai; và loại còn lại. Trong cuộc khảo sát mới nhất, số căn nhà trống thuộc loại thứ hai đã lên tới 3,47 triệu căn, tăng hơn 9% so với hồi năm 2013.
Ngoài dân số lão hóa, tình trạng số nhà bỏ trống tăng cao ở Nhật Bản còn do hoạt động xây dựng ồ ạt. Trong tài khóa 2018, có khoảng 950.000 căn nhà mới được khởi công ở Nhật, tăng 0,7% so với năm trước đó.
Tỷ lệ nhà bỏ trống ở Nhật đạt mức cao nhất ở tỉnh Yamanashi, nơi có phần phía bắc của núi Phú Sỹ, với 21,3% số nhà ở tỉnh này không có người ở. Tỷ lệ tương tự ở tỉnh Wakayama là 20,3%, còn ở tỉnh Nagano là 19,5%.
Nhiều khoản tiền mặt lớn đã được phát hiện và giao nộp cho cảnh sát khi phá dỡ những căn nhà vô chủ ở Nhật Bản, và điều này phản ánh cuộc sống cô đơn, không có người thân bên cạnh trong những năm tháng cuối đời của nhiều người già ở nước này. Khi một căn nhà hoang bị phá dỡ ở Tokyo vào năm 2018, số tiền tương đương 200.000 USD đã được phát hiện.
"Có thể đó là do người già phải sống một mình. Số tiền đó có thể là một khoản tiết kiệm bí mật của họ", ông Hideto Kone, một quan chức của Chính phủ Nhật chuyên về giải quyết tài sản của những người quá cố không có thân nhân, phát biểu.
Do không tìm được chủ nhân thực sự của số tiền, và những người phát hiện số tiền đã nộp lại cho cảnh sát, số tiền cuối cùng đã được trao cho chính quyền địa phương. Năm 2018, chính quyền thành phố Tokyo đã nhận được tổng cộng khoảng 560 triệu Yên, tương đương 5 triệu USD, như vậy.
Vào năm 2015, Nhật Bản đã thông qua một đạo luật nhằm giải quyết tình trạng số nhà bỏ trống gia tăng. Kể từ khi có đạo luật này đến tháng 10 năm ngoái, chính quyền các địa phương ở Nhật đã hối thúc chủ sở hữu tiến hành sửa chữa hoặc phá bỏ 708 ngôi nhà. Trong đó, chính quyền đã xử lý 118 căn nhà không tìm được chủ.
Chi phí cho việc sửa chữa hoặc phá dỡ nhà đều do chủ sở hữu chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc tìm được người chủ là rất khó.
Chính quyền các địa phương không vì thế mà khoanh tay đứng nhìn, mà trở nên sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, một thành phố đã biến khu đất trống sau khi một căn nhà hoang bị dỡ bỏ thành một công viên. Bằng cách cho phép chính quyền địa phương dùng khu đất này làm công viên, chủ sở hữu của căn nhà hoang được miễn thuế tài sản 5 năm.
Các công ty tư nhân cũng nhận thấy cơ hội. Katitas, một công ty môi giới nhà đã qua sử dụng, đã mua lại những căn nhà đơn không có người ở, nâng cấp và bán lại với giá 10-15 triệu Yên mỗi căn.
Trên khắp nước Nhật đều có những công ty cung cấp thông tin về những ngôi nhà không có người ở cho thuê hoặc bán lại. Các tổ chức phi lợi nhuận đã biến nhiều căn nhà như vậy thành quán café hoặc nhà trọ. Sử dụng những căn nhà này cho dịch vụ thuê phòng Airbnb hoặc các dạng thuê ngắn hạn khác cũng đang được cân nhắc.
So với ở một số quốc gia khác, lượng nhà bị bỏ trống ở Nhật Bản vẫn còn thấp hơn. Một cuộc khảo sát hồi năm 2017 ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ nhà bị bỏ trống tại các thành phố của nước này là 1/5, đồng nghĩa với 65 triệu căn nhà không có người ở, hãng tin Bloomberg cho hay.
Theo VnEconomy
Từng được xem là nơi nghỉ dưỡng của vua, hoàng hậu và các quan thời Bảo Đại, thế nhưng sau gần chục năm đóng cửa để triển khai khu nghỉ dưỡng cao cấp; khu du lịch Bảo Đại hiện chỉ là một công trường bị băm nát, nham nhở.
" alt=""/>Phá dỡ nhà hoang, bất ngờ nhặt được hàng triệu USD vô chủ